Hiện Tượng Ngủ Rũ ở Trẻ Em Là Gì, Có đáng Lo Ngại Không? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Ngủ rũ ở trẻ em là hiện tượng gì?
Ngủ rũ là hiện tượng giấc ngủ bị rối loạn với nguyên nhân gây ra có thể do não bị mất cân bằng hóa học, do một số khiếm khuyết về di truyền, tổn thương hoặc một số tác nhân khác như căng thẳng, nhiễm trùng hay tiếp xúc với các loại độc tố.
Đối với trẻ em bị mắc chứng ngủ rũ, thường có biểu hiện buồn ngủ đến mức không thể kiểm soát được và cơn buồn ngủ có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu và không phân biệt thời điểm nào.
Trẻ em là đối tượng cũng có thể gặp các bệnh lý có liên quan tới giấc ngủ
Một số biểu hiện điển hình của bệnh bao gồm:
-
Có cảm giác buồn ngủ quá mức, không thể kiểm soát được vào ban ngày: điều này gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, hoạt động của trẻ bởi thường xuyên thấy mệt mỏi và có thể đột nhiên chìm vào giấc ngủ.
-
Trương lực cơ bị mất đột ngột: có nghĩa là các cơ trở nên yếu trong vài giây hoặc vài phút với nguyên nhân đến từ sự căng thẳng hoặc những cảm xúc quá mãnh liệt, kể cả cười đùa, bất ngờ hay giận dữ, sợ hãi. Lúc này, cơ thể đột nhiên yếu đi, có thể dẫn đến ngã. Một số trường hợp yếu cơ mặt khiến mí sụp, thè lưỡi, nói lắp hoặc có các biểu hiện bất thường.
-
Bóng đè: là khi đang trong giấc ngủ song xảy ra hiện tượng liệt tạm thời, không còn khả năng di chuyển, nói mớ, kéo dài từ vài giây cho tới vài phút và gây cảm giác sợ hãi.
-
Trẻ gặp ảo giác: mà thường là những ảo giác rất đáng sợ như bị xua đuổi, rình mò hoặc những hình ảnh kỳ dị.
-
Trẻ thực hiện các hành vi một cách vô thức trong khi ngủ song không lưu lại ký ức về việc đó.
-
Ngoài ra, còn có thể có các biểu hiện khác như: béo phì, dậy thì sớm, thường xuyên thức giấc đột ngột vào đêm.
Bệnh khiến trẻ ngủ nhiều, ngủ đột ngột song không ngon giấc
2. Ngủ rũ ở trẻ em có thể dẫn đến những hậu quả nào?
Với đặc tính gây ra sự buồn ngủ quá mức ở trẻ ở bất kỳ thời gian cũng như địa điểm nào, đặc biệt là có thể ngay trong khi đang hoạt động, ngủ rũ có thể dẫn tới một số vấn đề như:
-
Khiến cho trẻ trở nên uể oải, mệt mỏi.
-
Khả năng ghi nhớ cũng như tập trung kém khiến việc học hành không đạt được kết quả tốt, chán học.
-
Khả năng vận động cũng kém, khó tham gia vào các hoạt động chung của tập thể, khó hòa nhập.
-
Dễ bị tăng cân, béo phì.
-
Do đột ngột chìm vào giấc ngủ nên khiến trẻ có thể bị trêu chọc, gây cảm giác tự ti, sợ hãi, xấu hổ.
-
Không có hứng thú tham gia vào bất cứ hoạt động nào.
3. Cách điều trị hiệu quả cho trẻ
Để điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em, cần kết hợp giữa việc sử dụng thuốc, thay đổi các thói quen chưa tốt và tạo sự cảm thông, quan tâm từ cộng đồng. Mục tiêu hướng tới của điều trị là giúp kiểm soát các cơn buồn ngủ ban ngày để trẻ có thể trở nên tỉnh táo hơn.
Sử dụng thuốc để điều trị
Khi trẻ thường xuyên rơi vào trạng thái ngủ đột ngột vào ban ngày quá nhiều, có thể sử dụng thuốc nhằm mục đích tạo sự tỉnh táo.
-
Thuốc kích thích sự tỉnh táo ở trẻ: là các dòng thuốc như: Modafinil, Methylphenidate…
-
Thuốc có tác dụng chống trầm cảm như: Desipramine, Protriptyline…
Tất cả các loại thuốc này chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn và chỉ định căn cứ vào đặc điểm cụ thể trong từng trường hợp.
Dùng thuốc không phải là phương pháp có thể mang lại hiệu quả tốt nhất
Thay đổi hoặc hình thành các thói quen
Cha mẹ có thể hướng dẫn cho con thực hiện một số việc như:
-
Cho con ngủ các giấc ngắn trong khoảng 30 phút để giúp con bớt đi cảm giác buồn ngủ trong một vài tiếng.
-
Khuyến khích, cùng con tập thể dục hoặc tham gia vận động trong khoảng thời gian thích hợp.
-
Tập cho con đi ngủ và thức dậy vào những thời gian nhất định, lặp đi lặp lại để hình thành thói quen.
-
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, cho con ăn thêm các loại vitamin, khoáng chất, các chất có lợi cho sức khỏe.
-
Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn được tĩnh lặng, thoải mái, không cho con sử dụng thiết bị điện tử nhiều và sử dụng trước khi ngủ.
-
Hướng dẫn con tự nhận biết về bệnh của mình và thường xuyên giám sát nhằm phòng tránh hiện tượng trẻ bị ngã khi đột ngột ngủ trong lúc đang vận động.
Trẻ cần được vui chơi, vận động phù hợp trong sự giám sát của người lớn
Tạo nên sự cảm thông ở những người sống xung quanh trẻ
Cha mẹ nên thông báo cụ thể về tình trạng sức khỏe của con cho nhà trường, thầy cô, bạn bè. Từ đó, không chỉ tạo ra sự cảm thông, giúp đỡ trẻ hòa nhập mà còn có thể giúp trẻ luôn nhận được sự quan tâm, tránh gặp phải những tình huống nguy hiểm do bệnh gây nên.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho con được tiếp cận với các phương pháp trị liệu về giấc ngủ để góp phần nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng này.
4. Địa chỉ để điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em
Có thể nói, đây là loại bệnh đặc biệt và hiện nay chưa có một phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị một cách triệt để song việc cải thiện triệu chứng là điều cha mẹ có thể hoàn toàn thực hiện được cho con.
Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hoặc gặp phải những vấn đề khác về giấc ngủ, bạn có thể đưa con đến khám tại Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Chuyên khoa Nhi của MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm
Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước khám lâm sàng, hỏi thăm về thói quen ngủ, những bất thường trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ; đồng thời có thể sử dụng một số thiết bị chuyên dụng để đo, tìm các tín hiệu giấc ngủ của trẻ…
Từ việc kiểm tra, xác định, bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ các cách thức cụ thể nhằm giúp con khắc phục tình trạng, đảm bảo cho cuộc sống được diễn ra bình thường.
Không chỉ điều trị các triệu chứng cũng như bệnh lý liên quan tới giấc ngủ, chuyên khoa còn thực hiện hoạt động khám, điều trị tất cả bệnh lý có thể gặp ở đối tượng trẻ em nhằm mục tiêu mang lại cho con bạn một sức khỏe tốt nhất để phát triển.
Đội ngũ bác sĩ của chuyên khoa không chỉ chuyên môn tốt mà còn nhiều kinh nghiệm cũng như giàu tình cảm với trẻ, mang đến sự an tâm cho các bậc cha mẹ.
Quý phụ huynh hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để nhận được sự giúp đỡ của MEDLATEC một cách nhanh chóng.
Từ khóa » Em Buồn Ngủ
-
EM NGỦ CHƯA? | OFFICIAL MV | Trịnh Thăng Bình X OSAD
-
Vì Sao Chúng Ta Có Cảm Giác Buồn Ngủ? | Vinmec
-
12 Cách Hết Buồn Ngủ, Tăng Sự Tập Trung để Làm Tốt Mọi Việc
-
Thường Xuyên Buồn Ngủ- Cảnh Báo Nguy Cơ Mắc Nhiều Bệnh
-
Mất Ngủ Và Buồn Ngủ Ban Ngày Quá Mức (EDS) - Rối Loạn Thần Kinh
-
Em Buồn Ngủ - Myclip
-
BUỒN NGỦ BAN NGÀY QUÁ MỨC | Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe ...
-
12 Cách Hết Buồn Ngủ Giúp Bạn Tỉnh Táo Cả Ngày
-
Cho Bé Gối Gối Trẻ Em Chống Buồn Ngủ Đầu Trẻ Sơ Sinh 0-1 Tuổi ...
-
Em Hay Bị Khó Thở, Hụt Hơi, Hơi Thở Ngắn, Ngáp Rất Nhiều Dù Không ...
-
Sách - KĨ Năng An Toàn Dành Cho Bé 2-6 Tuổi Em Tôi Buồn Ngủ Buồn ...
-
Tại Sao Bạn Buồn Ngủ Sau Khi ăn? - CIH
-
Buồn Ngủ - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận