Hiệu điện Thế Là Gì? Đơn Vị, Dụng Cụ đo Và Công Thức Tính

Hiệu điện thế là gì? Đơn vị, dụng cụ đo và công thức tínhĐánh giá bài viết

Hiệu điện thế là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực vật lý và đây cũng là kiến thức mà chúng ta đã được học trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người vẫn còn mơ hồ chưa biết hiệu điện thế là gì. Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu định nghĩa, kí hiệu và công thức tính điện thế như thế nào nhé.

Contents

  • 1 Hiệu điện thế là gì?
  • 2 Đơn vị, ký hiệu và dụng cụ đo hiệu điện thế là gì?
    • 2.1 Kí hiệu và đơn vị đo hiệu điện thế
  • 3 Công thức tính hiệu điện thế
  • 4 Hướng dẫn cách đo hiệu điện thế bằng thiết bị Vôn kế

Hiệu điện thế là gì?

Hiệu điện thế hay còn được gọi là điện áp. Đây chính là công lực của điện di chuyển điện tích giữa 2 cực của nguồn điện.

Hiệu điện thế dòng điện là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 cực của dòng điện
Hiệu điện thế dòng điện là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 cực của dòng điện

Hiệu điện thế thể hiện cho sự mất đi, sử dụng hoặc lưu trữ năng lượng. Hiệu điện thế có thể được sinh ra bởi trường tĩnh điện, dòng điện chạy qua từ trường.

Hiệu điện thế có thể được tạo ra từ các trường tĩnh điện, dòng điện chạy qua từ trường, các trường từ thay đổi theo thời gian hoặc cũng có thể là sự kết hợp của 3 nguồn trên.

Đơn vị, ký hiệu và dụng cụ đo hiệu điện thế là gì?

Kí hiệu và đơn vị đo hiệu điện thế

  • Hiệu điện thế có kí hiệu ∆U hoặc được viết đơn giản là U với giá trị tại vô cực bằng 0.
  • Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn, ký hiệu V

Đối với dòng điện có hiệu điện thế nhỏ thì người dùng có thể dùng milivôn (mV) lớn dùng kilôvôn (kV).

 Trong đó: 1mV = 0,001V; 1kV = 1000V.

  • Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế
Vôn kế - thiết bị chuyên dụng được sử dụng để đo độ lớn của hiệu điện thế
Vôn kế – thiết bị chuyên dụng được sử dụng để đo độ lớn của hiệu điện thế

Vôn kế – thiết bị chuyên dụng được sử dụng để đo độ lớn của hiệu điện thế

Ký hiệu vôn kế trong mạch điện:

Ký hiệu vôn kế
Ký hiệu vôn kế

Ngoài ra, vôn kế còn có thể được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm trong cùng một hệ thống điện và thường có gốc thế điện trên một hệ thống điện sẽ được chọn là mặt đất.

Công thức tính hiệu điện thế

Để tính hiệu điện thế của dòng điện các bạn có thể áp dụng công thức:

U= I. R           

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện (A)
  • R là điện trở của dòng điện (Ω)
  • U là hiệu điện thế (V)

Ngoài ra, cũng có 1 công thực khác tính hiệu điện thế của dòng điện nhưng ít được nhắc đến là:

VM = AM∞qAM∞q

Trong đó:

  • M, N là 2 điểm của dòng điện
  • Điện thế và hiệu điện thế chính là một đại lượng vô hướng mang giá trị dương hoặc âm.

Ở hiệu điện thế giữa hai điểm M, N có giá trị xác định, còn với điện thế tại một điểm sẽ phụ thuộc vào vị trí mà người dùng chọn làm gốc.

Hướng dẫn cách đo hiệu điện thế bằng thiết bị Vôn kế

Để có thể đo được giá trị của hiệu điện thế thì chúng ta bắt buộc phải nhờ tới sự trợ giúp của các thiết bị đo lường chuyên dụng là Vôn kế.

cách đo hiệu điện thế bằng thiết bị Vôn kế
Cách đo hiệu điện thế bằng thiết bị Vôn kế

Dưới đây là các bước để thực hiện đo hiệu điện thế của dòng điện:

  • Đầu tiên để tiến hành đo hiệu điện thế do dòng điện thì bạn cần lựa chọn loại Vôn kế có giới hạn đo phù hợp. Nếu là các dòng điện nhỏ trong các thí nghiệm hóa học thì nên lựa chọn các Vôn kế nhỏ.
  •  Tiến hành điều chỉnh kim chỉ trên mặt đồng hồ để chúng chỉ đúng vạch
  • Thực hiện mắc song song vôn kế với hai cực của nguồn sao cho cực dương của Vôn kế sẽ được mắc với cực dương của nguồn điện còn cực ẩm của Vôn kế được lắp với cực âm của dòng điện và thực hiện đóng mạch.
  • Sau khi đã lắp bạn tiến hành theo dõi giá trị hiển thị trên màn hình. Đây cũng chính là giá trị hiệu điện thế của dòng điện mà chúng ta cần xác định.
Xem thêm: Tụ điện là gì? Tụ điện dùng để làm gì?

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về hiệu điện thế là gì cũng như đơn vị và công thức của hiệu điện thế. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình quá trình học tập cũng như cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại trong những bài viết sau.

Từ khóa » Dụng Cụ đo Hiệu điện Thế Tĩnh điện