Hẹp Van Tim 2 Lá Có Chữa được Không? Cách Phòng, Trị Bệnh

Hẹp van tim 2 lá là một căn bệnh rất nguy hiểm. Bởi vậy, nhiều bệnh nhân tỏ ra khá lo lắng khi phát hiện bản thân mắc bệnh này. Vậy căn bệnh hẹp van tim 2 lá có chữa được không và có những phương pháp nào điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh hẹp van 2 lá qua bài viết sau đây.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Bệnh hẹp van tim 2 lá là gì?
  • 2. Triệu chứng cảnh báo bạn đã mắc bệnh hẹp van tim 2 lá
  • 3. Hẹp van tim 2 lá có chữa được không?
    • 3.1 Hẹp van tim 2 lá có chữa được không phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh
    • 3.2 Hẹp van tim 2 lá có chữa được không tùy vào phương pháp điều trị
      • Điều trị nội khoa bằng thuốc
      • Các phương pháp khác
  • 4. Chẩn đoán hẹp van tim 2 lá như thế nào?
    • 4.1 Khám lâm sàng
    • 4.2 Chẩn đoán hình ảnh
    • 4.3 Kiểm tra nhịp tim bất thường
    • 4.4 Kiểm tra căng thẳng
  • 5. Làm thế nào để phòng bệnh hẹp van tim 2 lá?

1. Bệnh hẹp van tim 2 lá là gì?

Van tim 2 lá nằm giữa hai ngăn tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Máu được bơm từ tâm nhĩ trái, qua van tim 2 lá, vào tâm thất trái trên đường đến động mạch chủ. Bình thường, van tim 2 lá đóng – mở nhịp nhàng sẽ cho phép máu đi qua dễ dàng và ngăn không cho máu chảy ngược trở lại.

Bệnh hẹp van tim 2 lá là hiện tượng lỗ van 2 lá bị hẹp lại, khiến con đường máu lưu thông đến động mạch chủ bị cản trở. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như cục máu đông, mệt mỏi, khó thở, nguy hiểm nhất là suy tim.

Hẹp van tim 2 lá có chữa được không còn tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ bệnh khi phát hiện.

Bệnh hẹp van tim 2 lá có chữa được hay không còn tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ bệnh khi phát hiện.

2. Triệu chứng cảnh báo bạn đã mắc bệnh hẹp van tim 2 lá

Hẹp van tim 2 lá là căn bệnh tiến triển chậm theo thời gian. Người bệnh có thể không nhận thấy các triệu chứng trong nhiều năm đầu mắc bệnh. Vì vậy, việc thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ là yếu tố quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm.

Tuy nhiên, hẹp van tim 2 lá cũng có thể được nhận biết qua một vài dấu hiệu sức khỏe ban đầu như sau:

– Khó thở: Người bệnh có thể cảm thấy khó thở, đặc biệt là sau khi hoạt động gắng sức. Một số trường hợp bệnh nhân vẫn tiếp tục khó thở ngay cả khi đã nghỉ ngơi.

– Đau ngực, khó chịu ở phổi và ngực: Vùng ngực có thể cảm thấy căng hoặc co thắt, thậm chí đau lan ra ngoài ngực.

– Mệt mỏi: Cơ thể dễ dàng mệt mỏi khi tăng cường hoạt động thể chất.

– Sưng mắt cá chân và bàn chân: Có thể xảy ra khi dòng máu bị rối loạn.

– Hoa mắt, chóng mặt: Bệnh nhân cảm thấy choáng váng, thậm chí ngất xỉu.

– Ho ra máu.

– Hiện tượng rối loạn nhịp tim bất thường.

3. Hẹp van tim 2 lá có chữa được không?

Nhiều bệnh nhân khá lo lắng khi phát hiện bản thân mắc bệnh hẹp van tim 2 lá. Vậy căn bệnh này có chữa được không và có những phương pháp nào điều trị hiệu quả?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, hẹp van tim 2 lá có chữa được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung việc điều chữa khỏi bệnh hẹp van 2 lá là rất khó khăn.

3.1 Hẹp van tim 2 lá có chữa được không phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh

Nếu bệnh ở giai đoạn sớm, chưa có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thì có thể có thể bệnh nhân chưa cần điều trị. Thay vào đó là việc thay đổi lối sống và theo dõi sự phát triển bệnh. Việc này tuy không thể làm van tim hết hẹp nhưng có thể giúp bệnh nhân chung sống với bệnh một cách hòa bình.

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh thường phải chịu nhiều đau đớn, khó chịu do bệnh gây ra. Việc điều trị cũng trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn so với giai đoạn đầu.

3.2 Hẹp van tim 2 lá có chữa được không tùy vào phương pháp điều trị

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh hẹp van tim 2 lá. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ bệnh khi được phát hiện.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị hẹp van 2 lá phổ biến hiện nay:

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Mặc dù thuốc không điều trị dứt điểm hẹp van 2 lá nhưng chúng có thể giúp giảm hoặc ngăn chặn các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc điều trị van tim hẹp mà bác sĩ thường kê đơn bao gồm:

– Thuốc chống đông máu.

– Thuốc chống rối loạn nhịp tim để điều trị nhịp tim bất thường.

– Thuốc lợi tiểu nhằm giảm tích tụ chất lỏng thông qua tăng lượng nước tiểu.

– Thuốc chẹn beta để làm chậm nhịp tim của người bệnh.

– Thuốc kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng van tim do vi khuẩn.

Tất cả các loại thuốc này đều cần được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa, dựa trên quá trình thăm khám kỹ càng. Người bệnh cần tuân thủ và thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình dùng thuốc nếu gặp các tác dụng phụ như mệt mỏi, căng thẳng, khó thở gia tăng, bệnh nhân nên thông báo và đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các loại thuốc có thể giúp hỗ trợ giảm cá triệu chứng của bệnh hẹp van tim và hạn chế biến chứng.

Các loại thuốc có thể giúp hỗ trợ giảm cá triệu chứng của bệnh hẹp van tim và hạn chế biến chứng.

Các phương pháp khác

Trong trường hợp bệnh nặng hơn, điều trị nội khoa không đáp ứng thì các phương pháp khác có thể được sử dụng nhằm thay đổi cấu trúc van tim. Các biện pháp này tuy có thể khôi phục một phần hoặc toàn bộ chức năng van tim nhưng cũng rất dễ tái phát và gây các biến chứng nguy hiểm nên chỉ được áp dụng trong các trường hợp thực sự cần thiết.

Như vậy, tóm lại, hẹp van 2 lá là một căn bệnh rất khó để chữa khỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát.

4. Chẩn đoán hẹp van tim 2 lá như thế nào?

Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như dưới đây để chẩn đoán hẹp van 2 lá:

4.1 Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim bằng ống nghe. Ở những người hẹp van tim, tim thường phát ra những âm thanh bất thường như tiếng ầm ầm, tiếng lục cục, tiếng thổi ở tim, rối loạn nhịp tim…

4.2 Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể sử dụng nhiều xét nghiệm hình ảnh khác nhau để xác định chẩn đoán, cũng như để suy ra nguyên nhân ban đầu của bệnh. Bao gồm:

– Siêu âm tim: Sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh trực tiếp về cấu trúc và chức năng của tim. Cho đến nay, đây là xét nghiệm chẩn đoán hẹp van 2 lá được sử dụng phổ biến nhất.

– Chụp X-quang phổi: Sử dụng một lượng nhỏ bức xạ để tạo ra hình ảnh về tim và phổi.

– Siêu âm tim qua thực quản: Bác sĩ luồn một thiết bị nhỏ vào thực quản để phát ra sóng siêu âm. Siêu âm tim cho ra hình ảnh chi tiết hơn vì thực quản nằm ngay sau tim.

4.3 Kiểm tra nhịp tim bất thường

Các xét nghiệm nhằm theo dõi tim và tìm các bất thường về nhịp tim bao gồm điện tâm đồ và phương pháp Holter. Điện tâm đồ dùng để theo dõi hoạt động, tốc độ nhịp tim. Còn phương pháp Holter huyết áp là cách theo dõi huyết áp tự động trong một khoảng thời gian nhất định từ 24 – 48 giờ.

4.4 Kiểm tra căng thẳng

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện hoạt động thể lực vừa phải, sau đó theo dõi trong khi tập thể dục để xác định cách trái tim phản ứng với căng thẳng thể chất để chẩn đoán bệnh.

Hẹp van tim 2 lá là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên bệnh vẫn có thể kiểm soát bệnh nếu phát hiện và điều trị từ sớm.

Hẹp van tim 2 lá là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên bệnh vẫn có thể kiểm soát bệnh nếu phát hiện và điều trị từ sớm.

5. Làm thế nào để phòng bệnh hẹp van tim 2 lá?

Để có một trái tim khỏe mạnh, mỗi chúng ta nên thay đổi lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện và thăm khám sức khỏe thường xuyên.

– Bỏ thuốc lá, tốt nhất nên tránh xa khói thuốc.

– Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và hạn chế natri.

– Nên thực hiện các hoạt động tập thể dục nhẹ và chơi một số môn thể thao hàng ngày, nhưng không nên quá sức.

– Giữ cân nặng hợp lý hoặc giảm cân nếu cần thiết.

– Thăm khám sức khỏe định kỳ để đánh giá hoạt động van tim, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển xấu.

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã biết hẹp van tim 2 lá có chữa được không và phương pháp điều trị là gì? Thực tế, hẹp van tim 2 lá là căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị khỏi nhưng nếu chúng ta chủ động tầm soát từ sớm thì có thể ngăn chặn được những biến chứng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ý thức chăm sóc sức khỏe tim mạch của người bệnh cùng với sự đồng hành của các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp các bệnh nhân sẵn sàng “đối mặt” với căn bệnh này.

Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Hẹp Van 2 Lá