Hiện Tượng Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
- Sự Vật Hiện Tượng Nào Dưới đây được Coi Là Hai Mặt đối Lập Của Mâu Thuẫn
- Sự Vật Hiện Tượng Nào Dưới đây Là Mặt đối Lập Của Mâu Thuẫn Theo Quan điểm Triết Học
- Sự Vật Hiện Tượng Sẽ Không Có Sự Phát Triển Nếu
- Sự Vật Hiện Tượng Tồn Tại Khách Quan Là Gì
- Sự Vật Hiện Tượng Tồn Tại Và Thể Hiện đặc Tính Của Mình Thông Qua
Mục lục bài viết
- Hiện tượng là gì?
- Quan điểm liên quan đến bản chất và hiện tượng
- Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Hiện tượng là từ ngữ thông dụng được sử dụng một cách phổ biến trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều nắm được những khái niệm, mối liên hệ đối với vấn đề này.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Hiện tượng là gì?
Hiện tượng là gì?
Hiện tượng là sự kiện xảy ra mà con người có thể quan sát, nhận biết được, thuật ngữ hiện tượng thường nói đến một sự kiện hay sự việc gì đó bất thường và đặc biệt đối với người quan sát hoặc có thể là một sự kiện hay sự việc bình thường, thường dùng cho giới khoa học sử dụng.
Bản chất và hiện tượng là cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác-Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật với hiện tượng phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. Nội dung về cặp phạm trù này đã được đưa vào chương trình giảng dạy của một số khối trường Đại học theo quyết định.
Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm một số thông tin có liên quan đến cặp phạm trù bản chất và hiện tượng trong nội dung tiếp theo của bài viết hiện tượng là gì?.
Quan điểm liên quan đến bản chất và hiện tượng
– Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung nhưng không đồng nhất với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản chất. Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại, hay cùng một bậc.
– Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin cho rằng: Cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan là cái vốn có của sự vật không do ai sáng tạo ra, bởi vậy sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Những yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen, chằng chịt. Trong đó, có những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định. Những mối liên hệ tất nhiên đó tạo thành bản chất của sự vật. Vậy bản chất là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật còn hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái khách quan không phải do cảm giác của chủ quan con người quyết định.
– Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc không hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng. Họ cho rằng, bản chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt ra, còn hiện tượng dù có tồn tại những đó chỉ là tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con người.
Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Thứ nhất: Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
– Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.
– Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ:
+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra ua hiện tượng, bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tướng ứng.
+ Hiện tượng bao giò cũng là sự biểu hiện của bản chất, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó nhiều hoặc ít.
– Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau: Bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ thay đổi theo, khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất đi.
– Nhờ sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa các quy định sự vận động, phát triển của sự vật với những biểu hiện rất nhiều.
Thứ hai: Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống
Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người có nhận thức được hay không. Nguyên nhân là do:
– Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt với nhau.
– Sự vật tồn tại khách quan mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong sự vật. Do đó, đương nhiên là chúng cũng tồn tại khách quan.
– Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan.
Thứ ba: Thông nhất với nhau, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn
– Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng:
Tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, về căn bản là phù hợp với nhau, nhưng chúng không bao giờ phù hợp với nhau hoàn toàn.
– Sự không hoàn toàn trùng khớp khiến cho sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là một sự thống nhất mang tính mâu thuẫn. Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ: Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật. Còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt.
– Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện tượng không ổn định, nó luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất.
+ Các điều kiện tồn tại bên ngoài đó là sự tác động qua lại của sự vật này với sự vật khác lại thường xuyên biến đổi. Hiện tương thường xuyên biến đôi, trong khi bản chất vẫn giữa nguyên.
+ Có tình hình đó là do nội dung của hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật, mà còn bời những điều kiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động qua lại của nó với các sự vật xung quanh.
+ Điều đó không có nghĩa là bản chất luôn giữ nguyên như cũ từ lúc ra đời cho đến lúc mất đi. Bản chất cũng biến đổi, nhưng là biến đổi rất chậm so với hiện tượng.
Như vậy, Hiện tượng là gì? Đã được chúng tôi trình bfy chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích rất cụ thể cặp phạm trù bản chất và hiện tượng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Từ khóa » Sự Vật Hiện Tượng Là Gì
-
Sự Vật Là Gì? Tại Sao Sự Vật Hay đi Cùng Với Hiện Tượng?
-
Sự Vật, Hiện Tượng Là Gì - Thả Rông
-
Chất Và Lượng Của Sự Vật Và Hiện Tượng Là Gì?
-
Hiện Tượng Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Chất Của Sự Vật, Hiện Tượng Là Gì Cho Ví Dụ
-
Độ Của Sự Vật Hiện Tượng Là Gì? - HOC247
-
Mối Liên Hệ Của Các Sự Vật Hiện Tượng Là Gì? Xác định Câu Trả Lời ...
-
Trong Triết Học, độ Của Sự Vật Và Hiện Tượng Là Giới Hạn Mà Trong đó?
-
Sự Vật Là Gì? Các Danh Từ Chỉ Sự Vật? Ví Dụ Về Từ Chỉ Sự Vật?
-
Thế Nào Là Chất Và Lượng Của Sự Vật Và Hiện Tượng? Cho Ví Dụ?
-
Trong Triết Học, độ Của Sự Vật Và Hiện Tượng Là Giới Hạn Mà Trong đó
-
Cách Thức Phát Triển Của Sự Vật, Hiện Tượng Là Gì
-
Bài 3. MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT HIỆN ...