Hiểu đúng Về Không Sinh Con Thứ 3 - Báo Cần Thơ Online
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, có nhiều người dân cho rằng chính sách dân số thay đổi, người dân, công chức, viên chức được sinh bao nhiêu con tùy ý. Thực tế, chính sách dân số khuyến khích người dân sinh đủ 2 con để chăm lo cho trẻ đầy đủ về thể chất và tinh thần.
►Khuyến khích sinh đủ 2 con
Trước đây, Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật trong trường hợp sinh con thứ ba (SCT3) tại khoản 2 Điều 2 như sau: “Đảng viên SCT3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước SCT3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội SCT3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân SCT3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú". Tuy nhiên, khi Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực kể từ 31-12-2013 ra đời đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc SCT3” nữa.
Ông Đinh Công Thức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) TP Cần Thơ, cho biết: “Quy định như vậy không có nghĩa là Nhà nước khuyến khích sinh nhiều con. Thời gian qua, Chi cục chỉ đạo cộng tác viên dân số tăng cường công tác vận động, khuyến khích người dân sinh đủ 2 con, để có điều kiện chăm lo tốt nhất cho trẻ, hướng đến mục tiêu ổn định mức sinh, nâng cao chất lượng dân số. Việc sinh quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội của địa phương”.
Thực hiện mục tiêu trên, nhiều năm nay TP Cần Thơ thực hiện mô hình xã, phường, thị trấn không SCT3. Toàn thành phố hiện có 81/85 xã, phường, thị trấn công nhận không SCT3. Những đơn vị này không phải không có người SCT3 mà có những tiêu chí cụ thể, như: Tỷ lệ người dân SCT3 thấp hơn chỉ tiêu giao (chỉ tiêu giao SCT3 từ 1,6 - 2,8% tùy địa phương); có 100% ấp, khu vực đạt chuẩn không có người SCT3 trở lên (mỗi ấp, khu vực không quá 1 trường hợp SCT3 trở lên)... Đáng lưu ý, không công nhận đối với đơn vị nào có từ 1 trường hợp trở lên là cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước. Trong năm 2019, trong 4 xã, phường, thị trấn còn lại chưa công nhận không SCT3, có 3 đơn vị đăng ký thực hiện là: Long Hòa (quận Bình Thủy), Thới Tân, Xuân Thắng (huyện Thới Lai).
Cán bộ Khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ tư vấn cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, biện pháp tránh thai cho chị em tại Trạm y tế phường Lê Bình, quận Cái Răng.
Theo Chi cục DS-KHHGĐ TP Cần Thơ, thực hiện mô hình này, các địa phương thành lập ban chỉ đạo, phân công phụ trách từng địa bàn; đội ngũ cán bộ phụ trách và cộng tác viên DS-KHHGĐ chủ động rà soát, nắm chặt đối tượng có nguy cơ SCT3 trở lên và lập danh sách đăng ký để tập trung tuyên truyền, vận động. Quản lý, cập nhật đầy đủ số trẻ sinh trong năm, các phụ nữ đang mang thai trong năm và dự kiến sinh năm sau; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể vận động người dân, hội viên... Tính đến cuối năm 2018, toàn thành phố có 137 trẻ là trẻ sinh thứ 3, chiếm tỷ lệ 1,01% (kế hoạch giao dưới 2,4%), giảm 2 trẻ so với năm 2017.
►Đảng viên bị kỷ luật khi sinh con thứ 3
Với người dân, không có quy định xử phạt người SCT3 nhưng với đảng viên thì có. Theo hướng dẫn “Thực hiện một số điều trong quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, ngày 22-3-2018, Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách DS-KHHGĐ có nêu: Trường hợp không vi phạm về chính sách DS-KHHGĐ, gồm: Cặp vợ chồng SCT3, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).
Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. Trường hợp SCT3 do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp KHHGĐ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật. Các trường hợp khác đều xem như vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
Bài, ảnh: P.V
Từ khóa » Tiểu Phẩm Không Sinh Con Thứ 3
-
Tiểu Phẩm: Không Sinh Con Thứ Ba - YouTube
-
Tiểu Phẩm: Không Sinh Con Thứ Ba - Báo Lâm Đồng điện Tử
-
Bài Soạn Kich_ban__tieu_phan_ke_hoach_hoa_gia_dinh__ ...
-
TIỂU PHẨM PHÁP LUẬT: MẸ ĐÃ HIỂU RỒI!
-
Quản Bạ Tuyên Truyền Giảm Tỷ Lệ Sinh Con Thứ 3 Bằng Hình Thức Sân ...
-
Tiểu Phẩm Về Phòng, Chống Bạo Hành Trẻ Em: MẸ KẾ - Sở Tư Pháp
-
Tiểu Phẩm Pháp Luật: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
-
Em Hãy Trình Bày 1 Tiểu Phẩm Ngắn Có Lời Thoại Với Chủ đề Không ...
-
Xã An Hoà Không Sinh Con Thứ Ba để Phát Triển Kinh Tế
-
Báo động Tình Trạng Sinh Con Thứ 3 ở Xã Nuông Dăm - Báo Hòa Bình
-
Cần Giải Pháp Tích Cực để Giảm Thiểu Tình Trạng Tảo Hôn Và Sinh Con ...
-
Xã Hội - Báo Nam Định