Hiện Tượng Ngực Chảy Xệ Sau Khi Sinh - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tuyến vú và vai trò của tuyến vú
- Cấu tạo của tuyến vú
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của tuyến vú
- Các mức độ chảy xệ của ngực
- Nguyên nhân ngực chảy xệ sau mang thai
- Giải pháp giúp vòng 1 săn chắc sau sinh
- Phẫu thuật treo ngực sa trễ
Vú là bộ phận sinh dục phụ. Tuyến vú có cả ở nam và nữ. Tuy nhiên, chúng có sự quan trọng nhất định trong đời sống. Đừng chủ quan với các bước chăm sóc tuyến vú. Nhất là việc ngực bị chảy xệ sau khi sinh thì phải làm thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!
Tuyến vú và vai trò của tuyến vú
Vú là một bộ phận nhô lên, nằm ở trước ngực của người. Chức năng vú là tiết ra sữa vào núm vú để nuôi con, làm người phụ nữ được nếm trải thiên chức làm mẹ.
Vú cũng là đai khoái cảm tình dục quan trọng, mang lại khoái lạc thần tiên cho người phụ nữ. Đồng thời, tuyến vú của phụ nữ khiến nam giới không ngừng mơ tưởng, ham muốn.
Trong thời kỳ rụng trứng, sự tăng hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ làm cho vú căng phồng, quyến rũ. Bầu ngực cao săn chắc là niềm kiêu hãnh của phái nữ, mang lại những đường cong sinh lý hấp dẫn, tạo nên sự tự tin, kiêu kỳ của nữ giới.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc mẹ sau sinh, tải ngay ứng dụng YouMed.
Như vậy, xét về khía cạnh sinh học, vú chỉ có chức năng tạo sữa, nuôi con và hấp dẫn bạn khác giới. Xét về khía cạnh xã hội học, bộ ngực, nhất là bộ ngực của phụ nữ, dần được đánh giá là một phẩm chất của con người.
Cấu tạo của tuyến vú
Vú hiện diện ở cả hai giới nam và nữ, có cấu tạo tương tự nhau.
1. Cấu tạo giải phẫu vú
- Phần lớn cấu tạo vú là mô liên kết, mô mỡ và dây chằng Cooper.
- Vú được bao bọc bởi da.
- Núm vú có thể có hình dẹt, hình tròn, hình nón hoặc hình trụ. Màu của núm vú tùy thuộc vào sắc tố của da và độ mỏng của da ở vùng núm vú. Các cơ của núm vú khá phức tạp. Chúng bám chặt vào mô liên kết và các sợi cơ chạy theo ba hướng khác nhau. Đó là chạy xung quanh, chạy xéo, chạy ngược lên và duỗi dài vào trong mô liên kết của quầng vú.
- Các cơ của vú là “bộ khung” giữ hình dạng tổng thể cho vú.
- Cấu tạo tuyến vú có khoảng 15 – 25 ống dẫn sữa và xoang chạy xuyên qua núm vú và mở ra ở đầu vú. Chúng được bao quanh bởi quầng vú đường kính từ 2 – 6 cm có màu từ hồng đến nâu sậm tùy theo độ tuổi, số lần sanh. Da của quầng vú có nhiều nốt nhỏ, không có lông, phía dưới là các tuyến nhờn Montgomery. Tuyến này có vai trò tiết ra chất nhờn giúp ngăn ngừa núm vú và quầng vú bị nứt nẻ. Hiện tượng này rất thường gặp ở giai đoạn cho con bú, còn giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì tuyến Montgomery phình to.
- Da vú là vùng da mỏng bao quanh các mô tuyến của ngực. Vùng da này yếu và thường dễ biến dạng, đặc biệt là sau thời gian cho con bú.
- Vùng da và mô mỡ liên kết của vú tạo lên lớp “vỏ ngoài” hình dáng của tuyến vú.
Xem thêm: Ung thư vú tái phát có dấu hiệu gì?
2. Mạch máu và thần kinh của vú
- Cả hai giới nam nữ đều có một sự tập trung mạch máu và các đầu dây thần kinh trong núm vú.
- Bạch huyết đổ về ba chuỗi hạch là chuỗi hạch nách, chuỗi hạch ngực trong và chuỗi hạch trên đòn. Sự dẫn bạch huyết ở vú liên quan đến ung thư học. Các tế bào ung thư có thể thoát ra từ khối u và di căn đến các phần khác của cơ thể.
- Thần kinh do các nhánh trên đòn của đám rối cổ nông và các nhánh xiên của dây thần kinh gian sườn chi phối. Một số lượng lớn các dây thần kinh cảm giác chịu trách nhiệm về những xúc cảm tinh tế của núm vú. Hai đầu vú cũng có dây thần kinh của hệ thần kinh tự động. Chúng điều khiển các chức năng vô thức của cơ thể như tiêu hóa và tiết mồ hôi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của tuyến vú
1. Thay đổi trong quá trình dậy thì
- Hai vú có thể có kích cỡ không bằng nhau đặc biệt là khi vú đang phát triển trong thời kỳ dậy thì.
- Thường số lượng phụ nữ có vú trái lớn nhiều hơn so với số phụ nữ có vú phải lớn một ít. Một số trường hợp hiếm gặp là một bên vú to (hoặc nhỏ) hơn bên kia rất nhiều hoặc hoàn toàn không phát triển.
- Vú kém phát triển là tình trạng một hoặc cả hai bên vú đều không phát triển trong thời kỳ dậy thì.
- Sự phát triển của vú phụ nữ trong thời kỳ dậy thì là do các hormone sinh dục chủ yếu là estrogen.
Tham khảo thêm bài viết sau: Ung thư vú ở nam giới: Ít được quan tâm, hậu quả khôn lường!
2. Sự tăng – giảm cân
- Nếu phụ nữ tăng hay giảm trọng lượng thì kích thước của vú cũng thay đổi theo thời gian.
- Tuyến vú được cấu tạo bởi các mô liên kết. Điển hình là mô mỡ. Do vậy không thể có chuyện một cô gái gầy yếu, kiên ăn các chất béo lại sở hữu cặp ngực to lớn được. Ăn uống đầy đủ các chất, nhất là chất béo trong thời kì dậy thì sẽ giúp cặp ngực của các em phát triển tốt nhất.
3. Quá trình mang thai
- Việc vú tăng kích thước trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú là điều bình thường.
- Sự thay đổi này là do sự phình ra của tuyến vú khi đáp ứng lại hormone prolactin. Nhất là trong 3 tháng đầu, vú trở nên cực kỳ mềm mại và lớn hơn để chuẩn bị sữa nuôi con.
4. Thay đổi theo quá trình nguyệt san
- Kích thước vú phụ nữ cũng thường thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
- Chúng có thể bị sưng nhẹ, đau, mềm trước khi kỳ kinh bắt đầu. Những dấu hiệu này cũng có thể xảy ra trong suốt quá trình rụng trứng.
5. Ảnh hưởng bởi thuốc
- Vú cũng to ra như một hiệu ứng phụ bình thường của việc dùng thuốc ngừa thai.
- Các thuốc liên quan đến nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến kích thước vú. Các vú kích thích rụng trứng trong thụ tinh ngoài ống nghiệm cũng nằm trong số đó.
6. Do tác động “ngoại cảnh”
- Việc đàn ông âu yếm đến vòng một phụ nữ sẽ dẫn đến sự thay đổi về kích thước của ngực. Thậm chí tăng đến 25% kích thước ban đầu.
- Việc mặc quần áo quá chật trong thời kì phát triển và giai đoạn thay đổi hormon cũng làm ảnh hưởng đến vú.
- Ngực xệ do cho con bú hoặc ngực xệ khi có tuổi do mất đi độ săn chắc và đàn hồi.
- Thói quen hút thuốc hay việc tăng giảm cân nặn cũng là nguyên nhân làm cho ngực chảy xệ.
Các mức độ chảy xệ của ngực
Dân gian có một từ khá thú vị để miêu tả về sự chảy xệ của ngực. Đó là “vú mướp”.
Ngực xệ là tình trạng ngực có dấu hiệu của sự lão hóa, độ đàn hồi của cơ ngực và mô mỡ bị suy giảm. Bầu ngực lúc này không còn được nâng cao và xuất hiện sự sa trễ của ngực. Dấu hiệu nhận biết bạn có thể nhận thấy tình trạng này là dựa trên đường chân ngực và vị trí của đầu nhũ hoa.
Nguyên nhân ngực chảy xệ sau mang thai
- Ngực chảy xệ là hệ quả tất yếu sau khi mang thai và cho con bú.
- Giống như một tòa nhà, khi nền móng khong còn bền vững thì nó sẽ nghiêng vẹo. Vú càng phát triển lớn thì quá trình chảy xệ càng diễn tiến nhanh.
- Yếu tố khiến ngực ngày càng sa trễ đến từ nguyên nhân khách quan và cả chủ quan.
Lý do khách quan
Trong quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, kích thước cơ thể tăng lên đáng kể, trong đó có bầu ngực.
Sự phát triển nhanh chóng của tuyến sữa cùng với các mô tuyến vú khiến cho kích cỡ vòng 1 thay đổi đột biến. Phần cơ ngực bị kéo giãn và làn da ở ngực căng ra. Vì vậy, khả năng nâng đỡ của dây chằng và cơ ngực bị giảm, khiến cho ngực bị chảy xệ sau sinh.
Sau khi cai sữa cho bé
Sau khi cai sữa, ngực không còn phải căng ra để chứa sữa nữa. Nhưng lúc này, da ngực, cơ và các tổ chức liên kết của vú đã bị kéo giãn.
Lúc này, ngực không còn được căng tròn và rủ xuống nhanh chóng.
Lý do chủ quan
Không mặc áo ngực hoặc mặc áo ngực không phù hợp
- Nhiều mẹ bé thường để ngực trần sau sinh để tiện cho con bú. Nếu mặc cũng sẽ sử dụng những chiếc áo rất mỏng để tạo sự thoải mái nhất khi mặc.
- Các mô tuyến vú và sữa phát triển mạnh giai đoạn mang thai và cho con bú. Điều đó khiến cho bầu ngực tăng trưởng mạnh về kích cỡ. Vì thế nếu không được nâng đỡ cẩn thận sẽ nhanh chóng trở nên chảy xệ.
- Hãy nhớ, lúc này, hệ thống sinh lý bị thay đổi. Chúng ta áp dụng thêm các phương pháp vật lý khác như áo ngực sẽ giúp cho phần ngực được “neo giữ” tốt hơn.
Cho con bú không đúng cách:
- Cho con bú cũng cần ngồi đúng tư thế.
- Thẳng lưng và chú ý để trẻ bú đều cả 2 bên.
- Có thể áp dụng cho trẻ bú tư thế nằm. Nhưng sau đó phải massage và cho bé bú bên đối diện, nằm nghiêng lại. Điều đó giúp cân bằng hai bên vú.
Xem thêm: Lời khuyên cho mẹ khi cho con bú
Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng
- Sau sinh, để đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú cũng như giúp các mô tuyến vú phát triển bình thường thì các mẹ bé được khuyên ăn uống đủ chất.
- Tuy nhiên, nhiều mẹ bé sau sinh lại ngay lập tức ăn kiêng để lấy lại vóc dáng hoặc không chú ý đến chế độ ăn dẫn đến thiếu chất.
- Việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bầu ngực. Điều đó khiến cho ngực lão hóa nhanh hơn và chảy xệ sau sinh.
Giải pháp giúp vòng 1 săn chắc sau sinh
Các bà mẹ nên hiểu rằng, việc chảy xệ là điều tất yếu. Việc lão hóa cơ thể là điều không thể tránh khỏi. Những phương pháp sau chỉ là những cách giúp hạn chế sự chảy xệ theo cách thấp nhất.
Cải thiện vú xệ bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt
- Uống đủ nước (2 – 3 lít/ 1 ngày) để cung cấp đủ nước cho cơ thể và da, duy trì độ căng mịn của làn da vùng ngực.
- Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,… vì nó ảnh hưởng đến độ đàn hồi và khả năng tổng hợp collagen của da.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng với các chất đạm, protein.
Mặc áo ngực và lựa chọn size áo phù hợp
Chú ý lựa chọn một chiếc áo ngực vừa size, có đệm mút nâng đỡ để bầu ngực được bảo vệ tốt nhất.
Hiện nay, có nhiều loại áo nâng ngực phù hợp cho mẹ bé sau sinh.
Cải thiện vòng 1 chảy xệ sau sinh bằng cách massage và các bài tập
- Massage ngực có nhiều động tác khác nhau. Các bài masage theo vòng tròn, lên xuống hoặc song song,… Những động tác này tác động trực tiếp vào các mô cơ đã chùng nhão của vú xệ để giúp chúng trở nên căng tràn và săn chắc hơn.
- Với phương pháp luyện tập cơ ngực, có thể lựa chọn gym, yoga, bơi lội,… tùy theo sở thích để tác động đến bầu vú chùng nhão.
- Bên cạnh những bài tập chuyên cho vú, nên đan xen với một số động tác cho vùng bụng, đùi, bắp tay,… để giúp body cân đối và hoàn hảo hơn.
Phẫu thuật treo ngực sa trễ
- Được áp dụng cho các bầu ngực sa trễ cấp độ nặng, mô tuyến vú có xu hướng rủ xuống nhiều. Khi đó làn da ngực cũng bị lão hóa và không còn độ căng mịn, đàn hồi như trước.
- Các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ một phần mô tuyến vú và vùng da bị chùng nhão, sau đó thực hiệu khâu treo ngực lên cao hơn. Hiệu quả mang lại sau phẫu thuật nâng ngực sa trễ giúp khắc phục tình trạng chảy xệ.
- Phương pháp này đôi khi được áp dụng với khâu thẩm mỹ, thu hẹp da, căng da. Điều đó giúp phần da ở đây căng tròn, đầy đặn hơn.
Dù gì thì việc tự tin với sức khỏe và vóc dáng hiện tại sẽ làm bạn luôn đẹp trong mắt người khác. Đối với người đã có gia đình, việc bầu ngực chảy xệ là cả sự hy sinh cho mái ấm. Việc bầu ngực căng tròn là sự thu hút. Nhưng một bầu ngực hơi trễ, mọt người hi sinh cho gia đình lại là một đức hạnh.
Chúng ta đôi khi chỉ chăm chút cho vẻ ngoài mà quên đi ca ngợi sự hi sinh đấy. Phải chăng, đôi khi ta cần thay đổi cách nghĩ để khiến cuộc sống trở nên thoải mái tốt đẹp hơn?
Từ khóa » Vòng 1 Nhão Sau Sinh
-
8+ Cách Phục Hồi Vòng 1 Chảy Xệ Sau Sinh Hiệu Quả - FaGoMom
-
Cách Làm Săn Chắc Vòng 1 Sau Khi Sinh | Vinmec
-
Làm Thế Nào để Ngực đẹp Sau Sinh? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Ngực Chảy Xệ Phải Làm Sao - 7 Cách Làm Săn Chắc Vòng 1 Sau Sinh
-
9 Tuyệt Chiêu Phục Hồi Vòng 1 Sau Sinh Căng Tròn, Hiệu Quả
-
Nâng Ngực Chảy Xệ Sau Sinh Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Quy Trình?
-
7 Mẹo Khắc Phục Vòng Ngực Chảy Xệ Sau Sinh Hiệu Quả
-
Cải Thiện Vòng 1 Sau Sinh: 8 Bí Quyết Giúp Các Mẹ Nhanh Lấy Lại Dáng
-
13 Cách Cải Thiện Ngực Chảy Xệ Sau Sinh Săn Chắc Căng Tròn Không ...
-
9 Cách Làm Săn Chắc Vòng 1 Sau Sinh để Ngực đẹp Như Thời Con Gái
-
Các Cách Làm Tăng Vòng 1 Sau Sinh Tại Nhà Hiệu Quả
-
Vòng 1 Bị Nhão Và Chảy Xệ Sau Sinh Phải Làm Sao?
-
Mách Nhỏ Chị Em Cách Tăng Vòng 1 Sau Sinh Nhanh Nhất
-
'Không Nên Tự Ti Vì Vòng Một Chảy Xệ' - VnExpress Sức Khỏe