Hiểu đúng Về Viêm Dây Thần Kinh Số 7 | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh quan trọng nếu để bị tổn thương sẽ gây nhiều ảnh hưởng và biến chứng nặng nề, đặc biệt là tính thẩm mỹ trên khuôn mặt của người bệnh. Cùng tìm hiểu các kiến thức y học về viêm dây thần kinh số 7 trong bài dưới đây, để tránh hậu quả biến chứng do bệnh này gây ra.
Menu xem nhanh:
- 1. Viêm dây thần kinh số 7 là gì?
- 2. Biểu hiện của bệnh
- 3. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
- 3.1 Nhiễm lạnh đột ngột gây viêm dây thần kinh số 7
- 3.2 Do virus
- 3.3 Chấn thương hoặc các tác động từ phẫu thuật
- 3.4 Do một số bệnh lý sẵn có gây viêm dây thần kinh số 7
- 4. Điều trị bệnh bằng cách nào?
1. Viêm dây thần kinh số 7 là gì?
Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động và chi phối sự vận động của cơ mặt. Đường đi của dây thần kinh này rất phức tạp, từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai đến các cơ ở vùng mặt. Chúng thực hiện chức năng vận động, cảm giác, dinh dưỡng, phản xạ, thực vật.
Viêm dây thần kinh số 7 là tình trạng dây thần kinh số 7 bị chèn ép và chịu các tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm.
2. Biểu hiện của bệnh
Dây thần kinh số 7 bị viêm là khởi nguồn cho biến chứng liệt mặt. Người có mắc bệnh này thường có một số dấu hiệu sau:
– Nửa mặt người bệnh bị lệch, không tự nhiên, đơ cứng như mặt nạ và khó biểu hiện cảm xúc vui buồn hoặc tức giận trên nửa khuôn mặt. Đây là biểu hiện của sự mất cân đối trên khuôn mặt.
– Mắt không nhắm chặt lại được, bên mắt ở phần nửa khuôn mặt bị đơ cứng sẽ chỉ còn nhìn thấy lòng trắng do nhãn cầu bị đẩy lên trên, mắt bị khô và người bệnh không kiểm soát được việc chảy nước mắt. Đây là biểu hiện cho sự khó khăn trong cử động mắt.
– Đau tai: có cảm giác đau ở tai và một bên tai nghe thấy âm thanh lớn hơn so với bên còn lại.
– Một bên miệng hơi xệ, méo hơn so với bên còn lại và không chụm lại được, điều này khiến việc nói chuyện và cười khá khó khăn, cử động miệng bị hạn chế kém linh hoạt.
– Người bệnh không kiểm soát được nước bọt.
Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng viêm có thể tiến triển gây biến chứng liệt mặt. Người bệnh có thể bị liệt nửa khuôn mặt, lưỡi mất cảm giác.
3. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm dây thần kinh này. Sau đây là một số nguyên nhân chính thường gặp phải như sau:
3.1 Nhiễm lạnh đột ngột gây viêm dây thần kinh số 7
Khi bạn để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột đặc biệt là nhiễm lạnh vùng mặt đột ngột sẽ gây co thắt, sưng phù, chèn ép dây thần kinh số 7 và dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Điều này giải thích vì sao khi trời lạnh chúng ta nên rửa mặt bằng nước ấm mà không nên rửa mặt trực tiếp bằng nước lạnh, vì khi rửa mặt trực tiếp bằng nước lạnh khi ở nhiệt độ thấp sẽ dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột dẫn đến liệt mặt.
3.2 Do virus
Độc tố của virus có thể gây ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7, khiến chúng bị sưng phù, đau và yếu liệt. Một số virus có thể kể đến ở đây như virus cúm, zona virus, ….
3.3 Chấn thương hoặc các tác động từ phẫu thuật
Chấn thương và sự va đập mạnh vùng đầu mặt có thể dễ gây viêm các dây thần kinh. Bên cạnh đó, một số phẫu thuật ở vùng mặt hoặc tai nếu không cẩn thận có thể làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7.
3.4 Do một số bệnh lý sẵn có gây viêm dây thần kinh số 7
Người đang mang trong mình một số bệnh lý như u dây thần kinh, u vòm họng, tụ máu nền sọ, tiểu đường, viêm quanh động mạch,… có thể dễ bị mắc bệnh lý thần kinh này.
4. Điều trị bệnh bằng cách nào?
Nếu kịp thời phát hiện và điều trị, dây thần kinh số 7 có thể phục hồi, ít gây biến chứng nguy hiểm và ít ảnh hưởng tới vẻ thẩm mỹ trên khuôn mặt người bệnh. Việc điều trị phục hồi còn phụ thuộc khá nhiều vào mức độ tổn thương dây thần kinh và các triệu chứng của người bệnh.
Hiện nay có hai phương pháp điều trị chính cho căn bệnh này là điều trị nội khoa và châm cứu. Đây là hai phương pháp áp dụng cho trường hợp người bệnh bị viêm mức độ nhẹ và trung bình. Còn nếu viêm nặng, các bác sĩ có thể can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Các loại thuốc được sử dụng cũng như các phương pháp điều trị đều cần được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh giàu kinh nghiệm dựa trên tình trạng thực tế của người bệnh.
Và dù điều trị với phương pháp nào, người bệnh cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì mới có hiệu quả tốt. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý bỏ hoặc thay đổi liệu trình điều trị khi chưa thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Hi vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm dây thần kinh số 7. Tuy nhiên, những kiến thức này chỉ mang tính tham khảo, người bệnh không nên dựa vào đó để “tự chẩn đoán” mà cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được khám và điều trị đúng hướng.
Từ khóa » Dây Thần Kinh Số 7 Tiếng Anh Là Gì
-
Co Thắt Cơ Mí Mắt Sau Khi Liệt Dây Thần Kinh Số 7 (Post Bell's Palsy ...
-
Liêt Dây Thần Kinh VII Ngoại Biên (Bell's Palsy) - Bệnh Viện Nhi Đồng 2
-
Méo Miệng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Liệt Thần Kinh Mặt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh đau Dây Thần Kinh Số 5 - Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Liệt Dây Thần Kinh Số VII (liệt Mặt) Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 NGOẠI BIÊN ( TRIỆU CHỨNG ...
-
Liệt Dây Thần Kinh Số VII Nguy Hiểm Như Thế Nào? - Medlatec
-
Bạn Nên Biết: Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Có Thể Chữa Khỏi Không
-
Chữa Trị Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Bằng Đông Y Khỏi Không?
-
Chứng Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Có Tái Phát Không?
-
Khám 12 đôi Dây Thần Kinh Sọ Não - Health Việt Nam
-
Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Sau Giấc Ngủ - VnExpress Sức Khỏe
-
Liệt Dây Thần Kinh Số VII Có Nguy Hiểm Hay Không? - Bệnh Viện 199
-
Liệt Mặt (liệt Dây Thần Kinh Số VII, Liệt Bell) Chẩn đoán Và điều Trị
-
[Bạn Hỏi - Bác Sĩ Trả Lời] - Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Ngoại Biên