Hiểu đúng định Nghĩa Phơi Nhiễm Covid Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
1. Định nghĩa phơi nhiễm Covid là gì?
Phơi nhiễm là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực y học để chỉ sự tiếp xúc giữa người bình thường với mầm bệnh trong phạm vi nhất định. Từ đó có thể hiểu phơi nhiễm Covid là trường hợp người bình thường tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 tồn tại trong môi trường hoặc cơ thể người mắc bệnh.
Bất kể ai cũng có khả năng phơi nhiễm Covid nên không được chủ quan
Phạm vi có nguy cơ cao dẫn đến người bình thường phơi nhiễm Covid tối đa là 2m. Chính vì vậy mà Bộ y tế khuyến cáo người dân khi đến những nơi đông người thì đứng cách nhau tối thiểu 2m để tránh bị lây lan virus. Không phải tất cả những trường hợp phơi nhiễm với Covid đều mắc bệnh vì những người hệ miễn dịch tốt thì vẫn có khả năng chống lại virus.
2. Phân loại nhóm nguy cơ đối với người nhiễm Covid
4 tiêu chí gồm nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao được Bộ y tế phân loại từ ngày 31/07/2021 nhằm đánh giá khả năng tấn công của virus SARS-CoV-2 sau khi phơi nhiễm và mắc bệnh.
Việc phân loại người nhiễm Covid với các nhóm nguy cơ khác nhau nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế, tránh trường hợp hoang mang, lúng túng khi tiếp nhận ca bệnh điều trị. Xác định đúng nguy cơ mắc bệnh ở các nhóm đối tượng phơi nhiễm Coid sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng có hướng điều trị thích hợp.
Nhóm nguy cơ thấp
Sau khi có sự phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 thì nhóm đối tượng sau sẽ có nguy cơ thấp mắc Covid:
-
Người dưới 45 tuổi, không có bệnh lý nền (bệnh mạn tính, tiểu đường, huyết áp, béo phì,…)
-
Người đã hoàn thành 2 mũi vắc xin trở lên trước ngày xét nghiệm mắc Covid ít nhất 12 ngày.
-
Người chưa xuất hiện triệu chứng và chỉ số SpO2 đạt 97% trở lên.
Phân loại nhóm nguy cơ nhiễm Covid giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh
Nhóm nguy cơ trung bình
Những trường hợp nhiễm Covid với nguy cơ trung bình gồm:
-
Người từ 46 tuổi trở lên và dưới 64 tuổi, không có bệnh lý nền.
-
Người xuất hiện các biểu hiện bất thường và đặc trưng của Covid như ho, đau rát họng, tức ngực,…
-
Người có chỉ số SpO2 từ 95 - 96%.
Nhóm nguy cơ cao
Những nhóm đối tượng sau cần có sự theo dõi chặt chẽ từ cán bộ y tế vì nhiễm Covid ở nguy cơ cao là:
-
Người từ 65 tuổi trở lên và không có bệnh lý nền.
-
Phụ nữ đang mang bầu và trẻ em từ 5 tuổi trở xuống.
-
Chỉ số SpO2 từ 93 - 94%.
Nhóm nguy cơ rất cao
Nhóm nguy cơ rất cao là những trường hợp có khả năng bệnh chuyển hướng nặng nhanh chóng sau chi phơi nhiễm và mắc Covid, cần phải có chế độ theo dõi đặc biệt. Những người thuộc trường hợp nguy cơ rất cao bao gồm:
-
Người mắc một trong số các bệnh lý nền và từ 65 tuổi trở lên.
-
Người trong bất kỳ độ tuổi nào đang trong tình trạng cấp cứu.
-
Người có chỉ số SpO2 từ 92% trở xuống.
-
Người đang thở máy, đang có ống khí quản, bị liệt tứ chi hoặc đang chữa bệnh bằng hoá - xạ trị.
Nhóm nguy cơ rất cao cần theo dõi đặc biệt sau khi phơi nhiễm và mắc Covid
Mặc dù không phải tất cả nhưng đa số các trường hợp sau khi phơi nhiễm Covid sẽ có nguy cơ bị bệnh. Tùy vào từng nhóm nguy cơ cũng như tình trạng thực tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra định hướng điều trị.
3. Những việc cần làm sau khi phơi nhiễm Covid là gì?
Có rất nhiều người sau khi biết mình có phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 thì hoang mang, lo lắng và không biết bản thân nên phải làm gì. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì rất khó tránh khỏi trường hợp bạn tiếp xúc với mầm bệnh Covid, khi đó, những việc mà bạn cần làm sẽ bao gồm:
-
Sau khi có sự tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 ở bất cứ phạm vi nào thì trước tiên là bạn phải giữ bình tĩnh, đây là điều cực kỳ quan trọng mà ai cũng phải nhớ.
-
Dù bản thân có biểu hiện hay không thì bạn cũng cần phải tự chủ động cách ly với những người xung quanh cho đến khi xét nghiệm kiểm tra có kết quả.
-
Bạn có thể tự chủ động test nhanh kháng nguyên tại nhà nếu biết cách và liên hệ với cơ quan y tế gần nhất. Tuy nhiên, tốt nhất thì bạn vẫn nên liên hệ sớm với nhân viên y tế đến kiểm tra để có kết quả chính xác nhất.
-
Nếu kết quả test nhanh dương tính thì nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn cách ly tại nhà hay đến các khu cách ly, điều trị tập trung.
-
Trường hợp kết quả test âm tính thì bạn cũng không nên chủ quan, có thể tiếp tục xét nghiệm RT-PCR để biết chính xác có nhiễm Covid hay không.
Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì sau khi phơi nhiễm, điều bạn cần quan tâm nhất chính là sức khoẻ của bản thân. Để lại sự tấn công của virus, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng những loại thực phẩm giúp hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, xông mũi với gừng, xả, chanh,…
Với những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề phơi nhiễm Covid là gì nói trên hy vọng đã mang đến thông tin bổ ích cho mọi người. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì mầm bệnh dường như có mặt khắp mọi nơi nên khó tránh khỏi khả năng phơi nhiễm Covid. Cách tốt nhất và an toàn nhất hiện nay theo khuyến cáo của Bộ y tế chính là tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Việc tiêm vắc xin mặc dù không cho hiệu quả bảo vệ cơ thể hoàn toàn nhưng giúp làm giảm khả năng mắc bệnh sau khi phơi nhiễm. Hơn nữa, nếu bạn có mắc Covid thì cũng chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ hoặc không có biểu hiện, giảm nguy cơ chuyển hướng nặng.
Hãy tiêm vắc xin phòng Covid để tự bảo vệ mình và những người xung quanh
Ngoài những vấn đề về phơi nhiễm Covid là gì, nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan đến đại dịch hay bất kể nghi vấn nào về sức khỏe, có thể liên hệ với bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để biết thêm nhiều thông tin hơn, bạn có thể tìm hiểu trên địa chỉ website: medlatec.vn hoặc liên hệ trực tiếp theo hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn.
Từ khóa » Fo Trong Covid Là Gì
-
Định Nghĩa Mới Nhất Về Ca Bệnh COVID-19: Thế Nào được Coi Là F0?
-
COVID-19 Information | Icon Cancer Centre Singapore
-
Phân Loại, Cách Ly Người Nhiễm, Nghi Nhiễm Covid-19 Theo Khuyến ...
-
[PDF] Hướng Dẫn Cách Ly Tại Nhà đối Với Người Tiếp Xúc Gần Với Bệnh ...
-
Hướng Dẫn Về COVID-19 Dành Cho Công Chúng
-
Yêu Cầu đi Lại đối Với Du Khách Ngắn Hạn đến Singapore
-
Ai Là F0, F1 Theo Hướng Dẫn Mới Của Bộ Y Tế?
-
Định Nghĩa Mới Nhất Về Ca Bệnh COVID-19: Thế Nào được Coi Là F0 ...
-
Phân Loại Và định Nghĩa Biến Thể SARS-CoV-2 - Covid-19
-
[PDF] COVID-19 Và Truy Tìm Những Người Tiếp Xúc
-
[PDF] Cách Ly Là Gì?
-
Làn Thông Hành Vắc-xin (VTL) | Bệnh Viện Gleneagles
-
F0, F1, F2, F3... Là Gì? Cách Nhận Biết Và Phương Hướng Xử Lý
-
Di Chứng COVID Hoặc Hội Chứng Hậu COVID | CDC