Hết Sản Dịch Ra Máu đỏ Tươi, đỏ Thẫm Và Dấu Hiệu Bế Sản Dịch
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS. Bs CK II Nguyễn Công Định - Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (Cơ sở II) |
ThS. Bs CK II Nguyễn Công Định (Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội) |
Bế sản dịch sau sinh là việc tử cung không co bóp dẫn đến sản dịch không được đẩy ra ngoài. Sản phụ cần phải nắm rõ dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng tránh của hiện tượng này để không bị những rối loạn có hại.
Thời gian ra sản dịch trong bao lâu?
Thông thường, sản dịch sẽ ra trong khoảng từ 2-6 tuần. Nhiều nhất là trong 45 ngày. Tuy nhiên, khi xảy ra một trong số 2 trường hợp sau thì rất có thể mẹ đã bị bế sản dịch sau sinh:
- Thời gian ra sản dịch sau 45 ngày.
- Sinh xong không thấy có sản dịch.
Dấu hiệu bế sản dịch sau sinh
- Có triệu chứng sốt (38-39 độ C).
- Cảm thấy đau tức ở vùng bụng dưới.
- Sờ thấy cứng ở bụng, có cục ở trong.
- Ở vùng âm đạo vẫn thấy có sản dịch nhưng có mùi hôi tanh vì nhiễm trùng.
- Khi ấn vào đáy tử cung thì đau nhiều.
Khi bị bế sản dịch sau sinh, sản phụ sẽ cảm thấy đau tức ở vùng bụng dưới. (Ảnh minh họa)
Một số dấu hiệu bất thường về sản dịch
- Hết sản dịch ra máu tươi: Sản dịch có máu đỏ tươi khi sản dịch đã nhạt đi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động quá mức và chị em cần thêm thời gian phục hồi. Hiện tượng hết sản dịch lại ra máu tươi hay còn gọi là kinh non sau sinh có thể xảy ra với 25% phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tuần đầu, do niêm mạc tử cung phục hồi và bong tróc. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.
- Hết sản dịch ra máu đỏ thẫm: Trong 3 ngày đầu, sản dịch ra nhiều trung bình khoảng 250ml, có màu đỏ thẫm vì khi sản dịch thoát ra ngoài kéo theo các cục máu đông nhỏ. Tình trạng ra máu đỏ thẫm kéo dài hơn 10 ngày sau sinh thì nên đến bác sĩ để kiểm tra lại
- Sản dịch có mùi hôi: Đi kèm với triệu chứng đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung, các phần phụ như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc nhiễm trùng âm đạo.
- Ra máu nhiều bất thường: Máu càng đỏ đậm và có xuất hiện cục máu. Đây có thể là dấu hiệu băng huyết, cần được cấp cứu ngay.
Sản dịch hết nhanh nhưng lại có cảm giác đau, trướng bụng có thể do tử cung có vấn đề.
Cách nhanh hết sản dịch
1. Vận động, nghỉ ngơi hợp lý
- Sau khi sinh, sản phụ chỉ nên nằm yên tĩnh dưỡng trong 8 tiếng đầu tiên. Sau đó thì cần vận động đi lại nhẹ nhàng. Nếu nằm nhiều, không vận động thì tử cung sẽ không co bóp, dẫn đến việc sản dịch không được đẩy ra ngoài. a
- Mẹ có thể thoải mái nằm nghiêng trái, nghiêng phải để hỗ trợ cho quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, tránh nằm vắt chéo chân vì sẽ làm cản trở việc đưa sản dịch ra ngoài.
- Trong trường hợp mẹ có tử cung ngả trước và sinh thường thì mỗi ngày có thể nằm sấp từ 20-30 phút. Điều này sẽ giúp sản dịch ra được dễ dàng hơn.
Sau khi sinh, sản phụ nên vận động và nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa. (Ảnh minh họa)
2. Chú ý vệ sinh vết mổ và vùng kín
- Đối với các sản phụ sinh mổ, phải thay băng 4-5 lần/ngày trong vài ngày đầu tiên. Như vậy sẽ giúp tránh bị viêm, gây nhiễm trùng hậu sản.
- Sản dịch sẽ ra nhiều trong những ngày đầu sau sinh. Vì thế, mẹ cần phải chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ theo hướng dẫn sau:
+ Thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần.
+ Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, nước muối loãng, nước trà xanh hoặc lá trầu không.
3. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Sau khi sinh, chế độ dinh dưỡng của sản phụ rất quan trọng. Đây là yếu tố sẽ giúp cơ thể phục nhanh chóng phục hồi và tránh được tình trạng bế sản dịch. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho các mẹ:
- Bổ sung đa dạng các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu có trong thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ quả…
- Để giúp sản dịch đẩy nhanh ra ngoài và phục hồi tử cung, chị em nên ăn nhiều rau ngót hoặc uống nước rau ngót xay.
4. Cho bé bú sớm
Để tốt nhất thì mẹ nên cho bé bú ngay khi có thể. Việc này sẽ giúp gắn kết tình mẫu tử, kích thích cho sữa về nhanh hơn. Ngoài ra nó sẽ làm tử cung nhanh phục hồi, hạn chế nguy cơ băng huyết và bế sản dịch sau sinh.
Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để mẹ nhiều sữa, lấy lại vóc dáng nhanh?Sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa, sức khỏe nhanh hồi phục sau lần vượt cạn là điều các mẹ rất quan tâm, nhất là các mẹ lần đầu sinh đẻ chưa có kinh...Bấm xem >>Bài chuyên gia
Từ khóa » Sinh Xong 1 Tháng Ra Máu đỏ Tươi
-
Kinh Non Sau Sinh Con: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Sản Dịch Sau Sinh: Khi Nào Là Bất Thường? | Vinmec
-
Sản Dịch Hết Rồi Lại Ra Máu Tươi Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Hết Sản Dịch Lại Ra Máu Tươi - Mẹ Có Cần Lo Lắng? - MarryBaby
-
Tìm Hiểu Về Kinh Non Sau Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Sản Dịch Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết? | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Bế Sản Dịch Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Hết Sản Dịch Lại Ra Máu Tươi, Mẹ đừng Quá Lo Lắng - Yaocare
-
Dấu Hiệu Bế Sản Dịch ở Phụ Nữ Sau Sinh - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...
-
Chưa Hết Sản Dịch Lại Ra Máu Tươi Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Chảy Máu Sau Sinh: Dấu Hiệu Nào Là Bất Thường?
-
Những điều Mẹ Cần Biết Kinh Nguyệt Sau Khi Sinh
-
Chảy Máu âm đạo Sau Sinh - Khi Nào Cần đến Gặp Bác Sĩ?
-
Cảnh Báo Các Bệnh Hậu Sản Sau Sinh Khiến Nhiều Mẹ Lo Lắng - Procare