HIỂU ĐÚNG VỀ TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO MÔI - Skinlax

Chuyển đến nội dung

Đã thêm vào giỏ hàng của bạn

Xem giỏ hàng () Gửi Đóng tìm kiếm Miễn phí vận chuyển toàn quốc 096 1400 106
  • Home
  • Shop
    • Shop Menu
    • Shop
    • Chăm sóc cơ thể
    • Chăm sóc da mặt
    • Không gian sống
    • Bộ sản phẩm gợi ý
  • Sharing
  • Contact
  • Đăng nhập
Gửi HIỂU ĐÚNG VỀ TẨY TẾ BÀO CHẾT CHO MÔI 7 Tháng 1, 2022 Cơ chế hoạt động của vùng da môi cũng tương tự các vùng da khác trên cơ thể: tế bào trên da sau một thời gian sẽ dần được thay thế bởi những tế bào mới. Tẩy tế bào chết là biện pháp hỗ trợ “dọn sạch” lớp tế bào cũ còn tồn đọng, trả lại vùng da môi tươi tắn, mịn màng. ► Có phải sản phẩm tẩy da chết nào cũng có thể dùng trên môi? Sở hữu những đặc điểm riêng, nên mỗi vùng da trên cơ thể đều cần có một sản phẩm tẩy da chết chuyên biệt. Bạn không thể sử dụng sản phẩm tẩy da chết body cho vùng da nhạy cảm như môi. Vậy nên hãy lựa chọn loại tẩy da chết môi thật êm dịu, làm sạch vừa đủ nhưng không gây khô, bong tróc cho môi. ► Tẩy da chết môi càng nhiều sẽ càng tốt? “Tẩy tế bào chết nhiều môi sẽ càng sạch và mịn” - Hiểu lầm này dễ dẫn đến việc môi chúng mình bị tổn thương vì tần suất tẩy da chết dày đặc. Tần suất tẩy da chết môi hợp lý là 2 - 3 lần/ tuần. ► Một vài lưu ý khi tẩy da chết cho đôi môi ﹅ Nhẹ nhàng mát xa môi khi tẩy, tránh cọ xát hay dùng lực quá nhiều, phải thật nâng niu đôi môi nhé. ﹅ Nên thực hiện tẩy da chết môi vào buổi tối, để môi mình được “nghỉ ngơi” sau khi làm sạch, không phải dùng tới son hay chịu tác động của nắng, bụi, môi trường ngoài… ﹅ Sau khi tẩy da chết, nên lập tức cấp ẩm bằng mặt nạ ngủ, son dưỡng,... để môi hấp thu dưỡng chất dễ dàng nhất, phục hồi mềm mượt. Dù bận rộn ra sao, mình cũng đừng quên dành thời gian để làm sạch đôi môi mỗi tuần cùng Tẩy Da Chết Môi Mật Ong Gừng nhà Skinlax.
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Tweet trên Twitter
Quay lại Sharing Sử dụng mũi tên trái/phải để điều hướng bản trình chiếu hoặc vuốt sang trái/phải nếu đang dùng thiết bị di động Facebook messenger

Từ khóa » Có Nên Tẩy Tế Bào Chết Cho Môi Không