Hiện Tượng Nào Sau đây Không Phải Là Hai Mặt đối ... - Luật Hoàng Phi

Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Vậy Hiện tượng nào sau đây không phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn là câu hỏi được độc giả quan tâm.

Câu hỏi:

Hiện tượng nào sau đây không phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Bảng đen và phấn trắng.

B. Sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.

C. Đồng hóa và dị hóa của một sinh vật.

D. Điện tích âm và điện tích dương của một nguyên tử.

Đáp án:

Đáp án đúng cho câu hỏi Hiện tượng nào sau đây không phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn? là đáp án:

A. Bảng đen và phấn trắng.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:

Theo quan điểm triết học Mác Lênin giải thích về mâu thuẫn như sau: Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

Như vậy có thể thấy mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng những khuynh hướng, mặt đối lập, từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng. Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bởi cái mới.

Đáp án A. Bảng đen và phấn trắng không thuộc một chỉnh thể, nên không phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn trong triết học. Do đó đáp án đúng cho câu hỏi  Hiện tượng nào sau đây không phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn là đáp án: A. Bảng đen và phấn trắng.

Có thể thấy bên cạnh việc nằm trong một chỉnh thể, hai mặt của mâu thuẫn vừa đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

+ Mặt đối lập của mâu thuẫn: Mặt đối lập là những mặt mà có những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định mà có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội.

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập: Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau của các mạt đối lập, tự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề. Sự thống nhất đó tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Khi ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng có biểu hiện tác động ngang nhau, đó chỉ là trạng thái vận động khi có sự diễn ra căn bằng.

+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lợi với nhau theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất.

Các đáp án còn lại như sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế; Đồng hóa và dị hóa của một sinh vật hay Điện tích âm và điện tích dương của một nguyên tử đều thuộc một chỉnh thể, trong đó hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Do đó các đáp án trên đều là hiện tượng của hai mặt đối lập của mâu thuẫn.

Từ khóa » Sự Vật Hiện Tượng Nào Dưới đây được Coi Là Hai Mặt đối Lập Của Mâu Thuẫn