Hiểu đúng Về Thủy Sinh Mộc để Vận Dụng Trong Thiết Kế Xây Dựng ...
Có thể bạn quan tâm
Trong thiết kế xây dựng nhà ở hay công trình xây dựng nói chung, phong thủy luôn là vấn đề rất nên được quan tâm. Bởi việc xây dựng và bố trí nhà cửa hợp với mệnh sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ và ngược lại. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu về Thủy sinh Mộc để vận dụng phù hợp trong việc bố trí, trang trí màu sắc ngôi nhà cũng như lựa chọn đồ hợp phong thủy.
>>>> BẬT MÍ: Thiết kế biệt thự vườn đẹp Sơn Hà Group
Hiểu đúng về Thủy sinh Mộc để vận dụng trong thiết kế xây dựng nhà ở
NỘI DUNG CHÍNH
- TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MỆNH MỘC
- 1, Đặc điểm chung mệnh Mộc
- 2, Tính cách người mệnh Mộc
- 3, Mệnh Mộc thuộc những năm nào?
- 4, Người mệnh Mộc, mạng Mộc, hành Mộc hợp và khắc với mạng gì, mệnh gì?
- TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MỆNH THỦY
- 1, Tính cách của người mệnh Thủy
- 2, Người mệnh Thủy sinh năm nào?
- 3, Người mệnh Thủy hợp với màu gì và kỵ màu gì?
- TÌM HIỂU THÊM VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC
- 1, Nguyên lý ngũ hành tương sinh như sau:
- 2, Ngũ hành là gì?
- 3, Các mối quan hệ trong ngũ hành
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MỆNH MỘC
1, Đặc điểm chung mệnh Mộc
Mộc chỉ mùa xuân, sự tăng trưởng và đời sống cây cỏ.
- Thuộc khí Âm: Mộc mềm và dễ uốn.
- Thuộc khí Dương: Mộc rắn như thân gỗ lim.
- Dùng với mục đích lành: Mộc là cây gậy chống.
- Với mục đích dữ: Mộc là ngọn giáo.
Cây tre Việt Nam được ca ngợi về khả năng mềm dẻo trước gió, nhưng lại được dùng làm giàn giáo. Được nhìn dưới hình tượng cây, năng lượng của Mộc có tính sinh sôi nảy nở, nuôi dưỡng và mềm dẻo.
>>>> XEM NGAY: Thiết kế nhà biệt thự đẹp Sơn Hà
2, Tính cách người mệnh Mộc
Người mệnh Mộc có tinh thần vị tha, năng nổ và là người nhiều ý tưởng. Tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương và giúp. Họ tưởng tượng nhiều hơn thực sự gắn bó với kế hoạch.
- Tích cực: Có bản tính nghệ sĩ, làm việc nhiệt thành.
- Tiêu cực: Thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, thường bỏ ngang công việc.
3, Mệnh Mộc thuộc những năm nào?
Theo thuyết Ngũ hành thì mệnh Mộc sẽ được quy ước có trong những năm dưới đây và có thể tự tính theo cách cộng thêm 60 năm nữa sẽ ra mệnh Mộc tiếp theo thuộc năm nào.
- Năm Nhâm Ngọ thuộc mệnh Mộc – 1942, 2002
- Năm Quý Mùi thuộc mệnh Mộc – 1943, 2003
- Năm Canh Dần thuộc mệnh Mộc – 1950, 2010
- Năm Tân Mão thuộc mệnh Mộc – 1951, 2011
- Năm Mậu Tuất thuộc mệnh Mộc – 1958, 2018
- Năm Kỷ Hợi thuộc mệnh Mộc – 1959, 2019
- Năm Quý Sửu thuộc mệnh Mộc – 1973, 2033
- Năm Nhâm Tý thuộc mệnh Mộc – 1972, 2032
- Năm Canh Thân thuộc mệnh Mộc – 1980, 2040
- Năm Tân Dậu thuộc mệnh Mộc – 1981, 2041
- Năm Kỷ Tỵ thuộc mệnh Mộc – 1989, 1929
- Năm Mậu Thìn thuộc mệnh Mộc – 1988, 1928
4, Người mệnh Mộc, mạng Mộc, hành Mộc hợp và khắc với mạng gì, mệnh gì?
Quy ước sự Tương sinh trong Ngũ hành đó là Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Từ đó có thể thấy được mệnh Mộc, mạng Mộc, hành Mộc hợp nhất với mệnh Tương sinh là mệnh Thủy và mệnh Hỏa.
Mộc nhờ Thủy sinh nhưng nếu như Thủy nhiều thì Mộc sẽ bị trôi dạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sự tồn vong của Mộc. Còn Thủy sinh Mộc nhưng nếu như Mộc lớn hơn hay nhiều hơn thì Thủy cũng dễ bị co lại. Mộc sinh Hỏa nhưng Hỏa nhiều thì Mộc lại bị đốt cháy, Mộc mạnh nhưng gặp Hỏa thì cũng trở nên yếu hơn.
Trong Ngũ hành có mối quan hệ Tương khắc hay hàm ý chế ngự, ngăn trở để giữ thế quân bình, người ta quy ước trong Ngũ hành các hành, mệnh có mối quan hệ Tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc. Ta cũng có thể thấy ngay được sự tương khắc trong Ngũ hành của mệnh Mộc: Người mệnh Mộc, mạng Mộc, hành Mộc khắc người mệnh Thổ, mệnh Kim.
Mộc khắc Thổ, mộc hút chất dinh dưỡng từ Thổ nhưng nếu như Thổ lớn hơn, nhiều hơn thì Mộc bị lấn át, Thổ yếu gặp Mộc thì dễ khô cằn nứt nẻ. Mộc khắc với Kim, nếu như Mộc cứng hơn Kim thì Kim có thể bị gãy và Kim mạnh hơn Mộc thì có thể hạ gục được Mộc.
Có thể bạn quan tâm:
- Tuổi xây nhà năm 2024 đẹp nhất định bạn nên nắm bắt
- Năm Canh Tý 2020 tuổi nào hợp làm nhà?
- Năm Tân Sửu 2021 tuổi nào làm nhà đẹp nhất?
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MỆNH THỦY
1, Tính cách của người mệnh Thủy
Dịu dàng, chân thành và đầy sâu sắc là nét tính cách được thể hiện rõ nhất ở những người mệnh Thủy. Họ thường đặt ra cho mình nhiều mục tiêu trong cuộc sống và luôn cố gắng phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực. Mặc dù mang trong mình sức mạnh khủng khiếp của nước nhưng những người mệnh Thủy vẫn có một sức hấp dẫn tuyệt vời.
Những người mệnh Thủy có kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo, giỏi thuyết phục người khác. Họ khá nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc, luôn sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ người khác.
Hành Thủy chủ về đức trí, thủy là “nhuần hạ” trong đó “nhuần” nghĩa là thấm ướt còn “hạ” là xuống dưới. Bởi vậy đặc tính của những người mệnh thủy là thông minh, linh hoạt, sống giàu tình cảm, tâm hướng thiện.
2, Người mệnh Thủy sinh năm nào?
Sau đây là năm sinh của những người mệnh Thủy:
- Bính Ngọ sinh năm 1966
- Đình Mùi sinh năm 1967
- Giáp Dần sinh năm 1974
- Ất Mão sinh năm 1975
- Nhâm Tuất sinh năm 1982
- Quý Hợi sinh năm 1983
- Bính Tý sinh năm 1996
- Đinh Sửu sinh năm 1997
- Giáp Thân sinh năm 2004
- Ất Dậu sinh năm 2005
3, Người mệnh Thủy hợp với màu gì và kỵ màu gì?
Màu sắc là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc cân bằng quy luật âm dương, ngũ hành. Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh sáng màu còn âm là sắc tối yên tĩnh hấp thụ màu. Nếu biết sử dụng màu sắc hợp với bản mệnh, nó sẽ có tác dụng tăng cường các yếu tố thuận lợi và hạn chế những bất lợi ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
* Màu tương sinh đem lại may mắn cho người mệnh Thủy:
Màu đen: Sắc đen thể hiện cho sự mạnh mẽ, quyết liệt cũng giống như tính cách của người mệnh Thủy. Dựa vào đặc tính, quy luật âm dương ngũ hành, ta dễ dàng nhận thấy màu đen là màu hợp nhất với người mệnh thủy.
Màu trắng: Kim sinh Thủy mà màu sắc đại diện cho Kim là màu trắng, bởi vậy người mệnh Thủy rất hợp với những vận dụng, phụ kiện có màu trắng.
* Màu tương khắc cản trở sự thành công của người mệnh Thủy:
- Đỏ, cam, tím: Thủy và Hỏa là mối quan hệ tương khắc, bởi vậy mệnh Thủy sẽ không hợp với sắc màu đỏ, cam, tím của hỏa.
- Vàng, nâu đất, nâu nhạt: 3 màu này đại diện cho yếu tố Thổ, tuy nhiên Thổ lại tương khắc với Thủy. Bởi vậy, bạn cần tránh những sắc màu vàng, nâu bởi nó sẽ tiết chế sự may mắn, giàu sang của người mệnh Thủy.
- Màu xanh lá cây: Tuy Thủy sinh Mộc là mối quan hệ tương sinh nhưng Thủy đã mất đi rất nhiều năng lượng để hỗ trợ, thúc đẩy Mộc sinh trưởng phát triển. Bởi vậy, người mệnh Thủy không nên chọn màu xanh lá cây(màu đặc trưng của mệnh Mộc) nếu không sẽ bị tiêu hao năng lượng, cản trở con đường thành công của mình.
Xem thêm:
- Kim sinh Thủy
- Mộc sinh Hỏa
- Thủy sinh Kim
- Thổ sinh Kim
- Hỏa sinh Thổ
TÌM HIỂU THÊM VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC
Trong 5 ngũ hành (Kim, Thổ, Mộc, Thủy, Hỏa) có mối quan hệ tương sinh, có mối quan hệ phản sinh, có mỗi quan hệ tương khắc, và phản khắc. Tất cả chúng đều có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, không thể tách rời, cũng không thể phủ nhận một yếu tố nào cả, chúng tồn tại dựa trên sự tương tác lẫn nhau, trong đó có cái chung cái riêng.
1, Nguyên lý ngũ hành tương sinh như sau:
- KIM sinh THỦY
- THỦY sinh MỘC
- MỘC sinh HỎA
- HỎA sinh THỔ
- THỔ sinh KIM
2, Ngũ hành là gì?
Trong ngũ hành bao gồm 5 trạng thái: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong trời đất.
Theo quan niệm của người xưa, vạn vật được sinh ra và chuyển hóa dựa vào quy luật âm dương ngũ hành của tạo hóa. 5 trạng thái này đại diện cho 5 hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.
- Kim đại diện cho trời, tiền bạc, tôi luyện, rèn giũa – chủ về nghĩa, cương trực, mãnh liệt.
- Mộc đại diện cho gỗ, sự phát triển, sự sinh sôi nảy nở, vươn lên – chủ về nhân, ôn hòa, thẳng thắn.
- Thủy đại diện cho nước, thể hiện sự mênh mông, vận động uyển chuyển – chủ về trí, thông minh, hiền lành.
- Hỏa đại diện cho lửa, sự bốc đồng, giận dữ, chiến tranh – chủ về lễ, nóng nảy nhưng lễ độ.
- Thổ đại diện cho đất, sự bao dung, lòng mẹ – chủ về tín, tính tình đôn hậu.
Giữa chúng tồn tại các mối quan hệ tương tác, biện chứng ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau, không thể tách rời mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết.
3, Các mối quan hệ trong ngũ hành
Theo thuyết ngũ hành, người ta chia thành 4 loại quan hệ. Để giải thích cho quy luật này, chúng ta sẽ dựa vào thế giới tự nhiên để lý giải cho nó.
* Ngũ hành tương sinh:
Các vật thể muốn tồn tại và phát triển cần có sự bổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác.Vì thế, mối quan hệ quan hệ tương sinh thể hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của mọi sự vật.
Thủy sinh Mộc là do Thủy là nguồn sống, nơi xuất phát của thực vật, từ đơn bào đến đa bào rồi, sinh trưởng phát triển thành cây.
Còn Mộc là gỗ mang tính ôn, ấm áp, là mầm mống để sinh ra Hỏa, tức là Mộc sinh Hỏa. Hỏa lại thiêu đốt mộc, cháy hết thành tro sinh ra Thổ, do đó được gọi là Hỏa sinh Thổ.
Thổ là đất, nó mang nhiều khoáng chất và kim loại, tức là Thổ sinh Kim. Trong khi kim còn non, chảy ngầm trong núi, và khi khí kim nóng quá cũng hóa thành dòng, nên người ta mới nói Kim sinh Thủy là vì lý do này.
* Ngũ hành tương khắc:
Khi các vật thể bị sát phạt, khắc chế lẫn nhau sẽ đi đến chỗ suy yếu và thoái hóa. Do vậy, mối quan hệ tương khắc sẽ thể hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật.
Cũng vì thế mà ngũ hành tương khắc trái ngược hẳn với ngũ hành tương sinh: Kim khắc Mộc, được ví như dao chặt được gỗ vậy. Còn Mộc thì khắc Thổ, cũng như cây sinh trưởng lấy hết dinh dưỡng của đất khiến cho đất trở nên cằn cỗi.
Thổ lại khắc Thủy, ví như đê chắn được nước, đất bao bọc vây lấy nước tạo thành hồ vậy. Trong khi đó, Thủy lại khắc Hỏa, nên lửa bị nước dập tắt. Còn Hỏa khắc Kim, kim loại sẽ bị lửa nung đốt và tan chảy ra.
* Ngũ hành phản sinh:
Theo quy luật phát triển của vạn vật thì vai trò quan trọng của mối quan hệ tương sinh là lợi nhưng nếu sinh quá nhiều đôi khi lại trở thành tai hại. Cái gì nhiều quá cũng không phải là tốt. Và trong ngũ hành cũng vậy, nó được thể hiện như sau:
- Thổ sinh kim, nếu thổ nhiều thì kim bị vùi – kim nhiều thì thổ yếu.
- Hỏa sinh thổ, nếu hỏa nhiều thì thổ tiêu rụi – thổ nhiều thì hỏa tối.
- Mộc sinh hỏa, nếu mộc nhiều thì hỏa không cháy – hỏa nhiều thì mộc cháy.
- Thủy sinh mộc, nếu thủy nhiều thì mộc trôi – mộc nhiều thì thủy cạn.
- Kim sinh thủy, nếu kim nhiều thì thủy tràn – thủy nhiều kim chìm.
Đây được xem là nguồn gốc cho mối quan hệ phản sinh trong Ngũ hành.
* Ngũ hành phản khắc:
Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực ảnh hưởng của nó quá mạnh, khiến cho hành khắc không thể khắc được trái lại còn còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc. Nó hoàn toàn trái ngược với quy luật phản sinh. Trong tự nhiên nó được thể hiện như sau:
- Kim khắc mộc, nếu mộc nhiều thì kim hao tổn – kim nhiều thì mộc sẽ gãy.
- Mộc khắc thổ, nếu thổ nhiều thì mộc gãy – mộc nhiều thổ nghiêng đổ.
- Thổ khắc thủy, nếu thủy nhiều thì thổ trôi – thổ nhiều thì thủy sẽ bị ngưng đọng.
- Thủy khắc hỏa, nếu hỏa nhiều thì thủy cạn – thủy nhiều thì hỏa tàn.
- Hỏa khắc kim, nếu kim nhiều thì hỏa ngưng – hỏa nhiều thì kim tiêu.
Từ những thông tin được cung cấp ở trên bạn sẽ hiểu được mối quan hệ mất thiết của các yếu tố hình thành trong ngũ hành và hiểu được tại sao Thủy sinh Mộc. Chúc bạn có được lựa chọn phương án thiết kế, trang trí màu sắc và lựa chọn vật dụng hợp phong thủy cho ngôi nhà mơ ước của gia đình mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
- Mặt tiền đẹp của mẫu thiết kế tòa nhà văn phòng cổ điển SHAC
- Cổng hai nhà đối diện nhau và tác hại khôn lường gia chủ nên biết
- Những mẫu thiết kế biệt thự lâu đài mới nhất của SHAC
- Các mẫu thiết kế khách sạn đẹp nhất Việt Nam
- Bản vẽ thiết kế nhà biệt thự 2 tầng cổ điển và tân cổ điển mới nhất
- Thiết kế nhà ống hiện đại diện tích 100m2 tại Hải Phòng – SH NOD 0184
- Mẫu thiết kế nhà phố cổ điển 4 tầng đẹp có nội thất tiện nghi tại Quảng Ninh – SH NOP 0141
- Lời khuyên từ chuyên gia: Có nên xây nhà 2 năm?
- Phương án thiết kế biệt thự 3 tầng hiện đại
- Nội thất hiện đại trong thiết kế biệt thự đẳng cấp
Mọi chi tiết xin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC) Trụ sở chính: Số 55, đường 22, KĐT Waterfront City, Lê Chân, Hải Phòng
- Điện thoại: 0225 2222 555
- Hotline: 0906 222 555
- Email: sonha@shac.vn
Văn phòng đại diện
- Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
- Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
- Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
- Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
Từ khóa » Thuỷ Sinh Mộc Mộc Sinh Hoả
-
Trong Ngũ Hành Thủy Sinh Mộc Là Gì? - Nội Thất Kfa
-
Tìm Hiểu Về THỦY Sinh MỘC Trong Ngũ Hành Tương Sinh
-
Thủy Sinh Mộc ❤️️ Bí Mật Ngũ Hành Phong Thuỷ Ứng Dụng
-
Tìm Hiểu Về Mộc Sinh Hoả để ứng Dụng đúng Vào Xây Dựng Nhà Cửa
-
Thủy Sinh Mộc Là Gì? Người Mệnh Thủy Hợp Mệnh Mộc Không?
-
Thủy Sinh Mộc Là Gì? - Mối Quan Hệ Tương Sinh Hành Mộc - Thủy
-
Ngũ Hành Là Gì? Ngũ Hành Tương Sinh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
-
Mộc Sinh Hỏa Và Các ứng Dụng Trong Phong Thủy Nhà ở
-
Tương Sinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mộc Sinh Hỏa Là Gì? Tìm Hiểu ý Nghĩa Và ứng Dụng Trong Ngũ Hành
-
Tìm Hiểu Mộc Sinh Hỏa Trong Phong Thủy để ứng Dụng Vào Thiết Kế ...
-
Thổ Sinh Kim Và ứng Dụng Ngũ Hành Trong đời Sống - WEDO
-
Mộc Sinh Hỏa, Hỏa Sinh Thổ, Thổ Sinh Kim, Kim Sinh Thủy, Thủy Sinh Mộc.