Hiện Nay, Loại Hợp đồng Nào Không Phải đóng BHXH?
Có thể bạn quan tâm
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh quan trọng với người lao động. Tuy nhiên, không phải mọi loại hợp đồng lao động đều đóng bảo hiểm xã hội. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật mới nhất về các loại hợp đồng không phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Loại hợp đồng nào không phải đóng bảo hiểm xã hội?
- Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH?
- Không đóng BHXH, người lao động được hưởng chế độ nào khác?
Loại hợp đồng nào không phải đóng bảo hiểm xã hội?
Loại hợp đồng nào không phải đóng bảo hiểm xã hội là câu hỏi mà nhiều người lao động thắc mắc khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức.
Để trả lời câu hỏi này, ta có thể căn cứ nội dung khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là người ký một trong những loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Đáng chú ý, theo quy định mới nhất thì Bộ luật Lao động 2019 đã không còn ghi nhận về hợp đồng thời vụ. Do vậy, người lao động chỉ thực hiện 02 loại hợp đồng là hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không thời hạn.
Bên cạnh đó, các loại hợp đồng sau đây cũng không phải đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Hợp đồng thử việc: Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về nội dung thử việc trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thử việc chỉ áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Đồng thời, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do vậy, trường hợp người lao động thử việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Hợp đồng cộng tác viên: Đây là các loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, được xác định là loại hợp đồng dịch vụ. Do đó, người lao động làm việc theo các loại hợp đồng này không phải đóng BHXH bắt buộc...
Nói tóm lại, các loại hợp đồng sau đây sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội:
- Hợp đồng lao động dưới 01 tháng;
- Hợp đồng thử việc;
- Hợp đồng cộng tác viên.
Ngoài ra sẽ còn các loại hợp đồng khác không phải đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên bài viết này chỉ đưa ra các loại hợp đồng đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Có những loại hợp đồng nào không phải đóng BHXH? (Ảnh minh họa)
Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH?
Câu hỏi: Xin chào trang web, công ty tôi có thuê 01 anh làm nhiệm vụ dọn cỏ, phát quang cây (không cố định thời gian) và chỉ thanh toán khi anh đó làm xong công việc. Vậy trường hợp này công ty tôi có phải đóng BHXH không?Theo nội dung điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành có thể thấy: người lao động nào ký hợp đồng lao động từ ít nhất 01 tháng thì mới là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Hơn nữa, hợp đồng khoán việc về bản chất là hợp đồng dịch vụ được điều chỉnh bởi Mục 9 Chương XVI Bộ Luật Dân sự 2015. Trong đó, người được khoán việc dùng sức của mình thực hiện, cung cấp “dịch vụ” cho bên có yêu cầu là được trả tiền sau khi xong việc.
Như vậy, mối quan hệ giữa công ty bạn và người thực hiện công việc dọn cỏ nói trên không có hợp đồng lao động, do vậy người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Không đóng BHXH, người lao động được hưởng chế độ nào khác?
Về vấn đề này, tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 chỉ rõ:
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Xét trong trường hợp của bạn làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng nên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, phía công ty vẫn có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho bạn.
Theo đó, khoản tiền này sẽ tương đương với mức mà công ty đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định.
Trên đây là giải đáp về loại hợp đồng nào không phải đóng bảo hiểm xã hội. Nếu còn băn khoăn, xin mời bạn đọc liên hệ 19006192 và cùng trao đổi thêm với chúng tôi.
Từ khóa » Các Loại Hợp đồng Phải đóng Bảo Hiểm Xã Hội
-
Những Loại Hợp đồng Lao động Phải đóng BHXH Bắt Buộc
-
Quy định đóng BHXH Khi Người Lao động Kí Hợp đồng Thời Vụ?
-
Làm Việc Nhiều Nơi Cùng Lúc Thì Ký Hợp đồng Thế Nào? - Hỏi đáp
-
Người Lao động Không Thường Xuyên; Làm Việc Theo Hợp ... - Hỏi đáp
-
Loại Hợp đồng Nào Không Phải đóng BHXH 2022?
-
Loại Hợp đồng Lao động Phải Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội
-
Ký Hợp đồng Bao Lâu Thì Phải đóng Bảo Hiểm Cho Nhân Viên?
-
Trường Hợp Người Lao động Không Phải đóng Bảo Hiểm Xã Hội Bắt ...
-
Loại Hợp đồng Nào Không Phải đóng Bảo Hiểm Xã Hội 2022?
-
Loại Hợp đồng Nào Không Phải đóng Bhxh 2021 - Luật ACC
-
Loại Hợp đồng Nào Không Phải đóng BHXH 2021? - Luật Sư X
-
Người Lao động đồng Thời Có Từ 02 Hợp đồng Lao động Trở Lên Thì ...
-
Từ 1/1/2018, Lao động 1 Tháng Cũng Phải đóng BHXH (02/12/2015)
-
Đóng Bảo Hiểm Xã Hội đối Với Hợp đồng Lao động Mùa Vụ