HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế,nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980.

Phải đợi đến năm 1991 khi Thái Lan đề phát thành lập khu vực thương mại tự do thì khối mậu dịch ASEAN mới hình thành.

Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 2016, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên.

TRỤ SỞ CỦA HIỆP HỘI ASEAN Tổng Thư ký ASEAN thứ 13: Mr. Lê Lương Minh (Việt Nam)

Nơi đặt Ủy ban Thư ký tại đại lộ Sisingamangaraja số.70A, nam Jakarta, Indonesia

HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

ASEAN bao gồm diện tích đất 4,46 triệu km², là 3% tổng diện tích đất của Trái Đất.

Có số dân khoảng 600 triệu người, 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN là ba lần lớn hơn so với đất.

Trong năm 2010, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỷ USD. Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạng trong các nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Brazil, Anh, và Ý.

Dự kiến đến năm 2030 thực thể này sẽ đứng thứ 4 trên thế giới. Vào ngày 31/12/2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã hình thành Cộng đồng Kinh tế́ ASEAN (ASEAN Economic Community- AEC).

MỤC TIÊU CỦA ASEAN

Là Tổ chức liên kết tại khu vực Đông Nam – Á

Được tạo dựng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực, và phát triển văn hóa giữa các thành viên.

DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN HIỆP HỘI ASEAN

1. Brunei
2. Campuchia
3. Indonesia
4. Laos
5. Malaysia
6. Myanmar
7. Philippines
8. Singapore
9. Thailand
10. Vietnam

– Các quốc gia sáng lập (ngày 8/8 năm 1967) 1. Cộng hoà Indonesia 2. Liên bang Malaysia 3. Cộng hoà Philippines 4. Cộng hòa Singapore 5. Vương quốc Thái Lan

– Các quốc gia gia nhập sau 1. Vương quốc Brunei (ngày 8/1/1984) 2. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28/7/1995) 3. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23/7/1997) 4. Liên bang Myanma (ngày 23/7/1997) 5. Vương quốc Campuchia (ngày 30/4/1999)

– Hai quan sát viên và ứng cử viên 1. Papua New Guinea 2. Đông Timo (ứng cử viên) (quan sát viên)

BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN

1. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của hiệp hội, họp chính thức 1 năm/lần
2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM): theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết.
3. Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM):AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có hội đồng AFTA được thành lập theo quyết định của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore.
4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành

Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM.

5. Các hội nghị bộ trưởng khác Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực.
6. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial MeetingJMM) JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
7. Tổng thư ký ASEAN Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Tổng thư ký hiện nay là ông Lê Lương Minh.
8. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC) ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.
9. Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM) SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM.
10. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM) SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manila 1987. Tại hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN. SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM.
11. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường,ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.
12. Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM) Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM.
13. Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại

ASEAN có 11 bên đối thoại: Úc, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, UNDP, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ. ASEAN cũng đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan.

Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC.

14. Ban thư ký ASEAN quốc gia

Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách

15. Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba

Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 10 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (Đức), Brussel (Bỉ), Canberra (Úc), Geneva (Thụy Sĩ), London (Anh), Ottawa (Canada), Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc), Washington, D.C., (Hoa Kỳ), Wellington (New Zealand).

16. Ban thư ký ASEAN Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Bali,1976 tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN.
Các cuộc họp của ASEAN:
1. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
2. Hội nghị cấp cao Đông Á
3. Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm
4. Diễn đàn khu vực
5. Các cuộc gặp khác: Cộng Ba Diễn đàn hợp tác Á – Âu Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nga

Cộng đồng kinh tế: – Khu vực tự do thương mại; – Khu vực đầu tư toàn diện; – Thương mại trong dịch vụ; – Thị trường hàng không duy nhất; – Các thỏa thuận tự do thương mại khác với các quốc gia khác

Các hoạt động khác: – S.E.A write award – ASAIHL – Các di sản vườn quốc gia – Học bổng – Mạng lưới đại học – Bài ca chính thức

Thể thao:  – SEA Games – ASEAN Para Games – FESPIC Games/Asian Para Games – Football Championship

CA KHÚC ASEANNăm 2008, ASEAN đã tổ chức một cuộc tuyển chọn một Ca khúc thay thế. Ca khúc được chọn là The Asean Way, và cùng với ca khúc ASEAN Song of Unity được xem là ca khúc chính thức của ASEAN.

Ca khúc ASEAN ASEAN Song of Unity/ The Asean Way:

ASEAN Song of Unity

ASEAN, oh, ASEAN

Our voices rise as one.

From land to land, from sea to sea

Reach out to everyone.

ASEAN, oh, ASEAN, Let’s link our arms and stand.

Behold the sun has risen to The level of our eyes.

The Asean Way (Hành khúc ASEAN)

Raise our flag high, sky high

Embrace the pride in our heart

ASEAN we are bonded as one Look-in out-ward to the world. For peace, our goal from the very start And prosperity to last. We dare to dream we care to share.

Together for ASEAN we dare to dream, we care to share for it’s the way of ASEAN.

THÔNG TIN VỀ CÁC QUỐC GIA ASEAN

1. Brunei

  • Chính phủ: Quân chủ chuyên chế Sultan Hassanal Bolkiah
  • Ngôn ngữ chính thức tiếng Mã Lai
  • Thủ đô Bandar Seri Begawan
  • Thành phố lớn nhất Bandar Seri Begawan
  • Diện tích 5.765 km² (hạng 172)
  • Diện tích nước 8,6%
  • Múi giờ UTC+ 8
  • Ngày thành lập 1 tháng 1 năm 1984
  • Dân số ước lượng (2013) 415.717 người (hạng 175)
  • Mật độ 67,3 người/km² (hạng 134)
  • Kinh tế GDP (PPP) (2012) Tổng số: 21,907 tỉ đô la Mỹ GDP (danh nghĩa) (2012) Tổng số: 17,092 tỷ đô la Mỹ
  • Bình quân đầu người: 39.355 đô la Mỹ HDI (2013) 0,855 rất cao (hạng 30)
  • Đơn vị tiền tệ Dola Brunei (BND)
  • Thông tin khác Tên miền Internet .bn
  • Đầu số điện thoại 080

2. Campuchia

  • Chính phủ Quân chủ lập hiến dân chủ
  • Vua Norodom Sihamoni Thủ tướng Hun Sen Ngôn ngữ chính thức Tiếng Khmer¹
  • Thủ đô Phnom Penh
  • Thành phố lớn nhất Phnom Penh
  • Diện tích 181.035 km² (hạng 88)
  • Diện tích nước 2,5%
  • Múi giờ ĐNÁ (UTC+7)
  • Dân số ước lượng (2014) 15.458.332 người (hạng 65)
  • Mật độ 81,8 người/km² (hạng 118)
  • Kinh tế GDP (PPP) (2014) Tổng số: 49.960 tỉ USD, HDI (hạng 136)
  • Đơn vị tiền tệ ៛ Riel² (KHR)
  • Thông tin khác Tên miền Internet .kh
  • Nhiều người hiểu tiếng Pháp và tiếng Việt

3. Indonesia

  • Chính phủ Cộng hòa tổng thống
  • Tổng thống Joko Widodo
  • Ngôn ngữ chính thức Tiếng Indonesia
  • Thủ đô Jakarta
  • Thành phố lớn nhất Jakarta Địa lý
  • Diện tích 1,904,569 km² (hạng 15)
  • Diện tích nước4,85%.
  • Múi giờ UTC+7 đến +9
  • Dân số ước lượng (2015) 255,461,700 người (hạng 4). Mật độ 124.66 người/km² (hạng 84)
  • Kinh tế GDP (PPP) (2015) Tổng số: 2.840 tỷ USD
  • Bình quân đầu người: 3,511 USD[2] (hạng 117) HDI (2013).
  • Đơn vị tiền tệ Rupiah Indonesia (IDR) Thông tin khác Tên miền Internet .id

4. Lào

  • Chính phủ Xã hội chủ nghĩa, một đảng
  • Tổng Bí thư, chủ tịch nước: Choumamaly Sayasone
  • Chủ tịch quốc hội: Pany Yathotou
  • Ngôn ngữ chính thức Tiếng Lào
  • Thủ đô Viêng Chăn
  • Diện tích 236.800 km² (hạng 79)
  • Diện tích nước 2,53 %
  • Dân số ước lượng (2015) 7.019.651 người
  • GDP (danh nghĩa) (2015) Tổng số: $12,8 tỷ USD Bình quân đầu người: $1.816 USD
  • Đơn vị tiền tệ: KIP
  • Tên miền internet: .la

5. Malaysia

  • Chính phủ quân chủ lập hiến liên bang Vua Thủ tướng Abdul HalimNajib Raza
  • Ngôn ngữ chính thức tiếng Malaysia
  • Thủ đô Kuala Lumpur
  • Thành phố lớn nhất Kuala Lumpur
  • Diện tích 329.847 km² (hạng 67)
  • Diện tích nước 0,3 %
  • Dân số (2015) 30,741,000 người Mật độ 92 người/km² (hạng 116)
  • GDP (danh nghĩa) (2015) Tổng số: 375.633 tỷ USD (hạng 35)
  • Bình quân đầu người: 12,127.21 USD (hạng 65) 
  • Đơn vị tiền tệ Ringgit (RM) (MYR)
  • Thông tin khác Tên miền Internet .my,

6. Myanmar

  • Chính phủ Dân sự
  • Tổng thống Thein Sein
  • Ngôn ngữ chính thức Tiếng Myanmar
  • Thủ đô Naypyida
  • Thành phố lớn nhất Yangon
  • Dân số ước lượng (2012) 54.584.650 người (hạng 24).
  • Mật độ 73,9 người/km2
  • Kinh tế GDP (PPP) (2009) Tổng số: 71,772 tỉ Mỹ kim HDI (2010) 0,451 thấp (hạng 132)
  • Đơn vị tiền tệ: Kyat
  • Tên miền internet: .mm

7. Philippines

  • Chính phủ Cộng hoà tổng thống
  • Tổng thống Benigno Aquino III
  • Ngôn ngữ chính thức Tiếng Tagalog, Tiếng Anh
  • Thủ đô Manila
  • Thành phố lớn nhất Thành phố Quezon
  • Diện tích 300,000 km² (hạng 73)
  • Diện tích nước 0,61% %
  • Dân số ước lượng (2015) 103.775.002 người (hạng 12)
  • Mật độ 340.23 người/km²
  • Kinh tế GDP (2015) Tổng số: 751.770 tỷ đô la Mỹ
  • Đơn vị tiền tệ: Peso.
  • Tên miền internet: .ph

8. Singapore

  • Chính phủ Cộng hòa nghị viện
  • Tổng thống Trần Khánh Viêm
  • Thủ tướng Lý Hiển Long
  • Ngôn ngữ chính thức Anh, Mã Lai, Quan thoại, Tamil
  • Thủ đô Singapore
  • Diện tích 718,3km² (hạng 190)
  • Diện tích nước 1,444 %
  • Dân số ước lượng (2014) 5.469.700 người (hạng 190)
  • Mật độ 7.615người/km² (hạng 3) GDP (danh nghĩa) (2014) Tổng số: 308,051 tỷ USD (hạng 36)
  • Bình quân đầu người: 56.319 USD
  • Đơn vị tiền tệ: Đô la Singapore
  • Tên miền internet: . sg

9. Thái Lan

  • Chính phủ Quân chủ lập hiến Quốc vương
  • Thủ tướng Bhumibol Adulyadej Prayuth Chan-ocha
  • Ngôn ngữ chính thức Tiếng Thái
  • Thủ đô Bangkok
  • Diện tích 513.120 km² (hạng 51)
  • Diện tích nước 0,4 %
  • Dân số ước lượng (2015) 67.400.746 người
  • Mật độ 131 người/km²
  • GDP (danh nghĩa) (2015) Tổng số: $386 tỷBình quân đầu người: $5.612 USD
  • Đơn vị tiền tệ: Baht
  • Tên miền quốc tế: .th

10. Vietnam

  • Chính phủ Xã hội chủ nghĩa một đảng
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
  • Lập pháp Quốc hội Việt Nam
  • Ngôn ngữ chính thức Tiếng Việt
  • Thủ đô Hà Nội
  • Diện tích 331.698 km² (phần đất liền) (hạng 66)
  • Diện tích nước 6,4%
  • Dân số ước lượng (2014) 91.700.000 người (hạng 13)
  • Mật độ 274 người/km² (hạng 52)
  • GDP (danh nghĩa) (2015) Tổng số: 214,750 tỷ đô USD (hạng 55)
  • Bình quân đầu người: 2.321 USD
  • Đơn vị tiền tệ: đồng
  • Tên miền internet: .vn

DI CƯ TRONG KHỐI ASEAN

Nguyên nhân của di cư:

  • Chính trị 
  • Thiên tai 
  • Kinh tế

Ủy ban Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động di cư (ACMW) nằm trong Cộng đồng Văn hóa Xã hội (ASCC) đang hoàn chỉnh văn kiện nhằm bảo vệ lao động di cư trong nội khối ASEAN.

CÁC QUỐC GIA PHÁI CỬ VÀ TIẾP NHẬN LAO ĐỘNG TRONG KHỐI ASEAN 

Các quốc gia phái cử lao động:

1.             Phillipines

2.             Indonesia

3.             Việt Nam

4.             Thái lan

5.             Lào

6.             Căm pu chia

Các quốc gia tiếp nhận lao động:

1.         Malaysia

2.         Singapore

3.         Brunei

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨ

• Cơ hội….

• Thách thức…

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Hiệp Hội Các Nước đông Nam á