Hiểu đúng Cụm Từ “giãy Chết” Mà Lênin Sử Dụng đối Với Chủ Nghĩa Tư ...

Vladimitr Lênin sinh ngày 22/4/1870, mất ngày 21/1/1924 là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người bảo vệ và phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels. Ông được vinh danh là 1 trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử thế giới. Thuật ngữ “tư bản giãy chết” được Lênin viết trong tác phẩm “chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. Tác phẩm này được viết vào năm 1916. Vậy chúng ta phải hiểu cụm từ này như thể nào cho đúng? “giãy chết” là trước khi chết đau đớn quằn quại và cái chết nó sẽ cận kề diễn ra sau sự đau đớn quằn quại đó.

Là một người nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền, bảo vệ chủ nghĩa Mác -Lênin, tôi được nghe rất nhiều câu hỏi từ học viên xoay quanh vấn đề chủ nghĩa tư bản đang “giãy chết” trong khi họ thấy chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ. Phải chăng họ đã nghi ngờ hay mất niềm tin vào điều đó? Vây, cụm từ chủ nghĩa tư bản đang “giãy chết” theo tôi chúng ta phải nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng để hiểu một cách đầy đủ hơn.

Vì vậy, trong nghiên cứu luận điểm của Lênin về địa vị lịch sử của chủ nghĩa đế quốc theo chủ nghĩa tư bản “giãy chết” cần tránh sự ngộ nhận rằng chủ nghĩa đế quốc sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn. Đây là cách hiểu trước năm 80 của thế kỷ XX. Để hiểu đúng hơn về cụm từ “giãy chết” của chủ nghĩa tư bản như sau:

Một là, thời kỳ Lênin viết tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” là khi các nước tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc cho nên nó đã bọc lộ đầy đủ bản chất mâu thuẫn và phản động của nó và đã gây hấn khắp nơi nhằm tìm kiếm thị trường nguyên liệu, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa gây mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc với nhau, kể cả các nước tư bản với nhau mà về sau với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất chính là đỉnh điểm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước tư bản đó. Cho nên với một chế độ xã hội tư bản đầy rẫy bất công và mâu thuẫn như vậy thì sớm muộn gì cũng sẽ bị thay thế.

Hai là “giãy chết” ở đây là sự giãy chết về mặt hình thái kinh tế xã hội, tức là chủ nghĩa tư bản đang bước vào thời kỳ tự phủ định mình, nó sẽ tạo ra những tiền đề khách quan cho sự ra đời một hình thái kinh tế xã hội mới, và ở đây cần hiểu rằng sự thay thế giữa các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử lâu dài, tích tụ đầy đủ cả hai yếu tố chất và lượng. Vì chính ngay chủ nghĩa tư bản muốn thay thế hoàn toàn xã hội phong kiến cũng mất khoảng 240 năm tính từ 1565 khi Hà Lan làm cách mạng tư sản nhưng thất bại, nghĩa là xã hội phong kiến ở Hà Lan đã bộc lộ mâu thuẫn, giai cấp tư sản Hà Lan đã muốn làm cách mạng thay xã hội phong kiến bằng xã hội tư sản nhưng không thành công và mãi đến 1789 khi đại cách mạng tư sản Pháp thành công thì giai cấp tư sản mới khẳng định sự thắng thế hoàn toàn đối với xã hội phong kiến, tương tự như vậy xã hội công xã nguyên thủy đã tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử nhân loại dù nó đã mâu thuẫn gay gắt nhưng xã hội chiếm hữu nô lệ muốn thay được nó cũng phải là một quá trình lịch sử lâu dài, khi xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển đến đỉnh điểm và bộc lộ mâu thuẫn tất yếu sẽ bị xã hội phong kiến thay thế nhưng điều đó cũng mất hàng nghìn năm (xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại từ thế kỷ V trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên), cho nên xã hội cộng sản chủ nghĩa muốn thay thế cho xã hội tư bản chủ nghĩa cũng phải là một quá trình lâu dài, từ đó cần tránh tư tưởng chủ quan nóng vội và hiểu “giãy chết” một cách đơn thuần sinh học là không đầy đủ…

Ba là, khi Lê nin viết tác phẩm này và phát hiện những mục ruỗng từ xã hội tư bản chính nó sẽ tạo tiền đề cho các nước xã hội chủ nghĩa mà theo lý thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác - Ăngghen đã đề ra và được “thí điểm” bằng công xã Paris nhưng không thành công, và như vậy, sớm hay muộn cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng diễn ra và sẽ thành công, điều này chứng minh bởi thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đã mở ra một kỷ nguyên quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vị thế giới và từ sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa xã hội từ một nước đã trở thành hệ thống.

Bốn là, chủ nghĩa tư bản đang “giãy chết” nghĩa là về thực thể là đang lâm trọng bệnh nhưng một chân lý cự kỳ sơ đẳng là, mắc bệnh sẽ chữa, nên chủ nghĩa tư bản sẽ tự điều chỉnh, nó sẽ “chữa bệnh” cho nó bằng những cải cách thay đổi để nó tồn tại, vấn đề ở chỗ dù có cải cách nhưng trong khuôn khổ xã hội chủ nghĩa tư bản không tự giải quyết được những mâu thuẫn đặc biệt trên hai lĩnh vực kinh tế và chính trị nên sớm muộn nó cũng bị thay bởi xã hội cộng sản chủ nghĩa và như trên đã đề cập đây là một quá trình lịch sử lâu dài, từ đó không nên chủ quan nóng vội mà cần tích tụ đủ cả về lượng thì mới thay đổi được về chất.

Ngày nay, rất nhiều nhà nghiên cứu những tác phẩm kinh điển của Lênin có cùng một nhận định rằng: dịch thuật của chúng ta đôi khi vẫn còn chưa hoàn toàn chính xác với tinh thần mà tác giả muốn thể hiện. Và sử dụng cụm từ giãy chết đối với chủ nghĩa tư bản hiện nay là không còn phù hợp mà nên thay vào đó là: giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản trước khi bị thay thế, đó cũng là một ý kiến tham khảo nhưng theo tôi, Lênin đã dùng từ “giãy chết” và dịch như vậy cũng hoàn toàn không sai nhưng cần hiểu nó trong đầy đủ nghĩa của từ như đã lý giải trên đây. Bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng có đầy đủ các quá trình như sau: sinh ra; hình thành; phát triển; diệt vong (sinh, trụ, dị diệt hoặc thành trụ hoại không). Diệt vong ở đây chính là quá trình tự phủ định mình để chuyển hóa thành cái mới, cao hơn, tiến bộ hơn.

Chủ nghĩa tư bản cũng vậy nó được sinh ra và phát triển mạnh mẽ đến một trình độ cao nhất ắt nó sẽ tự phủ định nó để chuyển lên một hình thái cao hơn, đó là hình thái xã hôi chủ nghĩa. Và muốn đánh đổ một lực lượng vật chất thì cần phải có một lực lượng vật chất mạnh hơn nó. Hiểu như vậy mới đúng với quan niệm của Lênin khi nói về chủ nghĩa tư bản đang “giãy chết”./.

Từ khóa » Chủ Nghĩa Tư Bản Là Gì Vậy