Hiện Tượng Thối đen Quả Bầu Và Biện Pháp Phòng Chống
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng thối đen quả bầu chính là bệnh thối hoa, quả bầu, do nấm Choanephora cucurbitarum gây nên. Bệnh gây hại trên lá, hoa, quả và gốc thân
- Triệu chứng bệnh:
Ban đầu trên hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng sau chuyển dần thành đen. Lớp nấm đen bao phủ quả làm quả bị mềm, thối rữa. Mô cây nơi bị nhiễm bệnh có màu nâu đen đến đen, nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm mô bị chết và thối mềm ra.
- Đặc điểm phát triển của bệnh:
Bệnh thối hoa, quả non trên cây bầu thường xuất hiện ở giai đoạn cây bầu đang ra hoa và bắt đầu thụ phấn, nấm bệnh phát triển nhanh tấn công ở lá, hoa và quả non, trong thời điểm từ 5 – 7 ngày khi hoa cho ra quả, bệnh gây hại làm cho quả bị thối đen, quả non bị rụng hoặc bị héo, teo lại. Nếu bệnh nặng có thể gây thối cả rễ, làm cây chết rũ.
Các hoa và quả tiếp xúc mặt đất dễ bị bệnh xâm nhiễm.
Bệnh phát triển mạnh và lan nhanh trong điều kiện mưa nhiều, ẩm ướt hoặc khi thời tiết ẩm và nhiệt độ khá cao.
Nấm lưu tồn trong xác bã thực vật và được lan truyền đến hoa khác bởi côn trùng, nước tưới, hoặc gió. Sự xâm nhiễm bệnh thường xuyên xảy ra trên hoa và chúng cũng có thể lây nhiễm qua vết thương trên quả.
Quả bầu non bị bệnh thối đen
- Biện pháp phòng chống:
+ Thường xuyên cắt tỉa bỏ những lá vàng héo nhằm tạo cho giàn trồng bầu bí được thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.
+ Vệ sinh ruộng thường xuyên. Khi cây có tình trạng thối quả cần cắt bỏ ngay các quả, lá và cây bị nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh tình trạng bệnh lây lan.
+ Không nên tưới nước cho cây quá nhiều. Vì khi đất trồng bị úng rất dễ phát sinh nấm bệnh gây hại. Luôn giữ cho đất khô thoáng và thoát nước tốt.
+ Giảm lượng nước tưới mà đặc biệt là mùa mưa. Không nên tưới vào lúc chiều tối khi bệnh xuất hiện, tránh tạo điều kiện độ ẩm cao làm nấm bệnh phát triển nhanh.
+ Luân canh cây trồng (vụ sau không nên trồng cây thuộc họ bầu bí), nếu vụ này bạn trồng bầu bí thì vụ sau nên chuyển sang trồng cây khác (để tránh mầm bệnh lưu lại tới vụ sau).
+ Gieo trồng với mật độ thích hợp.
+ Cần tăng cường bón phân chuồng hoại mục và chế phẩm sinh học Trichoderma. Để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng nấm bệnh hại cây trồng.
+ Khi bị bệnh sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun: Diboxylin 2SL, Daconil 500SC, Amistar Top® 325SC,... Khi phun thuốc tuân theo nguyên tắc “4 đúng”./.
Từ khóa » Cây Bầu Bí Bị Vàng Lá
-
Bầu Bị Vàng Lá, Xoăn Lá, Héo Lá Là Tại Sao Và Cách Khắc Phục
-
Cây Bị Vàng Lá....có Ai Biết... - Diễn Đàn Rau Sạch - Trang 1
-
[PDF] QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍ
-
Bệnh Trên Cây Thuộc Họ Bầu Bí - Farmvina Nông Nghiệp
-
Trừ Bệnh Héo Vàng Trên Nhóm Bầu Bí - Nông Dược HAI
-
Bệnh Khảm Và Bệnh Thối đọt Non Trên Cây Họ Bầu Bí
-
Cách Nhận Biết , Và Chữa Bệnh Vàng Lá Trên Cây Bầu - YouTube
-
Loại Thuốc Chữa Xoăn Lá, Vàng Lá Cho Cây Bí Chữa 10 Ngày Là Khỏi
-
Bọ Bầu Vàng Hại Cây Bầu Bí | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
-
Một Số Bệnh Phổ Biến Trên Họ Bầu Bí Archives - Fman
-
Phân Tích 10 Nguyên Nhân Cây Bị Vàng Lá Và Cách Khắc Phục
-
Cách Khắc Phục Cây Bầu Có Ngọn Xăn Lại, Vàng. - .vn
-
Benh-kham-la--chun-ngon-tren-cac-loai-dua-va-bau-bi-2-ml