Herpes (mụn Rộp) ở Môi: Những điều Cần Biết - Xét Nghiệm Dr.Labo

ĐẶT DỊCH VỤ Chọn dịch vụ xét nghiệm từ Dr.Labo... Gửi yêu cầu tìm Dr.Labo gần bạn... App gọi thợ trên Android App gọi thợ trên iPhone đang xử lý yêu cầu của bạn Đang xử lý yêu cầu... × Địa chỉ chưa được xác định, vui lòng kiểm tra lại OK Gửi yêu cầu thành công

Mã yêu cầu Dr.Labo của bạn: #146535

Yêu cầu dịch vụ của bạn đã được chuyển đến Dr.Labo - Chúng tôi sẽ gọi điện lại cho bạn để xác nhận yêu cầu. Hãy để ý nghe điện thoại bạn nhé!

Mời bạn tải app Rada ứng dụng Rada để đặt và theo dõi các yêu cầu xét nghiệm tiếp theo từ Dr.Labo cùng các dịch vụ tiện ích dành cho gia đình khác. Tải Rada Android - Ứng dụng gọi thợ Tải Rada iOS - Ứng dụng gọi thợ × Chọn danh mục

đang nạp danh mục dịch vụ

Từ khóa tìm kiếm: Herpes (mụn rộp) ở môi: Những điều cần biếtTrang chủ » Tin Tức » Sức khỏe » Herpes (mụn rộp) ở môi: Những điều cần biết Thông tin mới
  • UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT

    Cà phê đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hươn

  • NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể dẫn đế

  • XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM? XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM?

    Xơ gan là tình trạng bệnh lý của gan không hề hiế

  • THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

    Thoái hóa võng mạc là một bệnh lý về mắt phổ biến

  • TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

    Loạn cảm họng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng r

  • NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO

    Ung thư máu là một bệnh lý ác tính có nguy cơ tử

  • DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG? DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG?

    Dấu hiệu u não không quá cụ thể và thường đến muộ

  • Câu Hỏi Thường Gặp
  • Chưa phân loại
  • Covid19
  • Cúm
  • Dinh Dưỡng
  • Gan
  • Mẹ bầu
  • Người cao tuổi
  • Sắc đẹp
  • Sức khỏe
  • Thiết bị
  • Tin Tức
  • Trẻ em
  • Ung thư
  • Vaccine Covid-19
  • Xét nghiệm
20 Tháng Một, 2021

Herpes môi là bệnh lý truyền nhiễm gây ra do một loại virus có tên là HSV, biểu hiện bệnh chủ yếu ở quanh môi, má và miệng. Bệnh herpes môi thường tự khỏi và có thể được điều trị tại nhà.

1. Herpes môi là bệnh gì?

Bệnh Herpes môi còn được gọi là mụn nước sốt (hay sốt vỉ), là những vết phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Bệnh Herpes môi gây ra do virus Herpes simplex (HSV). Có 2 loại là HSV-1 và HSV-2. Cả 2 loại virus đều có thể gây loét xung quanh miệng (herpes labialis) và trên cơ quan sinh dục (herpes genital). Vùng da quanh chỗ phồng thường nổi đỏ, sưng lên và đau nhức. Vùng bị phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra ngoài và sau đó đóng vảy sau vài ngày. Tuy nhiên, vết thương thường tự lành trong khoảng vài ngày tới 2 tuần và cũng có thể điều trị tại nhà.

2. Triệu chứng của bệnh Herpes môi

Bệnh Herpes môi là đám vết phồng rộp nhỏ trên môi và xung quanh miệng do virus Herpes simplex (HSV) gây ra. Vùng da xung quanh chỗ phồng thường đỏ, sưng lên và đau nhức. Chỗ phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra và sau đó đóng vảy rồi biến mất sau vài ngày. Ngoài ra còn có thể có những triệu chứng khác như:

  • Miệng bị đau ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngủ. Mụn rộp có thể gây đau đớn.
  • Bị sốt
  • Bị đau họng
  • Sưng hạch cổ
  • Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ

Lần đầu nhiễm virus có thể không biểu hiện mụn rộp. Tuy nhiên nếu biểu hiện, nó thường nghiêm trọng hơn những lần bùng phát sau này. Trong lần đầu phát bệnh, mụn rộp có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng. Sau khi bị nhiễm, virus sẽ tồn tại trong cơ thể và trở bệnh tái đi tái lại suốt quãng đời còn lại của bạn. Bệnh mụn rộp tái diễn thường phát triển ở mép môi. Giai đoạn tiền phát trong khoảng 6 đến 48 giờ đầu tiên khi mụn chưa mọc, bạn sẽ có cảm giác nhoi nhói, nóng, ngứa, tê, căng hoặc đau ở vùng nhiễm bệnh. 3. Nguyên nhân kích thích bệnh mụn rộp tái phát

  • Tiếp xúc với ánh mặt trời, đặc biệt vùng môi.
  • Căng thẳng hay mệt mỏi.
  • Bị nhiễm bệnh khác chẳng hạn như cảm hoặc cúm.
  • Dị ứng thực phẩm.
  • Chữa răng hay tổn thương vùng môi hay nướu.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ ví dụ như xóa sẹo hay làm mịn da bằng tia laser.
  • Mang thai và thay đổi hormone phụ nữ do chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bệnh mụn rộp sẽ nặng và lâu hơn ở người có miễn dịch bị suy yếu so với người khỏe. Ở người có hệ miễn dịch suy yếu thì nhiễm Virus HSV cũng có thể đe dọa đến mạng sống.

4. Ai sẽ bị nguy hiểm nhất nếu bị mụn rộp?

Bất cứ ai tiếp xúc với virus HSV đều có thể bị mụn rộp. Tuy nhiên, rất nhiều người có mang virus nhưng chưa từng biểu hiện bệnh. Ở người có hệ miễn dịch yếu, thì sẽ bị nguy hiểm hơn vì bệnh mụn rộp sẽ nặng và lâu khỏi hơn. Một dạng của nhiễm virus HSV hay gặp nhiều nhất ở trẻ 1 đến 3 tuổi. Dạng này (mụn rộp tiền phát) có thể gây sốt cao, nổi mụn khắp miệng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn mặc dù bệnh có thể lành khá nhanh.

Khám và xét nghiệm

Bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh mụn rộp miệng thông qua các câu hỏi để xem bạn có từng tiếp xúc với virus HSV không và khám tổng quát. Thường thì không cần thêm một xét nghiệm nào khác. Có 2 loại virus Herpes simplex: HSV-1 và HSV-2. Hai loại này đều gây mụn rộp ở miệng và cơ quan sinh dục nếu như da bạn tiếp xúc với chúng. Nếu bạn chưa biểu hiện bệnh rõ ràng, thì có thể dùng xét nghiệm herpes. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch mụn đi kiểm tra. Việc lấy mẫu này thường không dễ chịu ngay vì mụn nhạy cảm và đau đớn.

5. Điều trị bệnh Herpes môi

Không có cách chữa cho bệnh mụn rộp miệng, cũng không có cách chữa trị cho virus gây bệnh herpes simplex (HSV). Hầu hết các mụn rộp sẽ biến mất. Nhưng dùng thuốc có thể làm giảm thời gian mắc bệnh và đôi khi ngăn chặn bệnh bùng phát trong tương lai. Điều trị bằng thuốc phụ thuộc vào việc bạn đang mắc bệnh khởi phát, tái phát hoặc đang cố gắng để ngăn chặn bệnh trong tương lai. Khi điều trị bệnh mụn rộp miệng khởi phát, các loại thuốc uống kháng virus có thể làm giảm đau và giảm thời gian lành bệnh. Đối với điều trị mụn rộp tái phát, các loại thuốc sau đây có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian phát bệnh:

  • Thuốc mỡ hoặc kem bôi cục bộ có thể bán theo hoặc không theo đơn, làm giảm đau, ngứa là thời gian lành bệnh.
  • Thuốc uống kháng virus, chỉ bán theo đơn, có thể dùng khi có dấu hiệu đầu tiên (như nóng, ngứa) xuất hiện. Thuốc này có rất ít tác dụng khi mụn đã sưng to.

Thuốc có thể uống hàng ngày để ngăn cản bệnh tái phát đặc biệt ở những người thường xuyên phát bệnh đau đớn. Nếu hệ miễn dịch của bạn yếu và bị phát bệnh, bạn có thể cần dùng thuốc liều cao để kiểm soát các triệu chứng và liều hàng ngày để ngăn chặn bệnh tái phát. Dù rất hiếm nhưng trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch yếu cũng có thể phải dùng kháng sinh trong những giai đoạn mụn rộp nghiêm trọng để chữa trị bội nhiễm vi khuẩn.

 Những biện pháp khác

Giai đoạn đầu tiên của mụn rộp có thể rất đau đớn gây khó khăn khi ăn, uống, và ngủ. Trẻ em bị sốt và có nhiều mụn rộp lở loét trong miệng có thể cần phải được khuyến khích uống nước và các chất lỏng khác để tránh mất nước. Người lớn và trẻ lớn ở giai đoạn đầu tiên của mụn rộp đau đớn có thể đôi khi cần một toa thuốc súc miệng mạnh để giảm đau.

6. Điều trị bổ sung

Có thể điều trị thêm một số thuốc bổ sung nếu bạn muốn giảm bớt các triệu chứng bệnh. Khi phát bệnh có thể dùng bổ sung Vitamin C, lysine bổ sung và chanh bạc hà để trợ giúp cho cơ thể. Vitamin C có thể ở dạng thuốc viên uống, trong kem bôi cục bộ, hoặc dạng lỏng dùng cho mụn rộp. Lysine bổ sung ở dạng thuốc viên và chanh bạc hà có sẵn trong kem bôi ngoài da. Kem bôi Kẽm oxit có tác dụng làm giảm thời gian phát bệnh.

7. Điều trị tại nhà

Hầu hết mụn rộp có thể tự lành nhưng bạn cũng có thể điều trị các triệu chứng bệnh tại nhà bằng cách:

  • Đặt một cái khăn ướt mát trên các vết loét 3 lần một ngày, 20 phút mỗi lần để giúp giảm tấy đỏ và sưng.
  • Dùng Ibuprofen (như Advil hay Motrin) hoặc Acetaminophen (như Tylenol) để giảm đau. Không dùng Aspirin cho người nhỏ hơn 20 tuổi vì nó có liên quan đến hội chứng Reye, một vấn đề nghiêm trọng nhưng hiếm.
  • Sử dụng nước súc miệng có baking soda để làm dịu cơn đau miệng.
  • Tránh các loại thực phẩm có chứa axit (như trái cây họ cam quýt và cà chua).
  • Sử dụng thuốc mỡ không cần toa có thể làm giảm đau hoặc giúp chữa mụn rộp.
  • Một số sản phẩm như Abreva và Zilactin có thể tăng tốc độ chữa lành các vết loét mụn hoặc ngăn chặn chúng nếu áp dụng sớm.
  • Các sản phẩm khác như Orajel và Anbesol thể làm tê liệt vùng đau trong miệng hay trên môi.
  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể được điều trị bằng Zilactin-L lỏng, Orajel Baby, và Anbesol. Abreva là dành cho người 12 tuổi trở lên, nên nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng nó cho bé trai. Và nếu con bạn là trẻ dưới 2 tuổi, nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào.

Bạn có thể làm giảm tần số của phát bệnh nhờ thực hiện các bước sau đây:

  • Tránh để đôi môi của bạn tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá lâu. Sử dụng kem chống nắng cho môi ở mọi thời điểm (bằng son dưỡng môi) và bảo vệ khuôn mặt của bạn khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Tránh tiếp xúc thân mật (như hôn nhau) với những người có vết loét mụn rộp miệng hay herpes sinh dục.
  • Tránh các loại thực phẩm mà kích thích phát bệnh. Một số người thấy rằng họ ít mắc bệnh hơn nếu họ không ăn các loại hạt, sô cô la, hoặc gelatin.
  • Tránh dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, đồ bạc, bàn chải đánh răng, hoặc các đồ dùng khác mà người bệnh có thể đã được sử dụng.

Những biện pháp này ngăn ngừa sự lây lan của mụn rộp ở trẻ em:

  • Khuyến khích rửa tay thường xuyên.
  • Đừng để con chơi đồ chơi mà trẻ em khác đã cho vào miệng.
  • Thường xuyên rửa sạch đồ chơi với chất khử trùng.
  • Nếu trẻ em có mụn vỡ hay rỉ dịch, hãy giữ chúng ở nhà cho đến khi các mụn nước bắt đầu đóng vảy.
  • Không để trẻ em hôn nhau trong khi chúng có mụn rộp hay chảy nước dãi không kiểm soát.
  • Sử dụng găng tay dùng một lần hoặc một miếng gạc bông để bôi thuốc mỡ lên vết loét mụn của một bé.

Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288.  Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.

Đăng trong Sức khỏe, Tin Tức | Tags: Herpes (mụn rộp) ở môi: Những điều cần biết

Từ khóa » Cách Chữa Mụn Mọc ở Môi