Hiện Tượng Chuyển Loại Lâm Thời Của Từ Tiếng Việt Trong Hoạt động ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng việt trong hoạt động giao tiếp
  • pdf
  • 63 trang
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ĐỖ THỊ LÂM HIỆN TƢỢNG CHUYỂN LOẠI LÂM THỜI CỦA TỪ TIẾNG VIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ THU HƢƠNG HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Nhờ cô, tôi đã học hỏi được rất nhiều về phương pháp nghiên cứu khoa học và biết cách nghiên cứu vẫn đề khoa học một cách nghiêm túc và đúng đắn nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện cũng như giúp đỡ tôi hoàn thành được khóa luận này. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Lâm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào đã công bố trước đây. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được chú thích đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Lâm DANH MỤC VIẾT TẮT ĐT: Động từ DT:Danh từ HT: Hư từ TT: Tính từ TTT: Tình thái từ QHT: Quan hệ từ PT: Phụ từ TrT: Trợ từ Tr: Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 6. Đóng góp ....................................................................................................... 4 7. Bố cục ............................................................................................................ 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 6 1.1 Hoạt động giao tiếp là gì? ........................................................................... 6 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 6 1.1.2 Các nhân tố của hoạt động giao tiếp ........................................................ 6 1.1.3 Các bình diện của từ trong hoạt động giao tiếp ....................................... 9 1.2 Hiện tượng chuyển loại của từ .................................................................. 11 1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 11 1.2.2 Hiện tượng chuyển loại của từ trong ngôn ngữ và hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong lời ........................................................................... 12 1.2.3. Một số hiện tượng chuyển loại của từ ................................................... 14 1.3 Phân biệt hiện tượng chuyển loại của từ với hiện tượng đồng âm và hiện tượng đa nghĩa ................................................................................................. 17 1.3.1 Hiện tượng chuyển loại và hiện tượng đồng âm .................................... 17 1.3.2 Hiện tượng chuyển loại của từ với hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa ...................................................................................................... 19 CHƢƠNG 2 MIÊU TẢ HIỆN TƢỢNG CHUYỂN LOẠI LÂM THỜI CỦA TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP.......................................... 24 2.1 Kết quả thống kê, phân loại ...................................................................... 24 2.2. Hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ ................................................. 24 2.2.1 Chuyển loại giữa danh từ và động từ ..................................................... 24 2.2.1.1. Chuyển loại từ danh từ sang động từ ................................................. 24 2.2.2.2. Chuyển loại từ động từ sang danh từ………………………………..25 2.2.2 Chuyển loại giữa động từ và tính từ....................................................... 28 2.2.2.1 Động từ chuyển loại sang tính từ ................................................................. 28 2.2.2.2. Tính từ chuyển loại sang động từ ....................................................... 29 2.2.3. Chuyển loại giữa tính từ và danh từ ..................................................... 32 2.2.3.1. Chuyển loại lâm thời từ danh từ sang tính từ .................................... 32 2.2.3.2. Chuyển loại lâm thời từ tính từ sang danh từ .................................... 35 2.2.4 Chuyển loại danh từ thành đại từ nhân xưng ......................................... 37 2.3. Hiện tượng chuyển loại từ thực từ thành hư từ (hư hóa) ......................... 39 2.3.1 Danh từ chuyển loại thành hư từ ........................................................ 4039 2.3.2. Động từ chuyển loại thành quan hệ từ .................................................. 41 2.3.3. Chuyển loại giữa hai hư từ .................................................................... 43 KẾT LUẬN .................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾT QUẢ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Trong lịch sử tiếng Việt, có nhiều con đường để phát triển vốn từ, cấu tạo từ mới, các đơn vị từ ghép, từ láy chuyển nghĩa. Và một trong những con đường cơ bản, làm giàu vốn từ cho hệ thống từ vựng tiếng Việt là phương thức chuyển loại của từ. Nhờ phương thức này, tiếng Việt đã sản sinh thêm nhiều đơn vị từ vựng mới đáp ứng nhu cầu giao tiếp và tư duy của con người. 1.2 Trong phương thức chuyển loại, người ta phân biệt: hiện tượng chuyển loại của từ tiếng Việt trong ngôn ngữ và hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. Qua việc khảo sát các tác phẩm văn chương trong văn học Việt Nam hiện đại chúng tôi nhận thấy hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp được sử dụng trong văn chương rất nhiều. Các kiểu chuyển loại này có tác dụng nghệ thuật rất lớn, làm cho văn thơ giàu hình tượng và có tính thẩm mĩ cao. Vì nhận thấy được tầm quan trọng của việc mục đích tu từ trong mỗi tác phẩm văn học nên chúng tôi lựa chọn đề tài Hiện tƣợng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt, ở bình diện lí thuyết, lâu nay đã có nhiều công trình bài viết về nó. Tiêu biểu như các bài nghiên cứu: Trương Văn Trình, Nguyễn Hiến Lê, “đã bàn về từ chuyển loại và vai trò của ngữ cảnh để phân biệt từ loại của từ, đồng thời cũng chỉ rõ: “đừng lẫn với tiếng đồng âm không chỉ có nghĩa khác nhau mà ý cũng có sự khác nhau” [8;Tr 161 – 163]. Ví dụ: (cái cuốc, cuốc đất), cuốc (chim cuốc), quốc (Quốc gia). Điểm đáng lưu ý là có nhiều trường hợp không thể xác định từ thuộc từ 1 loại này có trước hay từ thuộc từ loại kia có trước. “Xét trường hợp từ cuốc dẫn trên hiện nay chúng ta không thể biết được tiền thân đặt ra từ ấy để trỏ đồ vật, rồi mới là để chỉ động tác hay là dùng để chỉ động tác rồi mới trỏ đồ vật. Chủ trương quan niệm về sự vật có trước, không có ảnh hưởng gì đến ngữ pháp. Có điều chắc chắn là hai quan niệm ấy là khái niệm cơ bản, và ngôn ngữ nào có tổ chức hẳn hoi, cũng phải phân biệt tiếng trỏ sự vật và tiếng trỏ sự trạng” [8; Tr 161 – 163]. Như vậy thì theo quan điểm này thì vấn đề nêu trên cũng không ảnh hưởng nhiều đến nghiên cứu hiện tượng chuyển loại trong địa hạt ngữ pháp. Nguyễn Văn Tu đã phân biệt hai cách chuyển loại: “Cách thứ nhất là dùng cách ghép một từ với một từ làm chứng cho nó chuyển loại ví dụ như từ hóa kết hợp với từ quân sự thành quân sự hóa, cách thứ hai là một từ đơn hoặc một từ ghép nào đó có thể chuyển từ loại mà không thay đổi hình thức ví dụ như danh từ thịt chuyển thành động từ thịt...” [9; Tr 86 -92]. Tác giả cho thấy chuyển từ loại là một quan niệm rằng từ loại được cấu tạo theo con đường từ pháp và cú pháp. Nguyễn Kim Thản đã bàn về các hướng chuyển loại, cũng như việc nhận diện cách thức của một nhóm từ có thể chuyển hóa sang từ loại khác [10; Tr 81-97, Tr 325 - 326]. Tác giả đưa ra một số ví dụ khá thuyết phục và thú vị như đại từ nhân xưng hoặc những từ xưng hô chuyển hóa thành động từ, hoặc những trợ từ như: vâng, dạ, ơi, ừ... cũng có thể động từ hóa, v.v.. Bùi Minh Toán bàn về sự biến đổi và chuyển hóa của từ trong hoạt động giao tiếp ở các bình diện như bình diện ngữ âm và hình thức cấu tạo, bình diện ngữ pháp, bình diện chức năng của từ, bình diện phong cách [7; Tr 89-121]. Vũ Thị Ân, Nguyễn Thị Ly Kha bàn về sự chuyển loại của từ đi từ khái niệm đến một số hiện tượng chuyển loại như hiện tượng hư hóa, hiện tượng 2 chuyển loại giữa các thực từ, hiện tượng chuyển loại giữa các hư từ, chuyển tiểu loại, và phân biệt hiện tượng chuyển loại và hiện tượng đồng âm [1; Tr 169 - 178]. Hoàng Văn Hành bàn luận khá chi tiết, đồng thời còn đề cập đến một số cách lí giải hiện tượng này cũng như khẳng định rằng chuyển loại là phương thức cấu tạo từ có quan hệ chặt chẽ với học thuyết về từ loại. Tác giả dường như đồng tình với chủ trương phân định từ loại tiếng Việt phải dựa vào ba tiêu chuẩn: (1) Ý nghĩa khái quát của các lớp từ; (2) Chức vụ của từ khi làm thành phần câu; (3) Khả năng kết hợp của từ với các từ khác như là một đặc trưng thường xuyên. Trong ba tiêu chuẩn này tác giả cho rằng phần lớn sự chú ý của các nhà nghiên cứu vẫn tập trung vào địa hạt cú pháp của từ, do đó, tiểu chuẩn khả năng kết hợp, và chức vụ cú pháp của từ được sử dụng nhiều, được coi là tiêu chuẩn quan trọng. Còn tiêu chuẩn ý nghĩa các từ loại cũng được coi như một tiêu chuẩn quan trọng, nhưng còn ít được khảo sát và đánh giá đúng mức [3; Tr 143-184]. Trên đây là một số công trình bàn về hiện tượng chuyển loại, những công trình này đã đóng góp về mặt lý thuyết và đây cũng là nền tảng, là cơ sở để chúng tôi tiếp tục kế thừa, nghiên cứu. Vận dụng các kết quả nghiên cứu nói trên chúng tôi xem xét cụ thể những hiểu quả mà hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ mang lại trong tác phẩm giao tiếp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Qua việc phân tích hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp nói chung, trong thơ văn nói riêng, thấy được hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ cũng là một biện pháp làm tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm của từ, góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp. 3.2 Nhiệm vụ - Tổng hợp các vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài 3 - Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu - Miêu tả và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngữ liệu được khảo sát trong một số tác phẩm thơ văn Việt Nam hiện đại và trong hoạt động giao tiếp nói chung. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê phân loại - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp hệ thống - Phương pháp miêu tả 6. Đóng góp 6.1. Đóng góp về mặt khoa học Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp. Ngoài ra luận văn còn góp phần tìm hiểu kĩ thêm về hiện tượng chuyển loại của từ tiếng Việt nói chung và hiện tượng chuyền loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp nói riêng, đây cũng là những lớp từ được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nghệ thuật tạo nên những giá trị đặc sắc cho những tác phẩm văn chương, ngôn ngữ văn chương nói chung và ngôn ngữ của từng tác giả nói riêng. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Đề tài khẳng định hiên tượng chuyển loại lâm thời của từ, góp phần nâng cao hiệu quả biểu đạt của tác phẩm văn chương. Các kết quả nghiên cứu 4 của đề tài có thể vận dụng vào thực tiễn giảng dạy từ tiếng Việt, cũng như trong giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường. 7. Bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo khóa luận của chúng tôi gồm có hai chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận - Chương 2: Miêu tả hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Hoạt động giao tiếp là gì? 1.1.1 Khái niệm Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa các thành viên trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể tồn tại ở dạng nói hoặc dạng viết. Giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện ngôn ngữ khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (Tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất, và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà giao tiếp giữa con người với nhau mới có thể duy trì như: trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ,... để tổ chức xã hội. Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ... để tổ chức xã hội hoạt động. 1.1.2 Các nhân tố của hoạt động giao tiếp Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra hoạt động giao tiếp lại vừa chi phối tới hoạt động giao tiếp. Các nhân tố chính đó là: 1.1.2.1 Nhân vật giao tiếp Là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra lời nói. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm vai trò người phát (nói/viết) hoặc người nhận (nghe/ đọc). Giữa các nhân vật giao tiếp có thể có các quan hệ cùng vai (như quan hệ bạn học, đồng nghiệp với nhau...) hoặc quan hệ khác vai (quan hệ cha mẹ với con, thầy cô giáo với học sinh...). Muốn cuộc giao tiếp đạt kết quả như mong muốn, người phát cần phải xác định đúng quan hệ vai giữa mình với người nhận để lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp nhất. 6 Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp về lứa tuổi, về nghề nghiệp, về giới tính, về trình độ hiểu biết, về vốn sống, về địa vị xã hội... đều ảnh hưởng và để lại dấu ấn trong hoạt động giao tiếp, nhất là trong các ngôn bản. Nhân tố nhân vật giao tiếp trả lời cho các câu hỏi: ai nói (ai viết)?, nói với ai?, viết cho ai? 1.1.2.2 Hiện thực được nói tới Đây là nhân tố nội dung giao tiếp nó bao gồm những sự kiện, hiện tượng, sự vật trong thực tế khách quan và những tình cảm, tâm trạng của con người. Hiện thực được nói tới tạo thành đề tài và nội dung của hoạt động giao tiếp. Nhân tố này cũng luôn ảnh hưởng đến những hình thức và đặc điểm của hoạt động giao tiếp, của ngôn ngữ. Nhân tố nội dung giao tiếp trả lời cho các câu hỏi: nói (viết) cái gì?/ về vấn đề gì? Chẳng hạn, nếu nói về vấn đề khoa học thì ngôn ngữ, cách diễn đạt, cách cấu tạo ngôn bản có nhiều điểm khác với việc nói về tình cảm, cảm xúc của con người. 1.1.2.3 Hoàn cảnh giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh diễn ra cuộc giao tiếp. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như các hoạt động khác của con người nó luôn luôn diễn ra trong hoàn cảnh nhất định. Đó là hoàn cảnh không gian, thời gian với những đặc điểm của môi trường mà hoạt động giao tiếp diễn ra (hoàn cảnh giao tiếp hẹp). Đó còn là hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa,... của dân tộc, của đất nước (hoàn cảnh giao tiếp rộng). Các nhân tố trong hoàn cảnh giao tiếp luôn luôn chi phối tới các phương tiện của hoạt động giao tiếp: từ việc lựa chọn nội dung đến cách thức thể hiện, và cả những nghi thức trong giao tiếp. Nhân tố hoàn cảnh giao tiếp trả lời cho câu hỏi: nói (viết) trong hoàn cảnh nào? 7 1.1.2.4 Mục đích giao tiếp Giao tiếp có thể nhằm nhiều mục đích khách nhau, có thể nhằm mục đích làm quen, bày tỏ nỗi vui mừng, lo lắng, thông báo cho người nghe một tư tưởng, một nhận thức, đưa ra một lời mời hay một yêu cầu đòi hỏi người nghe phải thực hiện, đặt ra một câu hỏi về một vấn đề mà mình chưa rõ để người nghe giải đáp..., với cuộc giao tiếp có nhiều mục đích thì có mục đích chính và mục đích phụ. Khi đạt được mục đích đã đặt ra thì hoạt động giao tiếp đã đạt được hiệu quả. Nhân tố mục đích giao tiếp trả lời các câu hỏi : nói (viết) để làm gì? 1.1.2.5 Phương tiện và cách thức giao tiếp Phương tiện giao tiếp ở đây là ngôn ngữ, là tiếng Việt đối với đại đa số người Việt Nam. Song tiếng Việt gồm nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, và có sự phân biệt ở mức độ nhất định giữa cách tiếng địa phương, các ngôn ngữ nghề nghiệp, chuyên môn. Do đó tùy từng phạm vi, từng lĩnh vực hoạt động của con người, những nhân vật giao tiếp lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ thích hợp hơn nữa trong hoạt động giao tiếp còn có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau: nói miệng hay dùng văn bản viết, trong văn bản viết thì dùng dạng văn xuôi hay văn vần, để trình bày trực tiếp nội dung cần giao tiếp hay trình bày thông qua hình ảnh, sự so sánh ví von... tất cả điều đó đều ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp, đến việc hình thành ngôn bản. Nhân tố này trả lời cho câu hỏi: nói (viết) như thế nào? Tóm lại: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn có sự chi phối của nhiều nhân tố. Chúng tác động đến sự hình thành và lĩnh hội ngôn bản, đồng thời để lại dấu ấn trong ngôn bản - những nhân vật giao tiếp cần ý thức rõ điều đó để sử dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả và đạt được mục đích 8 1.1.3 Các bình diện của từ trong hoạt động giao tiếp Từ là một trong những đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ. Nó luôn luôn là tổng thể của hai mặt âm thanh và ý nghĩa. Khi viết, mặt âm thanh được thể hiện bằng chữ viết. Muốn thực hiện sự giao tiếp (nói hoặc viết) phải dùng từ để cấu tạo các đơn vị lớn hơn, như cụm từ, câu... Vậy từ chính là ngôn ngữ nhỏ nhất có thể dùng độc lập để cấu tạo câu. 1.1.3.1 Bình diện hình thức ngữ âm và cấu tạo Về hình thức, từ được tạo nên bởi âm thanh. Các âm thanh này kết hợp với nhau theo các quy tắc ngữ âm của mỗi ngôn ngữ. Ở tiếng Việt, mỗi từ đơn thường cấu tạo gồm một âm tiết (một tiếng), âm tiết có thể tối đa bao gồm phụ âm đầu, vần (tối đa có ba âm : âm đệm, âm chính, âm cuối) và thanh điệu. Ví dụ: Từ “Toản” Trong đó phụ âm đầu T; vần: oan; âm đệm: o; âm chính: a; âm cuối: n; và thanh điệu là dấu hỏi. Còn tối thiểu âm tiết có âm chính và thanh điệu Ví dụ: (cô) ả, (cái) ô, ý(lớn), ý (nhỏ)... Các từ phức thì mỗi từ gồm nhiều tiếng. Các tiếng đó phối hợp với nhau theo hai phương thức chủ yếu. - Phương thức lặp: tạo ra các từ láy. Ví dụ: Chuồn chuồn, xấu xí, ngoằn ngèo... - Phương thức ghép: tạo ra các từ ghép. Ví dụ: Đất nước, xe máy... 1.1.3.2. Bình diện nghĩa Nghĩa của từ là những nội dung nhận thức, và có thể ứng với các đối tượng của hiện thực mà con người nhận thức và dùng từ để gọi tên. Ví dụ: Cây, nhà, cao, hoa hồng, chạy chọt... Nghĩa của từ còn là các khái niệm trong nhận thức, tư duy của con người. Nghĩa của từ còn bao gồm các loại nghĩa ngữ pháp, trong đó chủ yếu là nghĩa biểu hiện quan hệ của các từ trong cụm từ, trong câu. 9 Ví dụ: Từ “của” biểu hiện quan hệ sở thuộc, sở hữu; Từ “vì” biểu hiện quan hệ nguyên nhân,... Các loại ý nghĩa trên có thể là các thành phần ý nghĩa và ngược lại, nhiều từ có thể đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau. Trong quá trình sử dụng vào hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ còn có sự biến đổi, chuyển hóa. 1.1.3.3. Bình diện ngữ pháp Đó là bình diện của những thuộc tính, những đặc điểm trong việc tổ chức hệ thống ngôn ngữ và cấu tạo các đơn vị lớn hơn từ. Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt nhìn chung biểu lộ ở hình thức cấu tạo và hình thức biến đổi của nó. Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt chỉ biểu lộ trong cụm từ và trong câu, khi từ kết hợp với các từ khác ở trước và ở sau nó. Ví dụ: Bác đã đi rồi sao bác ơi! (Tố Hữu) Từ đi kết hợp với các phụ từ đã ở trước và rồi ở sau. Điều đó chứng tỏ nó mang đặc điểm ngữ pháp của động từ. Cùng với bình diện nghĩa, bình diện ngữ pháp của từ có vai trò quyết định trong sự kết hợp của các từ thành cụm từ, thành câu. Nếu sự kết hợp không tương ứng với các đặc điểm ngữ pháp của từ thì mắc lỗi về dùng từ và cả lỗi về đặt câu. Ví dụ: Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điểm hình đã bị nghiệt ngã xuống dòng đời đen tối. Ở câu này, từ nghiệt ngã dùng không đúng cả về nghĩa, về đặc điểm ngữ pháp. Về nghĩa, nghiệt ngã là khắt khe, cay nghiệt đến mức không thể chịu đựng nổi. Về ngữ pháp, nghiệt ngã có đặc điểm của tính từ, không thể kết hợp với từ bị ở trước và xuống dòng đời đen tối (chỉ hướng) ở sau. Ta có thể chữa là: Chị Dậu là người phụ nữ nông dân đã bị đối xử nghiệt ngã trong 10 dòng đời đen tối (hoặc... đã bị cuộc đời nghiệt ngã đẩy xuống dòng đời đen tối...) 1.1.3.4. Bình diện phong cách Được sử dụng trong giao tiếp với một lịch sử lâu dài, ở các từ dần dần định hình những đặc điểm về phong cách, về lĩnh vực và phạm vi sử dụng. Những đặc điểm này trở thành những nét đặc thù của từ về mặt sử dụng, chúng tạo nên bình diện phong cách của từ. Cùng với hình thức ngữ âm, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm phong cách có thể được ghi nhận trong từ điểm để xác nhận nét riêng biệt của từ và hướng dẫn cách dùng từ. Ở bình diện phong cách có thể phân biệt các từ đa phong cách và các từ chuyên phong cách. Đa phong cách là những từ không mang những đặc trưng phong cách chuyên biệt, mà trung hòa về những đặc điểm phong cách. Chúng có thể thích hợp với mọi phong cách ngôn ngữ (sinh hoạt, khoa học, hành chính, nghị luận, báo chí hay văn chương nghệ thuật). Do đó, có thể dùng những từ ngữ đó ở mọi phong cách chức năng ngôn ngữ, mọi hoàn cảnh giao tiếp, mọi lĩnh vực, mọi nghề nghiệp, mọi địa phương,... với những giá trị về cơ bản giống nhau. Ví dụ: Các từ người, đi, ăn, nước, cây, đẹp, tốt, xấu... *Tóm lại: Trong hoạt động giao tiếp các bình diện của từ có sự chuyển hóa, như từ từ loại này có thể chuyển sang từ loại khác. 1.2 Hiện tƣợng chuyển loại của từ 1.2.1. Khái niệm Khi sử dụng, đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ được hiện thực hóa. Do tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ, nên một từ có thể mang đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của nhiều từ loại hoặc tiểu loại. Mỗi lần sử dụng trong câu, đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của một trong số n từ loại ấy được hiện 11 thực hóa. Hiện tượng chuyển loại của từ là sự chuyển hóa từ ở phạm trù từ loại hoặc tiểu loại này sang phạm trù từ loại hoặc tiểu loại khác với sự giúp đỡ của phương tiện cấu tạo từ tối thiểu mà ngôn ngữ có được. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, hình thức đánh dấu sự chuyển loại từ là khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp [3;Tr 169]. Ví dụ: Từ loại (tiểu loại) gốc Chuyển loại Cái bừa, cái cuốc (DT) Đang bừa, đang cuốc (ĐT) Cái xe, cái bát (DTK) 2 xe cát, 2 bát cơm (DTĐV) Mỉm cười (ĐTNĐ) Nó cười cho đấy (ĐTNgĐ) 1.2.2 Hiện tƣợng chuyển loại của từ trong ngôn ngữ và hiện tƣợng chuyển loại lâm thời của từ trong lời Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ loại tiếng Việt là một hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ, là một trong các phương thức cấu tạo từ có khả năng sản sinh rất cao. Bản chất của hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp là sử dụng vỏ âm thanh có sẵn tạo ra các loại đơn vị mới mang nội dung, ý nghĩa có liên quan đến nội dung ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ có sẵn những nó lại biểu thị một chức năng khác trong hoạt động ngôn ngữ. Hiện tượng chuyển loại nhằm tạo ra đơn vị mới dựa trên cơ sở âm thanh có sẵn nó được thừa nhận như một cách thức mở rộng vốn từ. Ví dụ: “Bó(1) một bó(2) lúa.” Ở ví dụ trên ta thấy xuất hiện hai từ bó nếu như bó(1) chỉ hành động thì bó(2) đã chuyển sang danh từ, trong cùng một câu đã xuất hiện, hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ. Từ ví dụ trên cho ta thấy ngoài việc mở rộng vốn từ ra thì hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao 12 tiếp còn góp phần làm tăng sự phong phú, đa dạng cho phương tiện biểu đạt. Đây cũng là biểu hiện của quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ. Phân biệt hiện tượng chuyển loại và hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong hoạt động giao tiếp: Chuyển loại lâm thời diễn ra trong hoạt động giao tiếp. Ví dụ như: “Hạnh phúc thay mỗi ngày vui như tết Trên cao xanh bom đạn lặng im” (Tố Hữu) Ở câu thơ trên ta thấy từ in đâm cao xanh vốn là tính từ chỉ trạng thái nhưng khi đặt vào trong câu thơ trên đã chuyển sang danh từ nhằm nhấn mạnh sự hòa bình, sự bình yên hạnh phúc tươi vui của đất nước. Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ xuất hiện trong những câu văn, câu thơ cụ thể của các tác giả cụ thể. Nó không được ghi lại trong ngôn ngữ, hay nói cách khác đây chính là hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ trong lời nói. Trong khẩu ngữ, hiện tượng chuyển loại lâm thời với chuyển nghĩa cũng thường được sử dụng. Những từ như: rùa, muỗi, đàn bà, gái,... vốn là danh từ, nhưng trong giao tiếp chúng lại được dùng với tư cách một tính từ hay động từ. Sau đây là một số ví dụ về hiện tượng chyển loại và chuyển nghĩa được dùng trong khẩu ngữ: Ví dụ: - Thiết bị được đua về cơ sở với tốc độ rùa. ( Đài truyền hình Hà Nội đưa tin về giáo dục) - Việc ấy ư? Muỗi! - Sao anh đàn bà thế? 13 Vậy nên chúng ta có thể cho rằng hiện tượng chuyển loại của từ trong ngôn ngữ ổn định hơn hiện tượng chuyển loại lâm thời trong lời nói, vì trong lời nói, trong hoạt động giao tiếp ta còn phải phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phong cách giao tiếp... *Tóm lại: Chúng ta cần phân biệt hiện tượng chuyển loại ổn định trong ngôn ngữ với hiện tượng chuyển loại chỉ có tính chất lâm thời trong điều kiện và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, đặc biệt, ít phổ biến và thường mang tính chất tu từ. 1.2.3. Một số hiện tƣợng chuyển loại của từ 1.2.3.1 Hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ - Chuyển loại giữa danh từ và động từ: Thường gặp danh từ chỉ công cụ chuyển loại thành động từ chỉ hoạt động dùng công cụ ấy. Ví dụ: Cái cày, cái cuốc, cái bơm (DT)  đã cày, sẽ cuốc, đang cưa, đang bơm (ĐT) Một số danh từ chỉ khái niệm, danh từ tổng hợp cũng có khả năng chuyển loại thành động từ. Ví dụ: Có ý thức, có những nhận thức mới, những ngày lễ lạt (DT) → Ý thức được việc đó; nhận thực lại vấn đề; Nó vẫn lễ lạt sếp luôn luôn (ĐT) Ta cũng thường gặp trường hợp ĐT chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng (thường là từ hai âm tiết) chuyển loại thành DT. Ví dụ: a. đang suy nghĩ mông lung 14 Tải về bản full

Từ khóa » Ví Dụ Về Sự Chuyển Loại Của Từ