Hiểu đúng Về điện áp Và Tần Số ở Chế độ Khẩn Cấp - LIEMELEC.COM
Có thể bạn quan tâm
Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề điện áp và tần số được quy định tại “Thông tư 25: Quy định hệ thống điện truyền tải”. Nhưng để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ bắt đầu các khái niệm về sự cố, sự cố một phần tử, sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng và tan rã hệ thống điện.
Sự cố là gì?Sự cố là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ thống điện hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và liên tục cho hệ thống điện quốc gia.
- Sự cố một phần tử (Sự cố đơn lẻ) là sự cố xảy ra ở một phần tử trong hệ thống điện truyền tải khi hệ thống điện đang ở chế độ vận hành bình thường.
- Sự cố nhiều phần tử là sự cố xảy ra ở hai phần tử trở lên tại cùng một thời điểm trong hệ thống điện truyền tải.
- Sự cố nghiêm trọng là sự cố trong hệ thống điện gây mất điện diện rộng trên lưới điện truyền tải hoặc gây cháy, nổ làm tổn hại đến người hoặc tài sản.
- Tan rã hệ thống điện là tình huống hệ thống điện quốc gia bị chia tách thành nhiều hệ thống điện nhỏ không liên kết với nhau do sự cố.
Tần số trong lưới điện truyền tải của hệ thống điện quốc gia
Tại điều 4, thông tư quy định: Tần số danh định của hệ thống điện quốc gia Việt Nam là 50 Hz. Trong chế độ vận hành bình thường, tần số hệ thống điện được phép dao động 0,2 Hz so với tần số danh định. Ở các chế độ vận hành khác của hệ thống điện, dải tần số được phép dao động và thời gian khôi phục về chế độ vận hành bình thường được quy định tại Bảng 1:
Như vậy chúng ta hiểu thế nào cho đúng đối với các câu trắc nghiệm của bài thi Trưởng ca nhà máy điện:
Đối với sự cố đơn lẻ thì tần số được phép dao động là 49 – 51Hz. Nếu tần số ở trong dãi tần này thì chúng ta sẽ có 02 phút điều chỉnh tần số để đưa tần số về chế độ xác lập trong phạm vi 49,5 Hz – 50,5 Hz. Nếu sau 02 phút không đưa được về tần số này thì hệ thống điện truyền tải đang vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp. Sau đó, chúng ta có 05 phút điều chỉnh tần số về chế độ vận hành bình thường trong phạm vi 49,8 Hz – 50,2 Hz. Nếu sau 05 phút không đưa được về tần số này thì hệ thống điện truyền tải đang vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp.
Đối với sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc chế độ cực kỳ khẩn cấp thì tần số được phép dao động là 47,5 – 52 Hz. Nếu tần số ở trong dãi tần này thì chúng ta sẽ có 10 phút điều chỉnh tần số để đưa tần số về chế độ xác lập trong phạm vi 49 Hz – 51 Hz (Nghĩa là đưa về tần số của sự cố đơn lẻ) và khi đưa được tần số hệ thống điện truyền tải về được tần số này thì chúng ta có 05 phút để đưa tần số về phạm vi 49,5 Hz – 50,5 Hz. Khi đưa được tần số về 49,5 Hz – 50,5 Hz thì chúng ta có 10 phút để đưa tần số về phạm vi 49,8 Hz – 50,2 Hz (Chế độ vận hành bình thường). Trường hợp quá thời gian ở từng mốc mà chúng ta vẫn chưa đưa được tần số hệ thống điện về mốc tiếp theo thì hệ thống điện sẽ vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp.
Một vài ví dụ:
a. Tần số hệ thống điện f = 49,3Hz, thì hệ thống điện truyền tải đang vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp.
b. Khi tần số hệ thống điện truyền tải ở chế độ cực kỳ khẩn cấp khi ở ngoài dải 49 – 51Hz.
c. Những trường hợp tần số đang ở chế độ khẩn cấp: Khi tần số ở ngoài dải 49,8 đến 50,2Hz kéo dài dưới 5 phút, trong dải 49 – 51Hz, ngoài dải 49,5 đến 50,5Hz kéo dài dưới 2 phút.
Điện áp trong lưới điện truyền tải của hệ thống điện quốc gia
Tại điều 6 quy định: Các cấp điện áp danh định trong lưới điện truyền tải bao gồm 500kV, 220kV.
Trong điều kiện làm việc bình thường hoặc khi có sự cố đơn lẻ xảy ra trong lưới điện truyền tải, điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải được quy định tại Bảng 4:
Như vậy ta thấy rằng, đối với ở chế độ vận hành bình thường thì điện áp được phép dao động như sau: Cấp điện áp 500kV, điện áp dao động từ -5% đến +5%. Cấp điện áp 220kV, điện áp dao động từ -5% đến +10%
Đối với trường hợp sự cố đơn lẻ thì điện áp được phép dao động từ -10% đến +10% ở các cấp điện áp.
Như vậy trường hợp xảy ra khi điện áp nhỏ hơn -5% đến trên -10% thì điện áp lưới điện truyền tải đang ở chế độ cảnh báo. Nếu ngoài dải điện áp -10% đến +10% thì điện áp lưới điện truyền tải đang ở chế độ khẩn cấp.
Trong trường hợp hệ thống điện truyền tải bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng, trong chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp hoặc chế độ khôi phục hệ thống điện, cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện truyền tải tạm thời lớn hơn ±10 % so với điện áp danh định nhưng không được vượt quá ±20 % so với điện áp danh định.
Như vậy đến đây, Liêm hi vọng các bạn sẽ hiểu đúng về điện áp và tần số lưới điện truyền tải đang ở chế độ khẩn cấp. Nếu các bạn chưa hiểu thì có thể liên hệ [email protected], mình sẽ giải đáp rõ hơn.
Từ khóa » Hệ Thống Lưới điện Quốc Gia Có Tần Số
-
Tại Sao Viêt Nam Sử Dụng điện Lưới 50Hz Mà Không Phải Là 60Hz ?
-
Hiện Nay, Hệ Thống điện Lưới Quốc Gia Việt Nam Thường Sử Dụng ...
-
Hiện Nay, Hệ Thống điện Lưới Quốc Gia ở Việt Nam Thường ...
-
Hiện Nay, Hệ Thống điện Lưới Quốc Gia ở Việt Nam Thường ...
-
Vì Sao Việt Nam Dùng Lưới điện 50Hz Mà Không Phải 60Hz?
-
Hiện Nay, Hệ Thống điện Lưới Quốc Gia ở Việt Nam Thường Dùng Dòng...
-
Hiện Nay, Hệ Thống điện Lưới Quốc Gia ở Việt Nam Thường Sử Dụng ...
-
Hiện Nay, Hệ Thống điện Lưới Quốc Gia ở ... - Công Thức Nguyên Hàm
-
Hãy Tìm Hiểu Và Cho Biết ở Việt Nam Các Máy Phát điện Lớn Trong ...
-
Tổng Quan Về Lưới điện Trong Hệ Thống điện Quốc Gia
-
Ở Việt Nam Các Máy Phát điện Trong Lưới điện Quốc Gia Có Tần Số
-
Ở Việt Nam để Hóa Vào Mạng Lưới điện Quốc Gia Thì Dòng điện Phải ...
-
[ĐÚNG] Hệ Thống điện Quốc Gia Gồm: - Top Tài Liệu
-
Hệ Thống điện ở Nhật Bản Và Sử Dụng Thiết Bị Nhật Nội địa ở Việt Nam