Hẹp Van 2 Lá | Columbia Asia Hospital - Vietnam

Skip to main content Home > Vn > Ban Tin Suc Khoe > Hẹp van 2 lá February 18, 2022Hiện nay, bệnh hẹp van hai lá vẫn đang chiếm đa số các trường hợp bệnh về van tim. Bệnh thường diễn tiến kéo dài cả đời, ban đầu bệnh diễn tiến thường không đi kèm với triệu chứng nhưng về sau thì để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh hẹp van hai lá cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như suy tim, rung nhĩ...  1. Tổng quan Van hai lá là van nằm giữa tâm nhĩ trái ở trên và tâm thất trái ở dưới. Bình thường, Van này mở ra đủ để máu có thể chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Sau đó, nó đóng lại, giữ cho máu không chảy ngược lại.   Hẹp van hai lá là tình trạng van không thể mở đủ, làm giảm lưu lượng máu từ tâm nhĩ trái đến tâm thất trái. Kết quả là, áp lực ở tâm nhĩ trái tăng lên, máu và dịch có thể tích tụ trong mô phổi (phù phổi), dẫn đến khó thở và mệt mỏi. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng.  2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh hẹp van hai lá?
  • Sốt thấp khớp: hầu hết bệnh hẹp van hai lá là do sốt thất khớp gây ra. Đây là một căn bệnh có thể phát triển sau một đợt bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt ban đỏ Lupus không được điều trị đúng cách. Các vấn đề về van tiến triển chậm sau khi bị sốt thấp khớp từ  5 đến 10 năm hoặc hơn. Các triệu chứng có thể không xuất hiện trong thời gian dài.
Một số nguyên nhân khác gây hẹp van hai lá ở người lớn, nhưng khá hiếm như:
  • Tích tụ canxi xung quanh van hai lá, nó  phổ biến hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi và được gọi là hẹp van hai lá do vôi hóa.
  • Xạ trị: điều trị một số loại ung thư cần xạ trị vào vùng ngực đôi khi có thể khiến van hai lá dày lên và cứng lại. ngực
  • Do một số thuốc
Trẻ em có thể được sinh ra với chứng hẹp van hai lá (bẩm sinh) hoặc các dị tật bẩm sinh khác liên quan đến tim gây hẹp van hai lá. Thông thường, có các dị tật tim khác đi cùng với chứng hẹp van hai lá.  3. Các triệu chứng của bệnh hẹp van hai lá là gì?   Ở Người lớn, các triệu chứng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 50, tuy nhiên đôi khi có thể không có triệu chứng. Các triệu chứng có thể xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi tập thể dục hoặc hoạt động khác làm tăng nhịp tim. Các triệu chứng có thể bắt đầu bằng một đợt rung nhĩ (đặc biệt nếu nó gây ra nhịp tim nhanh), hoặc các rối loạn tim khác, hoặc cũng có thể do nhiễm trùng ở tim hoặc phổi,. Các triệu chứng cũng có thể xuất hiện hoặc trở nặng hơn trong quá trình thai kỳ.   Các triệu chứng có thể bao gồm:
  • Khó chịu ở ngực tăng lên khi hoạt động và kéo dài đến cánh tay, cổ, hàm hoặc các khu vực khác (trường hợp này hiếm gặp)
  • Ho, có thể có đàm lẫn máu
  • Khó thở trong hoặc sau khi tập thể dục (Đây là triệu chứng phổ biến nhất.)
  • Thức dậy do khó thở hoặc khi nằm ở tư thế bằng phẳng
  • Mệt mỏi
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, chẳng hạn như viêm phế quản
  • Cảm giác tim đập thình thịch (đánh trống ngực)
  • Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân
Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, các triệu chứng có thể có ngay từ khi mới sinh (bẩm sinh). Nó hầu như sẽ luôn phát triển trong vòng 2 năm đầu đời. Các triệu chứng bao gồm:
  • Ho
  • Bú kém, hay ra mồ hôi trộm khi bú
  • Tăng trưởng kém
  • Hụt hơi
4. Hẹp van hai lá được chẩn đoán như thế nào?   Để chẩn đoán chính xác tình trạng hẹp van hai lá, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, thăm khám, dùng ống nghe để nghe tim, nghe phổi và tiến hành làm các xét nghiệm. Các phương pháp cận lâm sàng gồm:
  • Siêu âm tim: là phương tiện giúp xác định chẩn đoán hẹp van hai lá.
  • Điện tâm đồ: xác định nhịp tim và rối loạn nhịp tim, hoặc sẽ cần làm điện tâm đồ gắng sức để xem đáp ứng của tim với tình trạng gắng sức.
  • Chụp X-quang ngực: khảo sát tim to và sung huyết phổi.
  • Thông tim: tùy tình trạng, đây không là chỉ định bắt buộc.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán các bệnh lý khác để xác định tình trạng bệnh lý tim, để giúp tìm phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.   5. Hẹp van hai lá điều trị như thế nào? Tùy vào mức độ bệnh và triệu chứng mà bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp điều trị phù hợp: chỉ theo dõi, dùng thuốc, phẫu thuật,… Nếu bạn bị hẹp van hai lá nhẹ đến trung bình mà không có triệu chứng, bạn có thể không cần điều trị ngay lập tức. Thay vào đó, bác sĩ sẽ theo dõi van để xem tình trạng của bạn có xấu đi hay không.
  • Điều trị dùng thuốc: Mặc dù thuốc không thể khắc phục khiếm khuyết của van nhưng chúng có thể giúp điều trị các triệu chứng. Các thuốc lợi tiểu (để giảm dịch trong phổi), thuốc chống đông máu, thuốc điều chỉnh tần số tim, thuốc chống loạn nhịp tim, kháng sinh phòng ngừa sốt thấp.
  • Nong van hai lá bằng bóng: không cần mổ hở, phương pháp này giúp làm giảm tình trạng hẹp van, giảm triệu chứng, và cần theo dõi định kỳ đến lúc cần một phương pháp điều trị triệt để hơn.
  • Sửa van hai lá: nếu nong van bằng bóng không được lựa chọn, phẫu thuật viên tim mạch sẽ mổ hở để sửa van và phương pháp này cũng tạm thời hiệu quả cho đến khi van tái hẹp.
  • Thay van tim: trong trường hợp không thể nong van hay sửa van, người bệnh sẽ được tư vấn thay van cơ học, sinh học hay van tự thân.
Trẻ em thường cần phẫu thuật để sửa hoặc thay van hai lá.  6. Các biến chứng có thể xảy ra do hẹp van hai lá là gì?   Trong hầu hết các trường hợp, hẹp van hai lá có thể được kiểm soát bằng điều trị và cải thiện bằng phẫu thuật hoặc nong van tim. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện hoặc không được điều trị, hẹp van hai lá có thể gây ra các biến chứng:
  • Rung nhĩ và cuồng nhĩ
  • Cục máu đông đến não (đột quỵ), ruột, thận hoặc các khu vực khác
  • Suy tim sung huyết
  • Phù phổi
  • Tăng áp động mạch phổi
7. Phòng ngừa Cách tốt nhất để ngăn ngừa hẹp van hai lá là ngăn ngừa nguyên nhân phổ biến nhất của nó, sốt thấp khớp. Bạn có thể làm điều này bằng cách đảm bảo rằng bạn và con bạn đến gặp bác sĩ để khám bệnh viêm họng vì nhiễm trùng do liên cầu khuẩn mà không được điều trị có thể phát triển thành sốt thấp khớp. May mắn thay, viêm họng liên cầu khuẩn thường dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh.  8. Các phương pháp hay nhất để cải thiện kết quả   Mặc dù thay đổi lối sống không thể sửa chữa chứng hẹp van hai lá, nhưng chúng có thể làm giảm các triệu chứng của bạn hoặc giúp vấn đề không trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi chế độ ăn uống. Những điều này thường liên quan đến việc tiêu thụ ít hơn:
  • Rượu
  • Cafein
  • Các chất kích thích khác, chẳng hạn như thuốc ho và cảm lạnh
  • Muối 
Bạn nên đạt được hoặc duy trì cân nặng phù hợp và thường xuyên vận động tập thể dục theo tình trạng sức khỏe của mình, tránh tập quá sức có thể khiến các triệu chứng bùng phát. Columbia Asia Bình Dương với đội ngũ Bác sĩ Chuyên khoa Tim mạch và Đơn vị Tim mạch can thiệp giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, kết hợp với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đã giúp phát hiện nhiều trường hợp bệnh ngay từ giai đoạn đầu và đã giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.  ------------------------- Đơn vị Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương Với đội ngũ bác sĩ tim mạch Columbia có nhiều năm kinh nghiệm đã can thiệp thành công trên 1.000 ca giúp bệnh nhân có thêm lựa chọn đáng tin cậy để điều trị bệnh lý tim mạch tại bệnh viện Đặc biệt, với hệ thống máy chụp mach vành hiện đại đã giúp các bác sĩ chẩn đoán và cứu chữa kịp thời những ca bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, hở van tim…  

Related Article

THIẾU MÁU CƠ TIM BỆNH NHÂN TRẺ BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM - CHƯA TỪNG BỊ ĐAU NGỰC TRƯỚC ĐÂY Chú ý sức khỏe tim mạch mùa Covid

Hỏi Chuyên Gia

(*) là những thông tin bắt buộc Họ Tên * Contact No * Email * Bệnh Viện * - Chọn - Thông tin chungBình Dương Lời nhắn * Gửi

Từ khóa » Nguyên Nhân Gây Sa Van 2 Lá