Hiện Tượng Thu được Khí Cho Dung Dịch HNO3 đặc Tác Dụng Với Kim ...
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính Show
- 1. Phương trình phản ứng Ag tác dụng HNO3 loãng
- 2. Điều kiện để phản ứng Ag tác dụng với HNO3
- 3. Cách tiến hành phản ứng Ag tác dụng với HNO3
- 4. Hiện tượng sau phản ứng Ag tác dụng với HNO3
- 5. Bài tập vận dụng liên quan
- Tính chất hoá học của nitric HNO3
- 1. Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
- 2. HNO3 tác dụng với kim loại
- 3. HNO3 tác dụng với oxit kim loại
- 4. HNO3 tác dụng với bazơ.
- 5. HNO3 tác dụng với muối
- Axit nitric đặc
- Axit nitric đặc tác dụng với kim loại
- Axit nitric đặc tác dụng với phi kim
- Axit nitric đặc tác dụng với các chất khử khác
- Ứng dụng của axit nitric
Ag + HNO3 → AgNO3 + NO + H2O được autotruyenky.vn biên soạn là phản ứng oxi hóa khử khi cho bạc tác dụng với axit nitric, sản phẩm thu được sau phản ứng là muối bạc nitrat và khí không màu NO hóa nâu trong không khí. Dưới đây autotruyenky.vn sẽ hướng dẫn các bạn và đưa ra các thông tin bổ ích liên quan đến phương trình.
Bạn đang xem: Ag + hno3 → agno3 + no + h2o
1. Phương trình phản ứng Ag tác dụng HNO3 loãng
2. Điều kiện để phản ứng Ag tác dụng với HNO3
Nhiệt độ
3. Cách tiến hành phản ứng Ag tác dụng với HNO3
Cho 1 mẩu nhỏ Ag bỏ vào đáy ống nghiệm, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 vào ống nghiệm đã đựng sẵn Ag, sau đó đun nhẹ trên đèn cồn
4. Hiện tượng sau phản ứng Ag tác dụng với HNO3
Chất rắn màu bạc (Ag) tan dần trong dung dịch và sủi bọt khí do khí hóa nâu ngoài không khí Nito oxit (NO) sinh ra.
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim l oại cesi được dùng để làm tế bào quang điện
B. Kim loại crom được dùng để làm dao cát kính.
C. Kim loai bạc dược dùng để làm dây dẫn điện trong gia đình
D. Kim loại chì được dùng để chế tạo điện cực trong acquy.
Xem đáp ánĐáp án C: Kim loai bạc dược dùng để làm dây dẫn điện trong gia đìnhCâu 2. Cho các kim loại sau: Li, Mg, Al, Zn, Fe, Ni. Có bao nhiêu kim loại tác dụng với HCl và Cl2 thu được cùng một muối ?
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
Xem đáp ánĐáp án DCác kim loại tác dụng với HCl và Cl2 cho cùng một muối là: Li; Mg; Al; Zn; Ni.
Li + HCl → LiCl + H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Ni + 2HCl → NiCl2 + H2
Li + Cl2 → LiCl
Mg + Cl2 → MgCl2
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
Zn + Cl2 → ZnCl2
Ni + Cl2 → NiCl2
Câu 3. Kim loại nào dưới đây có khả năng dẫn điện mạnh nhất
A. Au
B. Al
C. Fe
D. Ag
Xem đáp ánĐáp án DCâu 4. Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dd HNO3 đặc, nguội
A. Fe, Al, Cr
B. Cu, Ag, Cr
C. Al, Fe, Cu
D. Mn, Ni, Al
Xem đáp ánĐáp án A là những chất bị thụ động trong HNO3 đặc, nguộiCâu 5. Hòa tan hoàn toàn hh X gồm 8,1 gam Al và 29,25 gam Zn bằng dd HNO3 12,6% (vừa đủ) thu được V lit N2O (đktc, khí duy nhất) và dd Y chứa 154,95 gam muối tan. Giá trị của V là:
A. 3,36
B. 5,04
C. 4,48
D. 6,72
Xem đáp ánĐáp án AmAl(NO3)3 = 8,1.213/27 = 63,9 gam
mZn(NO3)3 = 29,25.189/65 = 85,05 gam
my = mAl(NO3)3 + mZn(NO3)3 + mNH4NO3
=> mNH4NO3 = 6 gam => nNH4NO3 = 0,075 mol
nN2O = (0,3.3+0,45.2-0,075.8)/8 = 0,15 mol
=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lít
Câu 6. Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây ?
A. Nhường electron và tạo thành ion âm.
B. Nhường electron và tạo thành ion dương.
C. Nhận electron để trở thành ion âm.
D. Nhận electron để trở thành ion dương.
Xem đáp ánĐáp án B: Nhường electron và tạo thành ion dương.Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hóa học đóng vai trò chất khử → Nhường electron và tạo thành ion dương.
Câu 7. Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi
A. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.
B. khối lượng riêng của kim loại.
C. các electron độc thân trong tinh thể kim loại
D. các electron tự do trong tinh thể kim loại.
Xem đáp ánĐáp án D: các electron tự do trong tinh thể kim loại.Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi các e tự do trong tinh thể kim loại.
Xem thêm: Mà Chỉ Thích Uống Yomost Thôi Ko Biết Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Có Cao Không?
Câu 8. Một thanh kim loại M hóa trị 2 được nhúng vào trong 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại ,thấy khối lượng thanh tăng 1,6 gam, nồng độ CuSO4 còn 0,3M. Hãy xác định kim loại M?
A. Fe
B. Mg
C. Zn
D. Pb
Xem đáp ánĐáp án AM + Cu2+ → M2+ + Cu
Số mol Cu2+ phản ứng là: 1(0,5 – 0,3) = 0,2 mol
Độ tăng khối lượng của thanh kim loaị M:
M = mCu – mM tan = 0,2. (64 – M) = 1,6
Suy ra: M = 56 là Fe
Câu 9. Ngâm Cu dư vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X, sau đó ngâm Fe dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. dung dịch Y gồm:
A. Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3
Xem đáp ánĐáp án ANgâm Cu dư vào dung dịch AgNO3, Ag là kim loại yếu sẽ bị đẩy hết ra khỏi muối, muối mới là Cu(NO3)2 (dung dịch X).
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Ngâm Fe dư vào dung dịch X, Cu yếu hơn nên bị đẩy hết ra khỏi muối tạo muối mới là Fe(NO3)2.
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Câu 10. Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. AgNO3.
B. Zn(NO3)2.
C. Cu(NO3)2.
D. Fe(NO3)2.
Xem đáp ánĐáp án ATa ngâm vào lượng dư dung dịch AgNO3 vì Cu phản ứng với AgNO3 tạo thành dung dịch muối và đẩy kim loại Ag ra khỏi muối.
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
Câu 11. Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Fe + Cu(NO3)2.
B. Fe + AgNO3.
C. Zn + Fe(NO3)2.
D. Fe + Zn(NO3)2.
Xem đáp ánĐáp án DFe đứng sau Zn trong dãy điện hóa → Fe không thể khử ion Zn2+.
Câu 12. Ngâm đinh sắt sạch trong 500 ml dd CuSO4. Sau phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra rửa nhẹ và làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 8 gam. Nồng độ CuSO4 ban đầu là:
A. 2 M
B. 0,5 M
C. 5 M
D. 0,2 M
Xem đáp ánĐáp án AGọi số mol Fe phản ứng là x mol.
Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
x → x → x
→ mtăng = 64x – 56x = 8 → x = 1 mol
→ nCuSO4 = x = 1 mol → CM(CuSO4) = 1/0,5 = 2M
Câu 13. Nung nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch KOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 150.
B. 100.
C. 300
D. 200.
Xem đáp ánĐáp án CPhản ứng : 2Al + Fe2O3
Al2O3 + 2FeVì chất rắn sau phản ứng khí cho vào dung dịch KOH tạo khí H2 => Al dư
=> Fe2O3 phản ứng hết. nFe2O3 = 16/160 = 0,1 mol
Chất rắn sau phản ứng gồm: Al ; 0,1 mol Al2O3; 0,2 mol Fe
nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol
Phương trình phản ứng:
Al + KOH + H2O → KAlO2 + 3/2H2
Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O
=> nKOH = 2/3nH2 + 2nAl2O3 = 2/3.0,15 + 2.0,1 = 0,3 mol
=> Vdd KOH = nKOH/CM = 0,3/1 = 0,3 lit = 300 ml
Câu 14. Nung hỗn hợp gồm 21,6 gam Al và 32,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y . khối lượng kim loại trong Y là:
A. 33,2 gam
B. 22,4 gam
C. 11,2 gam
D. 16,6 gam
Xem đáp ánĐáp án ATa có: nAl = 21,6 /27 = 0,8 mol
nFe2O3 = 32/160 = 0,2 mol
Phương trình phản ứng hóa học
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
0,4 ← 0,2 → 0,4
=> nAl dư = 0,8 – 0,4 = 0,4 mol
=> sau phản ứng trong Y có 2 mol Al dư và 0,2 mol Fe
=> m kl trong Y = 0,4.27 + 0,4 . 56 = 33,2 (g)
Câu 15. Cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với HNO3 loãng, sau phản ứng thu được 3,36 lit N2O (đktc) là sản phầm khử duy nhất. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 45,6 gam
B. 42,6 gam
C. 85,2 gam
D. 56,7 gam
Xem đáp ánĐáp án CnN2O = V/22,4 = 0,15 mol
Al0 → Al+3 + 3e
x → 3x
2N+5 + 8e → N2+1 (N2O)
1,2 ← 0,15
Bảo toàn e => 3x = 1,2 => x = 0,4 mol
nAl(NO3)3 = nAl = 0,4 mol
=> mmuối = 0,4.213 = 85,2 gam
.........................
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan
Trên đây autotruyenky.vn đã gửi tới bạn đọc tài liệu Ag + HNO3 → AgNO3 + NO + H2O. Hy vọng có thể giúp các bạn học sinh viết và cân bằng một cách chính xác. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....
Tham khảo thêmĐánh giá bài viết 3 45.800Chia sẻ bài viếtSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất Phương trình phản ứngGiới thiệuChính sáchTheo dõi chúng tôiTải ứng dụngChứng nhận
Axit nitric HNO3 là một axit vô cơ mạnh được tạo thành từ 1 nguyên tử hidro và 1 gốc nitrat NO3-, tạo ra từ sự hòa tan của khí nito dioxit (NO2) trong nước dưới sự có mặt của khí oxi
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
(Nito dioxit NO2 , là một khí độc màu nâu đỏ này có mùi gắt đặc trưng, nặng hơn không khí và gây ô nhiễm)
Axit nitric HNO3 là chất lỏng không màu, dễ bắt lửa, có tính ăn mòn cao . Dung dịch axit HNO3 không màu,tuy nhiên thường có màu vàng hơi đỏ do khí NO2 hòa tàn.
Axit nitric tinh khiết 100% có tỷ trọng 1.51 g/cm³,
Nhiệt độ nóng chảy -42 °C
Nhiệt độ sôi 83 °C
Dễ bị phân hủy tạo thành khí nito dioxit và oxi
4HNO3 →72 °C 2H2O + 4NO2 + O2
Tính chất hoá học của nitric HNO3
Dung dịch HNO3 có đầy đủ tính chất của một axit mạnh
1. Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
Tương tự các axit mạnh khác, dung dịch axit nitric có thể làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
2. HNO3 tác dụng với kim loại
HNO3 tác dụng kim loại đứng trước H tạo thành muối và khí hidro.
Fe + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + H2↑
6HNO3 + 2Al → 2Al(NO3)3 + 3H2↑
2HNO3 + Mg → Mg(NO3)2 + H2↑
3. HNO3 tác dụng với oxit kim loại
HNO3 tác dụng oxit kim loại tạo thành muối và nước.
6HNO3 + Al2O3 →2Al(NO3)3 + 3H2O
Fe3O4 + 8HNO3 → 4H2O + Fe(NO3)2+ 2Fe(NO3)3
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
4. HNO3 tác dụng với bazơ.
HNO3 tác dụng bazơ dung dịch hoặc bazơ rắn tạo thành muối và nước
3HNO3 + Al(OH)3 → Al(NO3)3 + 3H2O
2HNO3 + 2NaOH → 2NaNO3 + H2O
2HNO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2H2O
2HNO3 + Fe(OH)2 → Fe(NO3)2 + 2H2O
5. HNO3 tác dụng với muối
HNO3 tác dụng muối tạo thành muối và axit mới
*Điều kiện: tạo kết tủa, khí bay lên hoặc axit mới yếu hơn
K2CO3 + 2HNO3 → 2KNO3 + H2O + CO2↑
2HNO3 + BaS → Ba(NO3)2 + H2S↑
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2↑
Axit nitric đặc
Axit nitric đặc tác dụng với kim loại
Axit nitric tác dụng với kim loại trừ Au và Pt tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như NO2, NO, N2O ,N2, NH4NO3
Sản phẩm khử của N+5 là tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung dịch axit, thông thường thì:
- Dung dịch HNO3 đặc tác dụng với kim loại → NO2;
- Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại khử yếu (như: Cu, Pb, Ag,..) → NO;
- Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại mạnh (như: Al, Mg, Zn,...) thì N bị khử xuống mức càng sâu → (N2, N2O, NH4NO3).
**Lưu ý: Các phân biệt đơn giản các loại khí sản phẩm khử
N2O là khí gây cười
N2 không duy trì sự sống, sự cháy
NO2 có màu nâu đỏ
NO khí không màu nhưng bị oxit hóa thành NO2 màu nâu đỏ
NH4NO3 không sinh ra ở dạng khí, khi cho kiềm vào kim loại thấy có mùi khai amoniac NH3
NH4NO3 + NaOH → NaNO3 +NH3 + H2O
Ví dụ:
8Al + 30HNO3 →8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Fe + 6HNO3đặc nóng → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
10Cr + 36HNO3đặc nóng → 10Cr(NO3)3 + 3N2 + 18H2O
Khi giải bài tập về phần axit nitric đặc nóng thường vận dụng bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố.
*Lưu ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội
Axit nitric đặc tác dụng với phi kim
C + 4HNO3đặc nóng → CO2 + 4NO2 + 2H2O
S + 4HNO3 đặc nóng → SO2 + 4NO2 + 2H2O
Axit nitric đặc tác dụng với các chất khử khác
2HI + 2HNO3đặc nóng → I2 + 2NO2 + 2H2O
4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2↑ + 2H2O
4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2↑ + 2H2O + CO2↑
Ứng dụng của axit nitric
- HNO3 được dùng để điều chế thuốc nổ
- HNO3 được dùng trong sản xuất phân bón
- HNO3 được dùng trong điều chế các muối nitrat trong phòng thí nghiệm
- HNO3 được dùng phổ biến trong ngành xi mạ, luyện kim
- HNO3 được dùng trong nhà máy để tẩy rửa các đường ống, tẩy rửa bề mặt kim loại
- HNO3 được dùng để chế tạo thuốc nhuộm vải, len, sợi,…
- HNO3 được dùng trong xỷ lý nước để loại bỏ một số tạp chất, cân bằng lại độ tiêu chuẩn của nước.
- HNO3 được dùng làm chất khử màu và để phân biệt một số chất.
- Ngoài ra còn dùng để điều chế và sản xuất ra các hóa chất khác.
Axit nitric là hóa chất quan trọng trong nhiều ngành sản xuất. Hi vọng những kiến thức về tính chất hóa học và ứng dụng của axit nitric của chúng tôi giúp ích các bạn trong việc học tập. Các bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại các link sau:
Tính chất hóa học của axit sunfuric H2SO4 : H2SO4 là axit vô cơ quan trọng bậc nhất của nhiều ngành công nghiệp, nó có những tính chất hóa học như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Tính chất hóa học của axit axetic : Axit axetic có công thức là CH3COOH. Một hợp chất được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp hóa chất. Vậy nó có những tính chất hóa học gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này ...
Từ khóa » Hno3 Có Tác Dụng Với Ag Ko
-
Ag + HNO3 → AgNO3 + NO + H2O
-
Ag + HNO3 Phản ứng Khác Nhau Giữa HNO3 đặc Và HNO3 Loãng.
-
Cho Mình Hỏi: AgNO3 Có Tác Dụng được Với HNO3 Khôngnếu Có Các ...
-
Kim Loại Tác Dụng Với Axit HNO3 - TỰ HỌC TỐT
-
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + H2O + NO2 | , Phản ứng Oxi-hoá Khử
-
Ag, HNO3 → AgNO3, H2O, NOTất Cả Phương Trình điều Chế Từ Ag ...
-
Ag Có Tác Dụng Với Hno3 Loãng Không - .vn
-
Hno3 Loãng Không Tác Dụng Với Kim Loại Nào, Khi Kim ...
-
Cho Ag Tác Dụng Với Dung Dịch HNO3 Loãng, Nóng Tạo Ra Khí A ...
-
AgNO3 + HNO3 = Ag(NO3)2 + H2 - Trình Cân Bằng Phản ứng Hoá Học
-
Tính Chất Hóa Học Của HNO3 - Axit Nitric - VOH
-
Cu Có Tác Dụng Với HNO3 Loãng Không
-
Những Kim Loại Nào Sau đây Không Tác Dụng được Với Dung Dịch ...