Hiệp định TRIPS Về Các Khía Canh Liên Quan Tới Thương Mại Của ...

Tweet

Được ký kết ngày 15/4/1994 có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Hiệp định TRIPS là một điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Hiệp định này có hiệu lực và bắt buộc đối với các thành viên trong WTO phải tuân thủ và thực thi. Hiệp định TRIPS có những quy định liên quan đến phạm vi các loại quyền SHTT rộng hơn, bao quát hơn so với các công ước đã tồn tại trước đó.

Các nguyên tắc của Hiệp định TRIPS

1. Nguyên tắc đối xử quốc giaNguyên tắc đối xử quốc gia được quy định lần đầu tiên trong Công ước Paris (Điều 2). Tuy nhiên, hoạt động của nguyên tắc này theo Công ước Paris làm phát sinh những khác biệt về mức độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giữa các nước thành viên của Liên minh và hệ quả là tạo ra những rào cản cho xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ mang đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ.Nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định TRIPS đòi hỏi mỗi nước thành viên WTO dành sự bảo hộ cho công dân các nước thành viên khác “không kém thiện chí hơn” sự bảo hộ dành cho công dân của mình.

2. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốcNguyên tắc đối xử tối huệ quốc được quy định tại Điều 4 Hiệp định TRIPS. Nguyên tắc này không được đề cập trong những công ước về sở hữu trí tuệ được thiết lập trước Hiệp định TRIPS nhưng được quy định trong các thoả thuận khác của WTO như GATT (Điều I) và GATS (Điều 2). Trong khi nguyên tắc đối xử quốc gia cấm một nước thành viên phân biệt đối xử giữa công dân của mình và công dân của các nước thành viên khác, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc cấm một nước thành viên phân biệt đối xử giữa công dân của hai nước thành viên khác. Đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Điều 4 Hiệp định TRIPS đòi hòi các nước thành viên của WTO dành sự bảo hộ “lập tức và vô điều kiện” “ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ” cho “công dân của bất kỳ nước nào khác” (bao gồm cả công dân của nước không phải là thành viên của WTO) như sự bảo hộ dành cho công dân của mình.

3. Nguyên tắc minh bạchNguyên tắc minh bạch được biết đến lần đầu tiên trong Điều X GATT năm 1947. Trong Hiệp định TRIPS, nguyên tắc này được quy định tại Điều 63. Mục đích của nguyên tắc minh bạch là “giúp cho chính phủ và các chủ thể khác được thông báo về khả năng thay đổi của pháp luật sở hữu trí tuệ của nước thành viên nhằm góp phần đảm bảo môi trường pháp lý ổn định và có thể dự báo được.”Tệp đính kèm [hiệp định trips]Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ TRẦNĐịa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 121 đường Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 0984 955786. Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. / Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tags:
  • hiệp định trips
Tin mới hơn:
  • 30/03/2016 16:41 - Đăng ký nhãn hiệu thông qua Thỏa ước Madrid
  • 30/03/2016 15:47 - Nghị định 97 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
  • 30/03/2016 15:21 - Luật chuyển giao khoa học công nghệ 80/2006/QH11
  • 24/03/2016 15:04 - Tư vấn bảo hộ tác phẩm tạo hình
  • 24/03/2016 14:06 - Nghị định 85 HDBT ban hành điều lệ về kiểu dáng công nghiệp
Tin cũ hơn:
  • 16/03/2016 09:21 - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
  • 16/03/2016 08:53 - Nghị định thư Madrid
  • 10/03/2016 16:39 - Giới thiệu về luật sở hữu trí tuệ 2005
  • 10/03/2016 15:25 - Giới thiệu về luật cạnh tranh
  • 10/03/2016 15:05 - Công ước Berne
>

Từ khóa » Nguyên Tắc đối Xử Quốc Gia Trong Gatt