Hiện Tượng Rong Kinh Rong Huyết Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Rong kinh rong huyết được coi là một dạng của rối loạn kinh nguyệt mà phụ nữ có thể gặp vào bất cứ giai đoạn nào. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra rong kinh rong huyết và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Rong kinh rong huyết là gì?
Thông thường, kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ xuất hiện theo chu kỳ từ 28 đến 30 ngày với biểu hiện và lượng máu là cố định ở mỗi cá nhân. Tuy nhiên nếu số ngày kinh của bạn bị kéo dài ra bất thường (dài hơn 7 ngày kinh), lượng máu kinh có thể nhiều hoặc ít… thì có thể chị em đang bị rong kinh hay còn được gọi là rối loạn kinh nguyệt.
Rong huyết là gì? Rong huyết là hiện tượng ra máu bất thường, kéo dài trên 7 ngày, thời điểm ra máu không theo chu kỳ. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, thậm chí ung thu… Vì thế chị em phụ nữ không được chủ quan khi bị rong kinh rong huyết.
2. Các triệu chứng của rong kinh rong huyết
Một số triệu chứng mà chị em có thể gặp phải khi bị rong huyết đó là:
- Cơ thể xuất huyết rất nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài liên tục trên 7 ngày, do vậy chị em phụ nữ sẽ cần thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ một lần vì kinh ra nhiều.
- Sự xuất huyết nặng diễn ra trong 2 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp.
- Kinh nguyệt thường ra nhiều vào ban đêm.
- Máu kinh ra nhiều và bị vón thành những cục lớn.
- Xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến.
- Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, thở dốc. Ở một số chị em còn có thể gặp chứng thiếu máu do mất máu quá nhiều trong kỳ kinh.
3. Nguyên nhân gây rong kinh rong huyết
Có 2 nguyên nhân chính có thể dẫn đến rong kinh rong huyết ở phụ nữ đó là:
- Rong kinh cơ năng: Đây là nguyên nhân thường gặp ở các bạn nữ đang bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, hoặc phụ nữ sau sinh và phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Ở những giai đoạn này, kinh nguyệt phụ nữ thường sẽ không ổn định dẫn đến chu kỳ có thể diễn ra dài, ngắn bất thường. Bên cạnh đó, việc chị em phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh rong huyết.
- Rong kinh thực thể: Điều này có nghĩa là rong kinh rong huyết xảy ra do các tổn thương ở vùng phụ khoa như: tử cung, buồng trứng…. Nói đơn giản hơn thì rong kinh rong huyết xuất hiện vì là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, polyp tử cung,….
4. Rong kinh rong huyết có nguy hiểm không?
Vậy rong huyết có nguy hiểm không? Rất nhiều chị em chủ quan cho rằng chúng không hề nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng rong kinh rong huyết diễn ra trong thời gian dài thì có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Do đó, chị em không nên chủ quan, nếu phát hiện mình bị rong huyết kéo dài thì cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm, tránh để xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nhiều chị em phụ nữ chủ động mua thuốc điều trị rong kinh rong huyết tại nhà. Việc tự ý điều trị như vậy không chỉ không mang đến hiệu quả cao mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Vì biểu hiện rong kinh rong huyết ở mỗi người là khác nhau, do đó chị em nên đến gặp bác sĩ để xem xét nguyên nhân và điều trị đúng cách.
5. Chẩn đoán nguyên nhân
Khi đến gặp bác sĩ để thăm khám, các chị em sẽ được hỏi về các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh, triệu chứng rong kinh rong huyết chị em đang gặp phải. Sau đó, chị em sẽ được hướng dẫn làm một số các xét nghiệm dưới đây:
- Thử thai: Các triệu chứng chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu bắt đầu của một thai kỳ, vì thế chị em cần làm xét nghiệm này trước khi tìm ra nguyên nhân để loại trừ khả năng mang thai.
- Xét nghiệm máu: Kết quả của xét nghiệm này sẽ đánh giá được chị em có gặp tình trạng thiếu máu hay không. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu còn giúp chị em kiểm tra được một số bệnh lý khác như tuyến giáp hay rối loạn đông máu.
- Pap’s test (xét nghiệm tế bào cổ tử cung): Đây là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung bằng cách thu thập các tế bào bong tróc trên bề mặt của cổ tử cung, sau đó đưa đi kiểm tra và phân tích dưới kính hiển vi.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: Các bác sĩ sẽ sử dụng một mẫu mô tế bào để sinh thiết và tìm các bệnh viêm nhiễm hay ung thư cổ tử cung.
- Siêu âm: Phương tiện hình ảnh được các bác sĩ sử dụng để quan sát hình dạng và những bất thường của tử cung, vòi trứng và vùng chậu.
- Siêu âm bơm nước lòng tử cung: Sử dụng thiết bị để quan sát các lớp thành từ cung từ bên trong.
- Nội soi buồng tử cung: Sử dụng thiết bị có lắp camera để quan sát bên trong buồng từ cung.
Từ những xét nghiệm kể trên, các bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh rong huyết ở chị em phụ nữ và đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời.
6. Điều trị rong kinh rong huyết như thế nào để đạt hiệu quả?
Quá trình điều trị bệnh rong kinh rong huyết của chị em sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố dưới đây :
- Tình trạng sức khỏe chung và các tiền sử bệnh lý đáng chú ý.
- Nguyên nhân dẫn đến rong kinh rong huyết và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Khả năng chịu đựng và dung nạp thuốc của bệnh nhân với thuốc, phẫu thuật hay các phương pháp điều trị khác.
- Kế hoạch sinh con của người bệnh trong tương lai.
Thể theo các yếu tố trên, các bác sĩ sẽ đưa ra một trong số các cách chữa rong huyết như sau:
6.1. Điều trị rong kinh rong huyết bằng thuốc
Một số loại thuốc trị rong kinh rong huyết các bác sĩ thường kê đơn có thể kể đến như:
- Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs): Loại thuốc này giúp điều trị giảm lượng máu kinh và giảm triệu chứng đau bụng kinh.
- Tranexamic acid: Đây là loại thuốc có tác dụng cầm máu, nên chị em chỉ sử dụng trong lúc bị chảy máu.
- Thuốc viên tránh thai dạng vỉ: Bên cạnh tác dụng tránh thai được nhiều chị em sử dụng, viên tránh thai dạng vỉ còn có công dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm lượng máu kinh cũng như số ngày hành kinh diễn ra trong chu kỳ.
- Thuốc nội tiết progesterone đường uống: Bổ sung hormone progesterone giúp chị em cân bằng lượng hormone trong cơ thể để, từ đó làm giảm triệu chứng rong kinh rong huyết.
- Dụng cụ tử cung phóng thích hormone (Vòng tránh thai nội tiết): Những dụng cụ phòng thích hormone có tác dụng tương tự như progesterone. Phương pháp này giúp hỗ trợ chị em giảm lượng máu và giảm đau bụng kinh.
Bên cạnh các loại thuốc thông dụng trên, bác sĩ cũng có thể kê thêm viên sắt nếu bạn bị mất máu quá nhiều trong kỳ kinh, hoặc khi xét nghiệm máu chỉ số sắt của bạn ở mức thấp. Nếu tình trạng rong kinh rong huyết của bạn xuất hiện do thuốc thì bạn cũng sẽ được đề nghị dừng dùng thuốc hoặc đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
6.2. Phẫu thuật điều trị rong kinh rong huyết ở phụ nữ
Trong trường hợp bạn không đáp ứng thuốc trong quá trình điều trị thì bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật theo các phương pháp dưới đây:
- Nong và nạo buồng tử cung: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế để nong cổ tử cung. Sau đó, dùng một thiết bị khác để nạo hoặc hút lớp tế bào nội mạc tử cung. Khi đã loại bỏ được lớp tế bào này thì triệu chứng chảy máu sẽ giảm ngay lập tức.
- Phá hủy nội mạc tử cung: Sử dụng tia laser, nhiệt hoặc sóng cao tần để phá hủy lớp tế bào nội mạc tử cung.
- Thuyên tắc động mạch tử cung: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm thuốc để làm tắc động mạch tử cung, cắt nguồn cung cấp máu cho tử cung. Phương pháp này có hiệu quả tương đương với phẫu thuật cắt tử cung. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ có thể hồi phục nhanh hơn vì không trải qua quá trình phẫu thuật.
- Phẫu thuật cắt tử cung: Đây được coi là phương pháp triệt để trong điều trị rong kinh và rong huyết. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được chỉ định khi các phương pháp kể trên không có tác dụng hoặc các chị em không muốn sinh thêm con. Phẫu thuật cắt tử cung có thể được thực hiện thông qua nội soi ổ bụng hoặc mổ hở.
- Ngoài ra, có thể sử dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu khác như: bóc u xơ tử cung, cắt polyp hay cắt bỏ những phần mô bị bệnh ở cổ tử cung…
Bên cạnh việc điều trị rong kinh rong huyết bằng các phương pháp kể trên, với chị em bị rong kinh rong huyết do rối loạn nội tiết tố có thể tham khảo một số sản phẩm thực phẩm bổ sung để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Một lưu ý nhỏ khi lựa chọn các sản phẩm thực phẩm bổ sung, chị em nên lựa chọn sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, lành tính để không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Để hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu của rong kinh rong huyết, chị em có thể sử dụng các sản phẩm có chứa EstroG-100 được chiết xuất từ Đương qui, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Các sản phẩm chứa thành phần này có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường và cân bằng nội tiết tố nữ.
Nếu bạn có biểu hiện thiếu máu do rong kinh rong huyết thì có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt có thành phần sắt hữu cơ, dầu mè, acid folic… Điểm mạnh của sắt hữu cơ đó chính là khả năng hấp thụ tốt hơn và hạn chế tối đa sự lắng cặn ở các cơ quan trong cơ thể. Do đó chị em thường sẽ không gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt,…
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu hơn về hiện tượng rong kinh rong huyết cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào của rong kinh rong huyết, chị em cần đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Từ khóa » Cách Nhận Biết Bệnh Rong Kinh
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Dấu Hiệu Rong Kinh Là Gì Và Bị Rong Kinh Phải Làm Sao?
-
Thế Nào được Gọi Là Rong Kinh? Rong Kinh Có Cảnh Báo Bệnh Gì ...
-
Rong Kinh Là Gì? Nguyên Nhân Và ảnh Hưởng Của Bệnh Tới Sức Khỏe
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Rong Kinh Tiền Mãn Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Dấu Hiệu Của Bệnh Rong Kinh | Sở Y Tế Nam Định
-
Rong Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Bị Rong Kinh Phải Làm Sao?
-
Rong Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Khi Bị Rong Kinh Cần Làm Gì
-
Rong Kinh (kinh Nguyệt Kéo Dài) Phải Làm Sao? Đừng Bỏ Lỡ!
-
Nguyên Nhân Bị Rong Kinh Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Rong Kinh: Hoảng Hồn Kinh Nguyệt Kéo Dài Không Dừng - DoctorTuan