Hiện Trạng Hệ Sinh Thái Rạn San Hô Việt Nam Và Giải Pháp Bảo Vệ Phát ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
Hiện trạng hệ sinh thái rạn san hô việt nam và giải pháp bảo vệ phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.44 KB, 10 trang )

HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂN BỀN VỮNGLớp 55NT2. Đại học Nha TrangI. Đặt Vấn Đề:II. Nội Dung:1.a.b.c.2.a.b.c.d.e.f.3.a.b.4.5.a.b.c.d.6.Hệ sinh thái rạn san hôThành phần loài và phân bốVai trò của hệ sinh thái rạn san hôHiện trạng kinh tếNguồn lợi sinh thái trong rạn san hôCá rạn san hôĐộng vật thân mềmGiáp xácDa gaiRong biểnRùa biểnNguyên nhân suy thoái rạn san hôTác động của thiên nhiênHoạt động con ngườiHậu quả của sự suy thoái rạn san hôQuản lý và phát triển hệ sinh thái rạn san hôThuận lợiKhó khănCơ hộiThách thứcGiải phápIII. Kết luận và kiến nghịIV. Tài liệu tham khảo.I ĐẶT VẤN ĐỀ:Với tỉ lệ hơn 97% nguồn nước trên trái đất là nước mặn thì nguồn nước biển rất thuận lợicho các loài sinh vật tồn tại và phát triển, trong đó các rạn san hô là thành phần rất quantrọng giúp giữ vững cân bằng hệ sinh thái trong môi trường biển với nguồn lợi cá rạn sanhô phong phú và đa dạng. Giúp làm sạch môi trường nước và rất nhiều công dụng khácnhau.Rạn san hô được tạo thành nhờ sự phát triển của các loài san hô, trong đó san hô cứngđóng vai trò quyết định. Thế giới hiện nay có hàng ngàn rạn san hô, giới hạn phân bố củachúng chỉ ở vùng nhiệt đới và cấn nhiệt đới trải dài từ khoảng 30o vĩ tuyến Bắc đến 30o vĩtuyến Nam nơi mà nhiệt độ nước biển hiếm khi xuống dưới 18o C. diện tích bao phủ rạnsan hô lên đến 6x105 km2. Sự khác biệt về hình thái, thành phần sinh học tính đa dạng vàcấu trúc phản ánh đặc trưng địa sinh học, tuổi, phân vùng địa động vật và điều kiện môitrường. Tuy nhiên, chúng không luôn luôn tồn tại như hiện nay mà đã trải qua 1 lịch sửthay đổi, biến thái liên quan chặt chẽ đến những sự kiện lớn về địa chất và khí hậu toàncầu.II NỘI DUNG:1.Hệ sinh thái rạn san hô:a.Thành phần và phân bố:Qua nhiều quá trình biến động đã hình thành các kiểu rạn san hô khác nhau:Rạn riềm (fringing reef): rất phổ biến xung quanh các đảo nhiệt đới và đôi khi dọctheo bờ đất liền. Do tồn tại gần bờ, bị ảnh hưởng bởi sự đục nước nên chúng hiếm khivươn đến độ sâu lớn lớn. chúng chỉ mới phát triển trong vòng 6000 năm nay khi biển giữđược mức nước như hiện nay.Rạn dạng nền ( platform reet): phát triển trên thềm lục địa và có thể thay đổi lớnvề hình dạng. Kích thước của chúng có thể rất lớn, đến 20km chiều ngang và lịch sử địachất của chúng cũng rất khác nhau.Rạn chắn ( barrier reef): được phát triển trên gờ của thềm lục địa.Rạn san hô vòng ( atoll): là những rạn san hô lớn nằm ở vùng biển sâu và đượchình thành theo mô hình tạo rạn san hô của Darwin.Bờ biển nước ta trải dài trên 3260 km theo phương kinh tuyến, địa hình phức tạp với trên4000 đảo và quần đảo, đã tạo nên sự đa dạng và khác nhau lớn về điều kiện tự nhiên Namvà Bắc. Căn cứ vào sự phân vùng theo vùng địa lý tự nhiên đã thống kê được sự xuất hiệngiống san hô tạo rạn trên 5 vùng thuộc vùng ven biển: Vịnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, NamTrung Bộ, Đông Nam Bộ, Vịnh Thái Lan.Với tổng số 69 giống San hô tạo rạn đã phát hiện ở vùng biển ven bờ Việt Nam chứng tỏđây là vùng biển có sự đa dạng cao.b.Vai Trò:Nơi nuôi dưỡng nguồn lợi và nơi cư trú của sinh vật biển.Cung cấp nguồn hải sản có giá trị cho con người.Điều hòa môi trường biển, cung cấp chất dinh dưỡng.Nguồn ngyên liệu quý được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.Nơi bảo tồn đa dạng sinh học.Rạn san hô cũng được coi là hệ sinh thái quan trọng nhất, chúng bao gồm nhiều loài đặctrưng đại diện cho hầu hết các nhóm động vật biển. Một số lượng lớn các hang hốc trênrạn cung cấp nơi trú ẩn cho cá, động vật không xương sống đặc biệt là cá con. Nhiều sinhvật rạn san hô như cá, rùa, tôm hùm, bạch tuộc, trai ốc và rong đỏ được khai thác làmthực phẩm. Nguồn khai thác nhiều nhất là cá. Sản lượng lớn nhất của cá khai thác quanhrạn thuộc về các nhóm cá di cư, chỉ vào rạn theo mùa như cá thu, cá ngừ... Những loài cánày phân bố rộng trong đại dương nhưng trong một thời gian chúng đến gần các rạn đểkiếm thức ăn và trong một số trường hợp là để sinh sản. Các loài cá trải qua cả cuộc đờitrong rạn như cá mú, cá hồng... có thể đánh bắt quanh năm nhưng sản lượng không lớn.Tôm hùm là nguồn lợi gắn liền với rạn. Các nguồn lợi khác sinh sống tại vùng rạn là bạchtuộc, trai tai tượng, trai ốc, cá cảnh…Các loại rong biển cũng được khai thác nhiều ở rạn san hô. Một số trong chúng cógiá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin và muối khoáng. Một số sinh vật như cácloài trai ốc được khai thác làm đồ lưu niệm, trang sức. Các loài rắn biển cũng được khaithác cho mục đích y học.Các rạn san hô được coi là kho dược liệu dưới đáy biển do có mặt nhiều nhómsinh vật có hoạt tính sinh học hoặc độc tố có giá trị dược liệu. Các loài san hô sừng, sanhô mềm cho nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu. Tính đa dạng của các loài trên san hôcao đến mức rạn được coi là "kho dự trữ" gien. Chúng lưu trữ nhiều chứng cứ để chúngta có thể hiểu được các quần thể động thực vật phát triển như thế nào và có chức năng gì,cũng như chúng có thể có những giá trị tiềm ẩn trong tương lai.c.Hiện trạng kinh tế:Từ xa xưa, rạn san hô đã được người dân ven biển khai thác và sử dụng với 2 mục đícchính:+ thực phẩm+ vật liệu xây dựngTrong tiến trình phát triển của các yếu tố kinh tế, xã hôi và văn hóa do nhu cầu nghỉ ngơi,giải trí tăng cao, rạn san hô là nơi được chú ý khai thác du lịch. Cho đến nay khi du lịchđã trở thành 1 trong các ngành dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất, rạn san hô với vẻđẹp tự nhiên có một không hai trên hành tinh (Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, 1996 theoVeron, 1986, Wells and Price,1992), đã thực sự trở thành “nguồn thu nhập lớn” đối vớicác nước có nguồn lợi này.Các giá trị kinh tế là dễ nhận thấy, tuy nhiên các giá trị về khoa học, về sinh thái môitrường và bảo vệ bờ biển, nhất là giá trị về sinh học còn lớn hơn nhiều. Sự hình thành vàphát triển các rạn san hô với sự đa dạng cao thành phần quần xã sinh vật rạn đã tham giagiữ cân bằng cho cả vùng biển nhiệt đới. Các hệ sinh thái rạn san hô với khả năng sảnxuất rất cao đã tạo ra cơ sở dinh dưỡng hữu cơ phong phú, cung cấp thức ăn cho khôngchỉ sinh vật trong hệ rạn, còn cả vùng biển xung quanh.Vì thế, để khai thác sử dụng rạn san hô trên quan điểm bền vững trước hết cần đánh giáđúng đắn giá trị của rạn san hô cùng những đặc trưng nguồn lợi của nó nhất là đối vớimột nước như nước ta, do còn rất nhiều hạn chế về nghiên cứu khoa học, trình độ nhậnthức về tài nguyên môi trường của người dân còn chưa cao2.Nguồn lợi sinh thái trong rạn san hôa.Cá rạn san hô:Trong nguồn lợi sinh vật rạn, cá chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo Nguồn lợi thủy sản ViệtNam (1996), đã xác định được 455 loài thuộc 157 giống, 53 họ và 14 bộ, phong phú nhấtlà họ cá Thia Pomacentridae có 65 loài, chiếm 14,3%. Họ cá Bàng Chài Labridae 61 loài(13,4%), họ cá Bướm Chaetodontidae 40 loài (8,8%), và 1 số họ cá Sơn, cá Hồng, cá Múkhác.Những loài có ý nghĩa thực phẩm chủ yếu thuộc các họ cá mú Serranidae, cá hồngLutjanidae......Sản lượng thống kê sợ bộ (ở miền trung khoảng 1.800 – 3000 tấn/năm ) là không caonhưng hầu hết chúng có giá trị đặc biệt cho xuất khẩu hàng tươi sống.b.Động vật thân mềm:Theo Nguồn lợi thủy sản Việt Nam (1996), nguồn lợi động vật thân mềm trên rạn khá đadạng, một số làm thực phẩm cao cấp, số khác làm đồ mỹ nghệ.-Nhóm chân bụng (Gastropoda) các nhóm ốc đụn, ốc xà cừ, ốc tắc kè....Sản lượng chúng không lớn, chỉ khoảng 200 tấn/năm, nhưng có giá trị lớn do quý hiếmvà làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu-Nhóm hai mảnh vỏ (Bivalvia) chủ yếu khai thác để làm đồ mỹ nghệ. Các loài có giá trịgồm Trai Ngọc Môi Đen, Trai Ngọc Môi Vàng, Ngọc Nữ, Trai Ngọc ở Cô Tô.-Nhóm chân đầu (Cephalopodo) có 2 loài thường gặp là Mực Nang Vân Hồ (Sepiatigris)có sản lượng 2.200 – 2.700 tấn/năm, loài thứ 2 là Mực Tuộc (Octopus sp) có sản lượng4.000-6.000 tấn/năm.c.Giáp xác:Giá trị nguồn lợi (thực phẩm và mỹ nghệ) thuộc về tôm Hùm với 7 loài, trong đó có 4loài quan trọng nhất là tôm Hùm Đỏ (Panulirus longipes), tôm Hùm Xanh (P. ornatus),tôm Hùm Đá (P. homarus) và tôm Hùm Lông (P. stimpsoni). Nguồn lợi này tập trung chủyếu ở vùng biển từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Bình Thuận và không đáng kể ở vùngbiển Tây Vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ.Vì có lợi nhuận cao nên nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyếtKhánh Hòa hiện đang có rất nhiều lồng nuôi và tập trung khá dày đặc ở một số vùng.Tình trạng ô nhiếm đã bắt đầu xảy ra. Mặt khác, nguồn giống tự nhiên ngày càng bị khaithác triệt để và nguy cơ tiêu diệt nguồn lợi đang đến gần.d.Da gai:Hải Sâm là nguồn lợi đang được quan tâm nhiều do giá trị dinh dưỡng cao và được thịtrường nước ngoài ưa chuộng. Các loài có giá trị sống trên rạn san hô gồm Hải Sâm Mít,Hải Sâm Dừa, Hải Sâm Vú, Hải Sâm Lựu. Nguồn lợi này phân bố rộng khắp các vùngbiển nhưng đang rất hiếm ở các vùng nước gần bờ. Mặc dù mới được khai thác nhưngdấu hiệu của khai thác quá mức đã xuất hiện. Làm cho kích thước khai thác càng về saucàng nhỏ. Mùa vụ khai thác tập trung trước mùa sinh sản (tháng 9 – 11) không chỉ có hạicho sự phục hồi nguồn lợi mà còn giảm giá trị kinh tế do khối lượng tuyến sinh dục chưađạt cực đại.e.Rong biển:Quan trọng nhất là nhóm Rong Mơ Sargassum, phân bố rộng khắp nơi, song đặc biệtphong phú ở vùng biển Miền Trung nhất là Nam Trung Bộ. Rong Mơ là đối tượng đãtừng được khai thác với sản lượng 4000 – 5000 tấn/năm. Hiện nay việc sử dụng nguồn lợinày bị đình trệ do nhưng khó khăn về kỹ thuật chế biến và thị trường tiêu thụ.f.Rùa biển:Tập trung ở vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ. Do khai thác quá mức nên sản lượng giảmdần, biểu hiện thấy rõ ở Khánh Hòa: Cỡ 2000 con/năm trong thời kỳ 1985 – 1990, và tớinăm 1993 chỉ còn cỡ 500 côn/năm. (Nguồn lợi thủy sản Việt Nam).3.Nguyên nhân suy thoái rạn san hôTác động của tự nhiên:Hệ sinh thái rạn san hô đang đứng trước đe dọa nghiêm trọng, trong đó có tình trạng xâmthực sinh học. Từ giai đoạn ấu trùng đến tập đoàn trưởng thành, san hô bị bao vây bởimột loạt các sinh vật ăn san hô. Nổi bật nhất trong chúng là Sao biển gai, nhiều khi trởthành đại dịch tiêu diệt những vùng san hô rộng lớn. Tuy nhiên, địch hại nghiêm trọngnhất đối với san hô là cá, nhiều loài có răng thích hợp để ăn các polyp san hô. Và sự biếnđổi của thiên nhiên, khí hậu làm cho nguồn nước và các điều kiện tự nhiên không còn tốtđể chúng phát triển như trước nữa.b.Tác động của con người:Mối đe dọa lớn nhất chính là các hoạt động của con người. Cụ thể, đó là sự ô nhiễm vàlạm dụng nghề cá, sự phá hoại về vật lý đối với các rạn san hô do giao thông hàng hải vàtình trạng khai thác san hô làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu công nghiệp gây ra.Ngành kinh doanh hải sản tươi sống đã được xem là một nguyên nhân của sự suy thoáido việc sử dụng xyanua và các hóa chất khác khi đánh bắt các loài cá nhỏ. Cuối cùng,nhiệt độ nước cao hơn bình thường do các hiện tượng khí hậu và sự ấm lên toàn cầu cóthể làm san hô bị chết.a.Kinh doanh cá cảnh: 95% cá cảnh thương mại được khai thác trực tiếp từ môi trường sanhô. Việc sưu tầm cá ở rạn san hô, đặc biệt ở Đông Nam Á (Indonesia và Philippines), đãgây ra những thiệt hại lớn đối với môi trường. Khoảng 80–90% cá cảnh được xuất khẩutừ Philippines được bắt bằng xyanua natri. Chất hóa học này tan trong nước biển và thâmnhập nơi trú ngụ của cá. Cá nhanh chóng bị ảnh hưởng của chất gây mê và bị bắt dễ dàng.Tuy nhiên, hầu hết cá bị bắt do xyanua chết trong vòng vài tháng sau khi bị bắt do tổnthương gan. Hơn nữa, các loài cá khác không được thị trường cá cảnh quan tâm nhưngsống vùng bị thả chất độc cũng bị chết.Đánh cá bằng thuốc nổ là một phương pháp có tính hủy diệt khác mà ngư dân sử dụng đểđánh bắt cá nhỏ. Những thanh đinamit, lựu đạn, hoặc thuốc nổ tự chế được châm ngòihoặc kích hoạt rồi ném xuống nước. Vụ nổ gây chấn động dưới nước, làm nội tạng cá bịvỡ nát và cá chết gần như ngay lập tức. Người ta thường cho nổ lần thứ hai để giết cáccon cá ăn mồi lớn hơn bị thu hút bởi xác những con cá nhỏ bị chết do vụ nổ đầu. Phươngpháp đánh bắt này không chỉ giết cá trong khu vực nổ chính, là còn lấy đi sự sống củanhiều sinh vật khác tại rạn san hô, những sinh vật không phải mục tiêu đánh bắt. Ngoàira, nhiều xác cá không nổi lên mặt nước để được vớt mà chìm xuống đáy biển. Vụ nổ còngiết cả san hô trong khu vực, tiêu diệt chính cấu trúc của rạn, phá hủy nơi cư trú cho cávà các động vật quan trọng khác có tầm quan trọng đối với việc bảo tồn một rạn san hômạnh khỏe. Những vùng từng phủ đầy san hô trở thành hoang mạc đầy vụn san hô, cáchết, và không còn gì khác sau cuộc đánh cá bằng thuốc nổ. Kiểu đánh cá này đã làm chonhiều loài cá bắt đầu quá trình tuyệt chủng.Các hoạt động xây đường, xây cầu, đổ đất lấn biển đã trực tiếp phá hủy các rạn san hô,làm mất đi môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển.4.Hậu quả của sự suy thoái rạn san hôCác rạn san hô bị suy thoái và hủy diệt kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học cũng nhưnguồn lợi hải sản do nhiều loài cá không còn bãi đẻ.Hậu quả thể hiện rõ nhất là sự vắng bóng của nhiều loài hải sản quý hiếm như cá bướm,ốc nón, ốc tù... tại vịnh Hạ Long và các vùng xung quanh. Các rạn san hô biến mất đồngnghĩa với việc chức năng chắn sóng tự nhiên của chúng khi có bão hoặc sóng thần khôngcòn.Những rạn san hô mất đi đồng nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản, các hệ độngthực vật phong phú và mang lại rất nhiều lợi ích về du lịch, thực phẩm, y tế....5.Quản lý và phát triển hệ sinh thái rạn san hôa.Thuận lợi:Với vùng biển nước ta rất có tiềm năng về phát triển hệ sinh thái rạn san hô, với độ mặnvà độ trong tương đối ổn định. Nước ta hiện nay đang phát triển mạnh các dịch vụ dulịch, trong đó du lịch biển mang lại hiệu quả kinh tế rất to lớn nên các hệ sinh thái biển,trong đó có rạn san hô được quan tâm bảo tồn và phát triển ở các khu có tính đa dạng cao,còn các nơi bị suy tàn thì sẽ được đầu tư phục hồi và phát triển.b.Khó khăn:Với trình độ dân trí chưa cao thì lợi nhuận trước mắt mang lại cho các người dân khaithác chưa để cho họ thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết khi khai thác bằng cácdụng cụ như bom, mìn, kích điện để khai thác thủy sản và tiêu diệt các hệ sinh thái ởbiển. Và như đất nước ta hiện nay trình độ khoa học, kỹ thuật, điều kiện chưa cho phépđể có thể kiểm soát hết được các việc đánh bắt đó của người dân. Cộng với việc tuyêntruyền cho người dân nhận thức về hành vi sai trái đó còn hạn chế.Nhà nước chưa đưa ra được hướng giải quyết tốt nhất cho người khai thác để giảm vàngăn cản các hành động hủy diệt các hệ sinh thái biển nhằm chỉ thu được lợi ích trướcmắt mà không có hiệu quả lâu dài để tiến đến phát triển bền vững.Với hiện tượng nóng lên của trái đất thì ngày càng làm cho nhiệt độ của nước biển tănglên, và làm giảm đi sự phát triển của các rạn san hô, tăng độ mặn và độ đục khiến sự pháttriển của các rạn san hô không còn mạnh mẽ như trước nữa.c.Cơ hội:Vùng biển Việt Nam tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới,phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam trên diện tích khoảng 1122 km2. Rạn san hô biển tậptrung với mật độ cao ở vùng biển Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa, biển Hòn MunKhánh Hòa. Sống cùng với hệ sinh thái này là trên 2000 loài sinh vật đáy và cá trong đókhoảng 400 loài cá san hô cùng nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, bàongư, ngọc trai, hải sâm... Ở vịnh Hạ Long, phát hiện được 205 loài san hô cứng, 27 loàisan hô mềm. Ở Côn Đảo, có 219 loài san hô, tập trung thành khu vực lớn kèm theo 160loài san hô.d.Thách thức:Hệ sinh thái rạn san hô Việt Nam đang đối diện với những đe dọa từ con người như đánhbắt cá bằng thuốc nổ, hóa chất độc, khai thác san hô bừa bãi, hoạt động du lịch và cáchoạt động kinh tế, xã hội khác.Người ta ước tính có khoảng 96% san hô bị đe dọa, trong đó 75% bị đe dọa nghiêm trọngvà rất nghiêm trọng.Ở vịnh Bắc Bộ, do nhiệt độ thấp vào mùa đông, vùng biển ven bờ khá nông và thường bịbồi lắng vì vậy vùng biển Vịnh Bắc Bộ kém phát triển so với vùng biển phía Nam, nghèohơn về thành phần loài, kém đa dạng về kiểu kiến trúc rạn và kém về độ lớn, độ che phủcủa rạn.Năm 1985, san hô có hầu khắm các vùng ven đảo ở Vịnh Hạ Long. Đến năm 1998diện tích san hô chỉ còn 2/3 so với năm 1985. Một khảo sát vào tháng 6 năm 2006cho thấy hầu như không còn san hô ở Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Đi cùng với sựsuy thoái của san hô trong vùng là sự vắng bóng của các loại hải sản quý và sự suygiảm sản lượng đánh bắt thủy sản nói chung.Bảng thể hiện sự suy giảm số lượng loài rạn san hô ở Việt Nam.6.Giải phápa, Bảo vệ:Bảo vệ rừng đầu nguồn nhằm điều hòa dòng chảy của các con sông, đồng thời giảm lắngđọng phù sa ở ven biển do các con sông mang tới; ngăn chặn việc chặt phá rừng bữa bài,trồng lại các khu rừng đã bị tàn phá, trên các khu đồi trọc.Quy định chặt chẽ về các vấn đề liên quan đến khai thác và bảo vệ rừngChống ô nhiễm biển từ các nguồn từ lục địa do các chất thải từ các khu công nghiệp venbiển; việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cũng ảnh hưởng khôngít đến thời kì sinh sản và sinh trưởng của các loài động vật sống trong rạn, rạn san hô vàcác vùng xung quah. Ngoài ra còn do các hoạt động khai thác dầu khí, giao thông vận tải,các phương tiện đánh bắt và du lịch trên biển gây ra đối với vùng rạnChống phát triển các nghệ và phương pháp đánh bắt cá ảnh hưởng đến rạn, nhất là sửdụng chất nổ để đánh bắt cá. Quy định các nghề lưới chuyên kéo cá, tôm…không đượckhai thác trong vùng rạnQuy định và thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên ở biển đảo bao gờm cả vùng rạn sanhô để bảo vệ nguồn gen thủy sản, bảo vệ tình trạng nguyên vẹn hệ sinh thái, phục hồinguồn lợi hải sảnNâng cao nhận thức và tuyên truyền cho cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi biển và dựa vàocộng đồng để quản lý có hiểu quảHạn chế sự phát triển và tiêu diệt sao biển gai trong rạn san hô. Vì theo các nhà khoa họcthì trong vòng đời của mình một con sao biển gai có thể ăn hết khoảng 50m2 san hô.b, Phục hồi:* Hồi sinh san hô bằng điện, còn được gọi là công nghệ BIOROCK là phát kiến của nhàkhoa học Thomas Goreau và kiến trúc sư Wolf Hilbertz.Thực hiện ở 2 quốc gia và hiệu quả nhất ở BaliSử dụng các khung kim loại, thường là hình vòm hoặc hình nhà kính, và đánh chìmxuống vị trí phục hồi. San hô được nuôi sống bằng những dây cáp phát đi dòng điện cóđiện áp thấp, đá vôi (thành phần cơ bản của san hô) sẽ tụ lại trên khung kim loại. Sau đó,các công nhân sẽ thu nhặt những mảnh san hô bị gẫy của rạn san hô hư hại cũ và gắn nóvào khung trên.Phương pháp này tuy có hiệu quả nhưng chi phí về bảo dưỡng và vận hành hệ thống gặpkhó khăn* Trồng san hô nhân tạoLombok frags - phương pháp nuôi san hô nhân tạoPhương pháp của Công ty SA Amblard dựa vào hình thức để san hô tự sinh sôi nảy nở.Ðể đạt được mục tiêu đó, công ty đã phải cố gắng tìm kiếm các gốc san hô bố mẹ để nhângiống. Khi khai thác về, họ giành từ 20 - 40% để gây giống, tuỳ theo từng loài. Nhữnggốc san hô được bảo quản trong các ngăn đặc biệt và được để giành cho những lần nhângiống tiếp theo.Ngoài ra, sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước về việcnuôi cấy san hô theo phương pháp nhân tạo, Viện HDH đã phối hợp với tỉnh Bình Địnhtriển khai ứng dụng trồng được khoảng 20ha san hô theo phương pháp nhân tạo tại vùngbiển Gành Ráng.Khi san hô trồng được phát triển ổn định, Viện HDH đã bàn giao lại cho địa phương đểgiao cho dân quản lý, khai thác...Ngoài ra Viện HDH cũng đã trồng khoảng 1ha san hô tại vùng biển Hòn Mun (NhaTrang).Vẫn theo PGS-TSKH Nguyễn Tác An: Trong tự nhiên san hô chỉ phát triển khoảng từ 11,6cm/năm. Nhưng trong điều kiện có tác động nhân tạo, san hô do Viện HDH nuôi cấytrong vòng 6 tháng đã phát triển được từ khoảng 3 -10cm.III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ-Hệ sinh thái rạn san hô là một hệ sinh thái có tầm ảnh hưởng rất quan trọng tớicon người và môi trường các hệ sinh thái xung quanh. “Và là một thành phần khồn thểthiếu nếu muốn lặn biển.”-Nhà nước cần nghiêm cấm và xử phạt nặng đối với các hành vi khai thác bằngchất nổ, chất độc, xung điện, ngăn cấm việc khai khác san hô để bán.-Xúc tiến xây dựng khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì cácquá trình sinh thái quan trọng...-Nâng cao ý thức của người dân trong hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản.IV. TÀI LIỆU THAM KHẢOhttp: khoahoc.com.vnGiáo trình: Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Nguyễn Lâm Anh) /> /> />%B4/index.aspx />

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và khắc phục ô nhiễm môi trường biển tự sinh Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và khắc phục ô nhiễm môi trường biển tự sinh
    • 362
    • 1
    • 1
  • Tài liệu BÁO CÁO Tài liệu BÁO CÁO " HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI HẢI SẢN VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI XÃ NINH ÍCH - ĐẦM NHA PHU, KHÁNH HÒA " pot
    • 8
    • 1
    • 5
  • Báo cáo: Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và khắc phục môi trường biển tự sinh pptx Báo cáo: Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và khắc phục môi trường biển tự sinh pptx
    • 362
    • 851
    • 0
  • Đề tài: Thực trạng công nghiệp ô tô việt nam và giải pháp đẩy mạnh phát triển docx Đề tài: Thực trạng công nghiệp ô tô việt nam và giải pháp đẩy mạnh phát triển docx
    • 94
    • 399
    • 0
  • Nghiên cứu những thách thức và giải pháp chủ yếu phát triển bền vững vùng sinh thái ngập mặn ven biển huyện giao thuỷ  tỉnh nam định Nghiên cứu những thách thức và giải pháp chủ yếu phát triển bền vững vùng sinh thái ngập mặn ven biển huyện giao thuỷ tỉnh nam định
    • 126
    • 383
    • 0
  • Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi nghêu (meretrix lyrata sowerby, 1851) huyện bình đại, tỉnh bến tre Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi nghêu (meretrix lyrata sowerby, 1851) huyện bình đại, tỉnh bến tre
    • 107
    • 452
    • 1
  • Nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học thảm thực vật rừng đặc dụng hương sơn dưới các mức độ tác động hiện trường khác nhau và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững Nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học thảm thực vật rừng đặc dụng hương sơn dưới các mức độ tác động hiện trường khác nhau và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững
    • 128
    • 765
    • 2
  • Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nước sông sặt trên địa bàn tỉnh hải dương Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nước sông sặt trên địa bàn tỉnh hải dương
    • 106
    • 884
    • 7
  • Đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững vùng núi đá vôi ở tỉnh Hà Giang.PDF Đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững vùng núi đá vôi ở tỉnh Hà Giang.PDF
    • 6
    • 248
    • 0
  • Cơ hội, rủi ro và giải pháp cho việc phát triển bền vững hệ thống ngân hàng việt nam Cơ hội, rủi ro và giải pháp cho việc phát triển bền vững hệ thống ngân hàng việt nam
    • 10
    • 230
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(266.44 KB - 10 trang) - Hiện trạng hệ sinh thái rạn san hô việt nam và giải pháp bảo vệ phát triển bền vững Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Giải Pháp Bảo Vệ Rạn San Hô