Hiến Kế Xây Dựng Và Phát Triển Tỉnh Đắk Lắk Giàu ... - Ngày Mới Online
Có thể bạn quan tâm
Ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk trả lời phỏng vấn Tạp chí Người cao tuổi - Ngày mới online |
PV: Cuộc vận động “Hiến kế xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh” do Tỉnh ủy Đắk Lắk phát động được đánh giá là một ý tưởng mới, mang tính đột phá. Ông có thể chia sẻ mục đích, ý nghĩa cũng như tính khả thi của Cuộc vận động này?
Ông Bùi Văn Cường: Cuộc vận động “Hiến kế xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh” do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức, là một trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng chào mừng các sự kiện, các ngày lễ lớn của đất nước năm 2020; thi đua lập thành tích chào mừng đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (23/11/1940-23/11/2020).
Việc tổ chức cuộc vận động với mục đích lắng nghe, chắt lọc các sáng kiến, hiến kế, nhất là những giải pháp đổi mới, đột phá trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị nhằm khơi dậy, phát huy tinh thần yêu quê hương, trách nhiệm, khát vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân cống hiến trí tuệ, tình cảm, tâm huyết xây dựng Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh.
Các hiến kế có giá trị sẽ được xem xét, bổ sung vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Tỉnh, nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
PV: Để cuộc vận động đạt mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có những quy định cụ thể về nội dung, hình thức thể hiện và đối tượng tham gia. Vậy xin ông cho biết cuộc vận động có đạt yêu cầu?
Ông Bùi Văn Cường: Cuộc vận động được áp dụng cho Công dân Việt Nam, các tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài, người nước ngoài quan tâm đến sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk có hiến kế phù hợp với tiêu chí của Cuộc vận động đều có quyền tham gia. Các tác giả hoặc nhóm tác giả tham gia Cuộc vận động có thể gửi hồ sơ hiến kế các ý tưởng và giải pháp thông qua các bài viết, công trình, đề tài, đề án nghiên cứu có tính sáng tạo, đột phá, khả thi ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, vị trí địa lý, con người... theo định hướng phát triển chung của Trung ương và của tỉnh, cụ thể:
Về lĩnh vực kinh tế
Hiến kế, đề xuất các ý tưởng, giải pháp mới, đột phá nhằm:
- Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác, kết nối vùng với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển.
- Phát triển các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh như công nghiệp (công nghiệp chế biến sâu, công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, năng lượng sạch…), du lịch, dịch vụ, nông nghiệp theo hướng hiện đại, hữu cơ, phát triển bền vững.
- Xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh như cà phê, hồ tiêu, tinh bột sắn, cao su, hạt điều… theo hướng từ chế biến thô, giá trị thấp sang chế biến sâu, hàm lượng công nghệ cao.
- Phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi sự doanh nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hiệu quả kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình.
- Xây dựng đô thị thông minh, phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, bản sắc theo xu hướng xanh, bền vững, thân thiện với môi trường.
- Thay đổi nếp nghĩ, nếp làm, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo bền vững…
- Các giải pháp sử dụng đất thuộc các nông - lâm trường theo hướng có hiệu quả, đóng góp xứng đáng vào nền kinh tế của tỉnh. Và các nội dung khác về lĩnh vực phát triển kinh tế.
Nông thôn Đắk Lắk đang đổi thay, tập trung xây dựng nông thôn mới. |
Về lĩnh vực văn hóa - xã hội
Hiến kế, đề xuất các ý tưởng, giải pháp nhằm:
- Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của tỉnh, góp phần gìn giữ bản sắc và phát triển cuộc sống tinh thần của người dân gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại và hội nhập; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Cải thiện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Phát triển khoa học - công nghệ mang tính ứng dụng thực tiễn.
- Chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xóa đói, giảm nghèo; an sinh xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc; chăm lo phát triển đời sống; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số. Và các nội dung khác trên lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Quảng trường 10/3 nơi vui chơi, sinh hoạt văn hoá của người dân Buôn Ma Thuột |
Về lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Hiến kế, đề xuất các ý tưởng, giải pháp nhằm:
- Xây dựng Đảng: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng trên tất cả các lĩnh vực: Tổ chức, tuyên giáo, kiểm tra, dân vận, phòng chống tham nhũng..., đặc biệt là các giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức và phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng; các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…
- Xây dựng chính quyền: Phát huy vai trò, hiệu lực của Nhà nước; các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền trong xây dựng chính quyền điện tử, công tác cải cách chế độ công vụ, công chức, cải cách hành chính, cải cách tư pháp…
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội: Giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; nhất là người cao tuổi trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Các nội dung khác trên lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Nỗ lực xây dựng Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh và bản sắc |
PV: Cuộc vận động đã đã thu hút được nhiều tập thể, cá nhân tham gia. Vậy ông có thể cho biết một số kết quả đạt được?
Ông Bùi Văn Cường: Sau hơn 6 tháng phát động Cuộc vận động “Hiến kế xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh”, mặc dù thời gian tổ chức Cuộc vận động không dài, lại bị tác động của tình hình dịch bệnh COVID-19, ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức cuộc vận động, tuy nhiên đến nay Cuộc vận động đã đạt được một số kết quả khả quan. Ban Tổ chức Cuộc vận động đã nhận được gần 100 bài hiến kế; các hiến kế cơ bản bảo đảm về thể thức, nội dung theo Quy chế xét chọn của Cuộc vận động.
Cuộc vận động được triển khai trong cùng thời gian diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII và các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (28/11/1940 - 28/11/2020), do đó đã tạo được hiệu ứng lan tỏa về tinh thần trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên trong các hiến kế, đóng góp ý kiến đối với sự phát triển của tỉnh nhà. Có nhiều bài hiến kế được trình bày đẹp, công phu, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất được nhiều giải pháp, ý tưởng để tạo động lực phát triển cho tỉnh nhà. Những vấn đề đang được xã hội và đông đảo người dân quan tâm như vấn đề môi trường, việc triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề về nguồn nhân lực, vấn đề đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải cách thủ tục hành chính; phát triển du lịch... cũng đã được nhiều người quan tâm, thể hiện trong các bài hiến kế.
Đặc biệt có nhiều góp ý, đề xuất, hiến kế đã được các tác giả gửi trực tiếp cho tôi cũng như thông qua các cơ quan tham mưu, báo chí gửi ý kiến, góp ý với mong muốn góp phần vào sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk (có nhiều ý kiến, góp ý, đề xuất lại có người không đăng ký tham gia Cuộc vận động mà chỉ đóng góp trực tiếp cũng với tinh thần vì một Đắk Lắk phát triển – giầu đẹp – văn mình và bản sắc). Có ý kiến cho rằng: Muốn phát triển bứt phá trong 5 năm, 10 năm, 25 năm tới thì tỉnh Đắk Lắk phải xác định: Hiện tỉnh đang ở đâu, ở thứ hạng nào của cả nước để từ đó dựa vào lợi thế của tỉnh, dựa vào chiến lược phát triển của quốc gia và xu thế của thời đại, của toàn cầu và khu vực mà hoạch định chiến lược phát triển, đề ra các chỉ tiêu cụ thể, các chính sách đột phá và các giải pháp khả thi đồng bộ quyết tâm, quyết chí và khát vọng đạt bằng được các mục tiêu chỉ tiêu đó. Muốn làm được điều đó thì nên lập bản đồ các chỉ số đạt được, cũng như các chỉ số xếp hạng của VCCI, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư... và một bản đồ tương tự với chỉ số dự đoán phấn đấu. Lấy đó để vận hành chỉ đạo, chỉ huy, quản trị và đưa ra các giải pháp để thực hiện bằng được chiến lược đó. Có ý kiến phân tích xác đáng tình hình của tỉnh để đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong thời gian tới tỉnh Đắk Lắk cần tập trung triển khai thực hiện. Tôi tin rằng, sau khi Hội đồng xem xét kỹ lưỡng các hiến kế, đề xuất sẽ chắt lọc được những hiến kế có giá trị để áp dụng vào thực tiễn.
Những hiến kế để xây dựng Đắk Lắk xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên |
PV: Sau khi Cuộc vận động này, kế hoạch tiếp theo của tỉnh là gì?
Ông Bùi Văn Cường: Cuộc vận động “Hiến kế xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh” mang tính chất chiến lược lâu dài. Vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành thành lập Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (28/11/2020) là mốc đầu tiên tỉnh Đắk Lắk tổ chức xét chọn và trao giải. Sau lễ trao giải thưởng, hàng năm Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk vẫn sẽ tiếp tục tiếp nhận các hiến kế, sáng kiến của công dân, các tổ chức trong và ngoài nước tham gia góp ý xây dựng tỉnh Đắk Lắk giầu đẹp văn minh và bản sắc. (thông qua hộp thư điện tử: hienke@daklak.gov.vn. Các hiến kế, sáng kiến này sẽ được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk tại địa chỉ https://daklak.gov.vn/hien-ke-xay-dung-tinh). Định kỳ hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ chọn những hiến kế, sáng kiến có giá trị nhất để tôn vinh, khen thưởng và được xem xét, bổ sung vào nghị quyết, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh Đắk Lắk. Đây cũng là mục tiêu lớn của đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII xây dựng Đắk Lắk “GIÀU ĐẸP – VĂN MINH – BẢN SẮC”
Thay mặt Lãnh đạo tỉnh, tôi xin trân trọng cảm ơn ý kiến góp ý của đồng chí, đồng bào, nhà tri thức, nhà khoa học, chủ doanh nghiệp đã tham gia góp ý, hiến kế, thể hiện tình cảm với Đắk Lắk, đóng góp chung vào sự phát triển của tỉnh nhà; tạo động lực, hoài bão, khát vọng để cán bộ, đảng viên, nhân dân toàn tỉnh nỗ lực hơn nữa xây dựng Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.
PV: Trân trọng cảm ơn ông.
Từ khóa » Hiến Kế Xây Dựng Tỉnh Daklak
-
Hiến Kế Xây Dựng Và Phát Triển Tỉnh Đắk Lắk Giàu đẹp, Văn Minh
-
Thành Công Từ Cuộc Vận động “Hiến Kế Xây Dựng Và Phát Triển Tỉnh ...
-
Kế Hoạch Tổ Chức Cuộc Vận động “Hiến Kế Xây Dựng Và Phát Triển ...
-
Hiến Kế Xây Dựng Và Phát Triển Đắk Lắk - Zalo OA
-
Trao Thưởng Cho Người Dân Hiến Kế Xây Dựng Tỉnh Đắk Lắk - NLD
-
Tổ Chức Cuộc Vận động "Hiến Kế Xây Dựng Và Phát Triển Tỉnh Đắk ...
-
Cuộc Vận động "Hiến Kế Xây Dựng Và Phát Triển Tỉnh Đắk Lắk Giàu ...
-
218 ý Tưởng Tham Gia Cuộc Vận động "Hiến Kế Xây Dựng Và Phát ...
-
Người Hiến Kế Xây Dựng Đắk Lắk Giàu đẹp, Văn Minh được Khen ...
-
Hiến Kế Xây Dựng Và Phát Triển Tỉnh Đắk Lắk Giàu đẹp, Văn Minh
-
Chào Mừng Chiến Thắng Buôn Ma THuột: Với "218 Hiến Kế Xây Dựng ...
-
Lần đầu Kêu Gọi Hiến Kế, Đắk Lắk Ghi Nhận Hơn 200 Sáng Kiến
-
Nhiều Người Dân Đắk Lắk Hưởng ứng Vận động "hiến Kế" Xây Dựng ...