Hiện Tượng Nổi Chấm đỏ Trên Da Và Ngứa Là Bệnh Gì? - Thuốc Dân Tộc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Nổi chấm đỏ trên da và ngứa không rõ nguyên nhân khiến nhiều người lo lắng. Triệu chứng này có thể do tình trạng kích ứng da do các tác nhân ngoài môi trường hoặc là biểu hiện của một bệnh lý da liễu nào đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những căn bệnh có thể liên quan đến triệu chứng này và cách điều trị hiệu quả nhất bằng thảo dược tự nhiên.

Những bệnh lý gây nổi chấm đỏ trên da và ngứa

Hiện tượng nổi chấm đỏ trên da và ngứa xảy ra khá phổ biến. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý dưới đây.

1. Khô da

Khô da là một trong những nguyên nhân có thể khiến cho da gặp nhiều rối loạn trên bề mặt lớp biểu bì. Tình trạng khô da có thể đến từ nhiều nguyên nhân như thời tiết, cơ địa, thói quen chăm sóc và giữ vệ sinh da… 

Biện pháp xử lý

Khô da thường không nguy hiểm, tuy nhiên nếu khô da kéo dài có thể gây nứt da, chảy máu, nhiễm trùng. Áp dụng các biện pháp chăm sóc da, thay đổi lối sống, vệ sinh và bảo vệ da đúng cách cũng có thể giúp cho da tránh được tình trạng khô, ngứa và đỏ da.

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da cũng là giải pháp ngăn chặn khô da cũng như dự phòng những đợt khô da tái phát trở lại.

ngứa, ửng đỏ, bong tróc da do khô da
Tình trạng khô da có thể khiến cho bề mặt da ngứa, ửng đỏ, bong tróc,…

2. Dị ứng da

Dị ứng da có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là các nguyên nhân do thực phẩm, thời tiết, các loại hóa chất, các chất liệu vải vóc, kim loại,… Tùy theo cơ địa mà mỗi bệnh nhân có thể xuất hiện các phản ứng dị ứng với các yếu tố khác nhau. 

Biện pháp xử lý

Dị ứng có nhiều mức độ khác nhau, do đó hướng xử trí cũng tùy theo từng trường hợp. Đối với những trường hợp dị ứng nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu dị ứng nặng, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị với thuốc chống dị ứng, kháng histamine.

Riêng những trường hợp nặng, sốc phản vệ cần cấp cứu ngay để điều trị với các loại thuốc như terbutaline, salbutamol, adrenaline,…

Dị ứng da
Dị ứng da tùy theo mức độ mà có thể áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp

3. Nhiễm nấm

Tình trạng nhiễm nấm có thể gây ra tình trạng ngứa, ửng đỏ, thay đổi sắc tố da và dẫn đến nhiều rối loạn khác. Nhiễm nấm ngoài da thường liên quan đến chế độ sinh hoạt, vệ sinh da, thời tiết và một số yếu tố khác. 

Biện pháp xử lý

Những trường hợp nấm da cần phải điều trị tích cực bằng các loại thuốc chống nấm. Càng điều trị sớm, hiệu quả chống nấm càng cao, hạn chế được nguy cơ tái phát nấm da. Tùy theo từng trường hợp nấm da mà bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp như ketoconazole, clotrimazole, econazole, miconazol và fenticonazole.

da nhiễm nấm ửng đỏ, ngứa
Những vùng da nhiễm nấm thường ửng đỏ hoặc chuyển màu, ngứa rát và ẩm ướt

4. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh ngoài da gây ra nhiều khó chịu. Tình trạng viêm da tiếp xúc thường xảy ra ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh, ảnh hưởng từ chất độc của một số loại côn trùng,… 

Biện pháp xử lý

Đối với tình trạng viêm da tiếp xúc, bệnh nhân cần tránh xa các yếu tố tiếp xúc với da có thể khiến cho tình trạng viêm da tái phát trở lại. Đặc biệt là một số yếu tố như các chất tẩy rửa, các sản phẩm vệ sinh da, các loại dung môi, sơn, côn trùng và một số yếu tố khác.

Để cải thiện các triệu chứng viêm da tiếp xúc, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine, các loại dung dịch sát khuẩn, thuốc điều trị viêm, sưng như corticosteroide. Riêng những trường hợp bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh phù hợp.

Ngoài ra người bệnh có thể điều trị chứng viêm da tiếp xúc bằng phương pháp Đông y. Đây là phương pháp sử dụng các bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, không chỉ cho hiệu quả điều trị cao, lâu dài mà còn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

5. Sẩn ngứa ngoài da

Sẩn ngứa ngoài da có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng sẩn ngứa, phát ban ngoài da có thể xảy ra do nhiệt, ngứa ngáy, da ẩm ướt, đổ mồ hôi nhiều.

Biện pháp xử lý

Sẩn ngứa ngoài da có thể được xử lý bằng các loại kem dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng trên bề mặt da. Đồng thờ, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, sử dụng quần áo phù hợp, vệ sinh da đúng cách cũng có thể giúp cho những tổn thương da sớm được cải thiện.

6. Bệnh do ký sinh trùng

Bệnh do ký sinh trùng có thể gây ra những thương tổn ngoài da khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó chịu. Những loại ký sinh trùng có thể gây ra thương tổn ngoài da thường gặp là bọ chét, rận, chấy,… 

Biện pháp xử lý

Những trường hợp mắc bệnh do ký sinh trùng cần áp dụng song song các biện pháp điều trị kết hợp vệ sinh và phòng ngừa đúng cách. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân có thể được điều trị bằng các chế phẩm dùng ngoài da như permethrin 5%, benzyl benzoat 25%, thuốc mỡ lưu huỳnh 10%; crotamiton 10%,…

mẩn đỏ, ngứa da do ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra tình trạng ngứa, mẩn đỏ, khó chịu ngoài da, đôi khi có thể gây ra các thương tổn nghiêm trọng

7. Dấu hiệu bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một trong những bệnh ngoài da do virus Varicella zoster gây ra. Những dấu hiệu của bệnh thủy đậu rất rõ nét khi mới bắt đầu khởi phát, điển hình là tình trạng nổi chấm đỏ trên da kèm theo ngứa.

Biện pháp xử lý

Bệnh thủy đậu có thể được xử lý bằng các loại thuốc giảm sốt như acetaminophen hoặc các thuốc giảm sốt không chứa aspirin. Trong thời gian điều trị có thể sử dụng kèm các thuốc chống dị ứng, thuốc kháng virus, các loại kem bôi ngoài da,… Ngoài ra bệnh nhân cần phối hợp chế độ sinh hoạt phù hợp trong thời gian điều trị.

dấu hiệu bệnh thủy đậu gây ngứa, ửng đỏ
Bệnh thủy đậu thường khởi phát với các dấu hiệu ngoài da

Tình trạng nổi chấm đỏ trên da và ngứa có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau trong đó phổ biến nhất là các căn bệnh viêm da như viêm da tiếp xúc, sẩn ngứa, dị ứng. Với những trường hợp mắc các bệnh viêm da, bệnh nhân cần được điều trị sớm để tránh nhiễm trùng hoặc các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

  • Da nổi mẩn đỏ hình tròn là bị bệnh gì?
  • Bị nổi đốm đỏ trên da không ngứa cảnh báo bệnh lý gì?

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán điều trị và hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân khi có các triệu chứng bất thường cần chú ý thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Từ khóa » Nổi Vết đỏ Dài Trên Da