Hiện Tượng Bóng đè, Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị

Hiện tượng bóng đè, triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị

Bóng đè là trạng thái tỉnh giấc nhưng không thể cử động được cơ thể. Bóng đè xảy ra ở giai đoạn trung gian giữa lúc tỉnh và khi đã chìm vào giấc ngủ sâu.

1. Bóng đè là gì?

2. Nguyên nhân gây ra bóng đè

3. Cách tự chăm sóc

4. Khi nào nên đi khám

5. Điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Bóng đè có phải là một triệu chứng nghiêm trọng?

Những chuyên gia về giấc ngủ cho rằng, trong đa số trường hợp, bóng đè chỉ đơn giản là một dấu hiệu cho thấy cơ thể không hoạt động nhịp nhàng trong lúc ngủ. Rất hiếm khi bóng đè có mối liên hệ với bệnh tâm thần tiềm ẩn.

Trong nhiều thế kỉ, các triệu chứng của bóng đè được mô tả bằng nhiều cách khác nhau và thường đặc trưng cho sự hiện diện của “ma quỷ”. Gần như mọi nền văn minh trong lịch sử đều có những mẫu chuyện về các sinh vật tà ác hù dọa loài người vào ban đêm. Con người cũng đã tìm kiếm sự giải thích từ rất lâu cho những bí ẩn xoay quanh bóng đè khi đang ngủ và cảm giác ghê sợ của nó.

Bóng đè là gì

Bóng đè là trạng thái tỉnh giấc nhưng không thể cử động được cơ thể. Bóng đè xảy ra ở giai đoạn trung gian giữa lúc tỉnh và khi đã chìm vào giấc ngủ sâu. Trong quá trình chuyển đổi đó, đôi khi bạn sẽ không thể di chuyển hay nói chuyện trong vài giây đến vài phút. Vài người còn có thể cảm thấy có áp lực đè nặng lên thành ngực như khi bị ngạt thở và đôi lúc là cảm giác ghê sợ vì nhìn thấy những ảo giác về ma quỷ. Bóng đè có thể đi cùng với các bệnh liên quan giấc ngủ khác, ví dụ như chứng ngủ rũ. Đặc trưng của chứng ngủ rũ là cảm giác quá buồn ngủ, gây ra bởi sự rối loạn điều hòa giấc ngủ của não bộ.

Hiện tượng bị bóng đè khi ngủ

Nguyên nhân gây ra bóng đè

Bóng đè thường xuất hiện ở hai thời điểm. Nếu nó xảy ra khi bạn đang dần chìm vào giấc ngủ, thì đó là bóng đè giai đoạn trước ngủ. Nếu bạn mắc phải bóng đè trong lúc bạn sắp sửa thức giấc, thì nó được gọi là bóng đè giai đoạn sau ngủ.

  • Đối với bóng đè giai đoạn trước ngủ: khi ban đang chìm vào giấc ngủ, cơ thể bạn sẽ từ từ thư giãn. Thông thường, bạn không hề nhận biết được trạng thái này, nên bạn không thể nhận ra sự thay đổi đó. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn giữ được nhận thức trong lúc đang rơi vào giấc ngủ, bạn sẽ thấy rằng mình không thể cử động hay nói chuyện trong lúc đó.
  • Đối với bóng đè giai đoạn sau ngủ: trong giấc ngủ, cơ thể bạn thường xuyên chuyển đổi giữa giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) và giai đoạn không chuyển động mắt nhanh (NREM). Một chu kì ngủ kèo dài khoảng 90 phút. Giấc ngủ NREM diễn ra đầu tiên và chiếm khoảng 75% tổng thời gian ngủ. Trong giấc ngủ NREM, cơ thể được thư giãn và nạp năng lượng. Vào cuối giấc ngủ NREM, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn REM. Hai mắt bạn sẽ chuyển động nhanh và bạn thường sẽ chìm vào giấc mơ, nhưng cơ thể bạn vẫn còn thư giãn. Nếu bạn trở nên có ý thức trước khi chu kì REM kết thúc, bạn cũng sẽ thấy rằng mình không thể cử động hay nói chuyện.

Tỉ lệ gặp phải bóng đè là 4/10 người. Bóng đè thường được bắt gặp ở những người ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nhưng cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc phải. Bóng đè còn có tính di truyền. Những nguyên nhân khác liên quan đến bóng đè bao gồm:

  • Ngủ không đủ giấc
  • Thời gian ngủ không hợp lý
  • Bệnh về tâm thần như stress hay bệnh rối loạn lưỡng cực
  • Ngủ thẳng lưng
  • Những rối loạn về giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ hay chuột rút về đêm
  • Do sử dụng một số loại thuốc, ví dụ như thuốc trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Lạm dụng chất gây nghiện

Phương pháp tự chăm sóc

Không có gì phải sợ những ảo giác về ma quỷ hay người ngoài hành tinh cả. Nếu bạn chỉ bị bóng đè một vài lần, bạn có thể yên tâm và từng bước chế ngự nó. Bắt đầu bằng việc ngủ đúng giờ và đúng giấc. Hãy cố gắng giảm bớt những áp lực trong cuộc sống, đặc biệt là bạn phải thư giãn trước lúc ngủ. Hãy tìm những tư thế ngủ thoải mái hơn nếu bạn có thói quen ngủ thẳng lưng. Và hãy đến gặp bác sĩ, nếu hiện tượng bóng đè trở nên nghiêm trọng đến mức bạn không thể có một giấc ngủ ngon hoặc một giấc ngủ đúng nghĩa, bạn bị thiếu ngủ.

Khi nào nên đi khám

Hãy đi khám nếu bạn có những biểu hiện sau:

  • Bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi sau khi bị bóng đè.
  • Bóng đè khiến bạn luôn mệt mỏi trong ngày hay khó ngủ về đêm.

Gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ có thể sẽ muốn biết thêm về sức khỏe và giấc ngủ của bạn bằng cách yêu cầu bạn làm những việc sau đây:

  • Miêu tả các triệu chứng mà bạn gặp phải và ghi chép lại thới quen đi ngủ trong vài tuần lễ
  • Hỏi về bệnh sử của bạn, bao gồm tiền căn bản thân và gia đình về các bệnh lý rối loạn giấc ngủ
  • Đề nghị bạn với một bác sĩ chuyên khoa tâm thần nhằm đánh giá chuẩn xác hơn
  • Đo đa ký giấc ngủ đêm hay giấc ngủ trưa để chắc chắn rằng bạn không bị thêm những rối loạn giấc ngủ nào khác

Điều trị

Trong phần lớn các trường hợp, chúng ta không cần phải điều trị bóng đè. Điều trị bệnh nền, ví dụ như chứng ngủ rũ, có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cho bạn một giấc ngủ ngon. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Cải thiện thói quen đi ngủ - bạn nên chắc chắn rằng mình có thể ngủ từ sáu đến tám tiếng trong một đêm.
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm nếu có chỉ định của bác sĩ, nhằm điều hòa chu kì giấc ngủ.
  • Điều trị các bệnh nền có liên quan đến tâm thần mà bạn đang mắc phải cũng sẽ góp phần điều trị bóng đè.
  • Điều trị các bệnh nền về giấc ngủ, như chứng ngủ rũ hay chuột rút chân.

Từ khóa » Hiện Tượng Bóng đè Trong Khoa Học