Herodotus Nhà Sử Học Lừng Danh Thời Cổ Hy Lạp
Herodotus là nhà sử học người Hy Lạp và là một trong những sử gia nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. Herodotus sinh trưởng ở Halicarnasse nơi giao lưu của nhiều luồng văn minh Đông – Tây. Ông được tiếp thu một nền giáo dục chu đáo và lớn lên dưới sự sùng kính Homère (tác giả của trường ca nổi tiếng Iliat và Odicer).
Năm sinh, năm mất: 480 TCN – 420 TCN
Trong thời niên thiếu Herodotus từng bị lưu đày ở Samoa vì chống đối ách chuyên chế của Ba Tư. Trở lại quê hương vào năm 454 TCN, ông ôm ấp mộng viết sử. Và để thực hiện miền ước vọng ấy, những năm sau đó, Herodotus rời Tổ quốc để đi chu du nhiều nơi ở châu Âu và Châu Á, châu Phi tới các quốc gia trong đế quốc Hy Lạp, Ba Tư, Ai Cập, Assyrie… Vào những năm 446 – 445 TCN, ông tới sống ở Athens, kết hợp với Péricles và Shohocle cho ra đời thể loại văn chương tao nhã và đặc biệt là bi kịch.
Đi nhiều nơi và quan tâm tìm hiểu khá cặn kẽ nhiều vấn đề, Herodotus đã cho ra đời tới 9 tác phẩm lớn viết về lịch sử Hy Lạp, Ai Cập, Ba Tư, Babylonna, Assyrie… trong đó nổi tiếng nhất là quyển VI Erato “Cuộc chiến tranh Hy Lạp Ba Tư” (thế kỷ V TCN).
Các tác phẩm của Herodotus không chỉ phản ánh các sự kiện, các biến cố lịch sử mà còn thể hiện những nghiện cứu của ông về kinh tế, chính trị, đời sống xã hội, dân tộc học, khoa học tự nhiên của nhiều nước ở vùng Địa Trung Hải rộng lớn. Song, nội dung lịch sử vẫn là chủ yếu trong các tác phẩm của ông.
Ở thời đại của Herodota, sử học được coi như một công cụ để khai quạt, tìm ra lẽ phải, cái đẹp của cuộc sống. Và các tác phẩm sử học chủ yếu là nhằm mô tả một cuộc chiến tranh, lịch sử một địa phương hay một thành phố… Những lý luận trong tác phẩm có vị trí như “người thầy của cuộc sống” và thể hiện rõ rệt tư tưởng thực dụng. Vì lẽ đó, người Hy Lạp đặt tên cho nữ thần sử học là Clio nghĩa là “ca ngợi biểu dương”. Do vậy, tác phẩm đầu tiên của Herodotus cũng mang tên Clio nhưng nguyên tắc viết sử của ông là truyền lại tất cả những điều người ta nói nhưng không tin tất cả. Herodotus bài bác những chuyện hoang đường, thần thoại được thêu dệt trong các biến cố lịch sử. Nhưng, ông cũng không tránh khỏi những lời tiên tri bói toán. Mục đích viết sử của ông được xác định rõ trong lời nói đầu của tác phẩm: “Horodote quê ở Halicarnasse đã thu thập và ghi chép tại các kiến thức này để cho các biến cố xảy ra trong quá khứ không bị lãng quên cùng với thời gian và những hành động cao cả khiến chúng ta phải kinh ngạc của người Hy Lạp cũng như của người dã man không bị mai một đi và đặc biệt là giải thích rõ vì sao họ lại tiến hành chiến tranh với nhau”. Mục đích này thể hiện rõ nét trong việc trình bày lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (490 TCN – 479 TCN).
Herodotus đã dày công sưu tầm trong dân gian những chuyện về cuộc chiến tranh này và tái hiện lịch sử với văn phong hùng hồn, bi tráng. Ông bày tỏ lòng cảm phục và ngưỡng mộ trước tinh thần hy sinh cao cả của người Hy Lạp và những anh hùng trận mạc thời đó. Ông cố gắng chứng minh tính chất chính nghĩa của người Hy Lạp, sự phi nghĩa của đế quốc Ba Tư. Nhờ những trang viết như “sử thi” sinh động và tỷ mỉ của Herodotus mà sau này người ta biết rõ hơn về những chiến công vĩ đại ở Marathon và Thermophine của quân Hy Lạp. Song Herodotus cũng mắc sai lầm khi lý giải nguyên nhân chiến tranh là do sự khác biệt giữa hai nền văn minh phương Đông và Phương Tây.
Lịch sử của các nước phương Đông mà Herodotus đã nghiên cứu và tìm hiểu tại chỗ cũng được trình bày sinh động trong các tác phẩm của ông.
Không chỉ tài năng trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, Herodotus còn chứng tỏ có kiến thức uyên thâm về địa lý, phong tục tập quán, thể chế của nhiều dân tộc mà còn am hiểu nhiều lĩnh vực khác của các quốc gia. Do vậy, trong các tác phẩm, Herodotus còn chứa đựng những nội dung rất phong phú các tri thức về dân tộc học, triết học, tâm lý học, khoa học tự nhiên và nghệ thuật. Con người triết học ở ông thể hiện rõ nhất với quan niệm về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và khẳng định sức mạnh của quần chúng nhân dân. Tựa hồ ông như một nhà tâm lý học. Herodotus đề cao vai trò của cảm xúc trong hoạt động của con người.
Herodotus còn được người đương thời và đời sau biết đến như một nhà văn có tài về văn học và kịch trường. Herodota là nhà bác học đa tài, nhưng trước hết ông là nhà sử học lớn. Công hiến của ông cho nhân loại trong lĩnh vực khoa học này đã làm cho tên tuổi ông lưu truyền mãi mãi. Người đời sau tôn vinh ông là “người cha của sử học” (Ciceron).
Herodotus qua đời ở Thourios sau khi dành 2 năm cuối đời để viết các công trình sử học đồ sộ.
Almanach,
« Sự phát triển của các ngành kinh tế thời Trung vương quốc Ai CậpLược khảo biên niên lịch sử thế giới cổ đại »Từ khóa » Hê-rô-đốt Nổi Tiếng Thuộc Lĩnh Vực
-
[LỜI GIẢI] Trong Lĩnh Vực Sử Học ở Các Nước Hi Lạp Và Rô-ma Cổ đại ...
-
Herodotos – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nối Tên Các Nhà Khoa Học Sao Cho Phù Hợp Lĩnh Vực Nghiên Cứu:
-
Câu Nói Nổi Tiếng Của Nhà Sử Học Hê-rô-đốt Là Gì
-
Ai Là đại Diện Tiêu Biểu Của Nền Sử Học Hi Lạp, Rô Ma Cổ đại? A. Hê ...
-
Ai Là đại Diện Tiêu Biểu Của Nền Sử Học Hi Lạp, Rô Ma - Tra Cứu Địa ...
-
Ai Là đại Diện Tiêu Biểu Của Nền Sử Học Hi Lạp, Rô Ma Cổ đại... - Lớp 7
-
Ai Là đại Diện Tiêu Biểu Của Nền Sử Học Hi Lạp, Rô Ma Cổ đại?
-
[Sách Giải] Bài 10: Hi Lạp Cổ đại
-
Văn Hóa Cổ đại Hi Lạp Và Rô-ma | SGK Lịch Sử Lớp 10
-
Phần Quan Trọng Nhất đối Với Mỗi Thành Thị Là? - TopLoigiai
-
Trả Lời Câu Hỏi Mục 4 Trang 48 SGK Lịch Sử 6 Cánh Diều - Lịch Sử Và
-
Bài 6: Văn Hóa Cổ đại - Câu Hỏi Và Bài Tập Lịch Sử 6
-
Người Hi Lạp Và Rô-ma đã Có Những đóng Góp Gì Về Văn Hóa