Hiểu Như Thế Nào Về Giãn Tĩnh Mạch Và Mức độ Nguy Hiểm Của Bệnh

Tin tức
  1. Trang chủ
  2. Tin tức y khoa
  3. Hiểu như thế nào về giãn tĩnh mạch và mức độ nguy hiểm của bệnh
Hiểu như thế nào về giãn tĩnh mạch và mức độ nguy hiểm của bệnh Ngày 29/01/2021 Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch được coi là bệnh lý nghiêm trọng đối với mỗi cá nhân trong cả vấn đề sức khỏe, sinh hoạt cá nhân và vấn đề thẩm mỹ. Vậy bạn đã hiểu về bệnh tình này như thế nào? Bệnh nguy hiểm tới mức nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm nhé!
  • 12/12/2020 | Dấu hiệu và cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
  • 21/01/2021 | Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh được chỉ định khi nào?
  • 16/01/2021 | Giãn tĩnh mạch thừng tinh: triệu chứng và phương pháp điều trị

1. Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là hệ thống các đường dẫn máu từ các bộ phận trên cơ thể về tim. Đây được coi là một trong những hệ thống quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh, cho nên nếu có bất kỳ tác động xấu nào tới tĩnh mạch cũng sẽ khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng. Vậy bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì? nó có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch được hiểu là hiện tượng các đường tĩnh mạch bị cản trở việc lưu thông máu bằng một yếu tố nào đó. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng ứ đọng máu, các mạng lưới tĩnh mạch sẽ bị suy yếu, gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh là khi cơ thể cảm giác mệt mỏi, có thể đau nhức, xuất hiện các búi tĩnh mạch hằn lên bề mặt da, một số vùng trên da có thể sẽ bị sưng tấy, da bị căng cứng, chuột rút xuất hiện nhiều, mất ngủ,...

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh giãn tĩnh mạch là do:

  • Tuổi già: độ tuổi càng cao thì các chức năng của hệ tĩnh mạch cũng sẽ yếu kém đi nhiều dẫn tới thoái hóa, viêm nhiễm đường tĩnh mạch,...

Người già thường có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao hơn

Người già thường có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao hơn

  • Theo các nghiên cứu mới nhất cho rằng tỉ lệ thanh thiếu niên mắc bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng tăng do việc ăn uống không điều độ, lười vận động khiến cho trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh, các lớp mỡ phát triển nhiều chèn ép lên mạng lưới tĩnh mạch.

  • Hậu phẫu thuật cũng có thể gây ra các biến chứng không mong muốn, trong đó có tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

  • Ảnh hưởng từ ngành nghề phải mang vác quá nặng nhọc, hoạt động vận động quá sức, đứng quá lâu,...

  • Phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới.

  • Bệnh giãn tĩnh mạch cũng có thể di truyền qua các thế hệ.

2. Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân (còn được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi) là bệnh lý do các đường tĩnh mạch đưa máu nghèo oxy lên tim bị cản trở, gây tắc nghẽn tại các vùng ở chân, đặc biệt là vùng bắp chân. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới vấn đề nội tiết mà nó còn làm mất đi vẻ đẹp của đôi chân khi xuất hiện các vết bầm, vết tấy đỏ hay những đường tĩnh mạch trồi lên bề mặt da. Đây được coi là nguyên nhân bệnh ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh nhất, đặc biệt là phụ nữ.

Khi người bệnh được chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch thì việc điều trị sớm sẽ rất có lợi, tránh để bệnh tình trở nặng sẽ có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Thường xuyên bị chuột rút, chân sưng to, đau buốt và xuất hiện với tần suất nhiều về đêm gây mất ngủ kéo dài, tâm lý khó chịu.

  • Lưới tĩnh mạch bị giãn nhiều, nổi cộm lên bề mặt da gây mất thẩm mỹ.

  • các mảng lớp tĩnh mạch suy giãn dày khiến quá trình trao đổi các dưỡng chất tới da bị ảnh hưởng gây viêm da, nhiễm trùng, thậm chí có thể phải cắt phần chân bị viêm nhiễm nặng.

  • Tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là biểu hiện nặng nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu không có biện pháp khắc phục ngay từ ban đầu thì tình hình bệnh có thể chuyển biến vô cùng nặng: các mảng lớp tĩnh mạch suy giãn nhiều, chồng chéo lên nhau tạo thành các khối viêm tắc tĩnh mạch gây ảnh hưởng lớn tới tim và các động mạch phổi, có thể gây tử vong.

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới có thể dẫn tới tử vong

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới có thể dẫn tới tử vong

3. Có thể phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch không?

Một số phương pháp phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch mà mỗi cá nhân đều có thể thực hiện như là:

  • Tăng cường tập thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng nhưng phải lựa chọn chế độ tập luyện khoa học, phù hợp nhất với cơ địa từng người.

  • Không đứng yên hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

  • Thường xuyên mát xa chân, có thể ngâm chân với nước ấm hàng ngày.

  • Hạn chế đi trên giày cao gót quá lâu.

  • Bổ sung cho chế độ ăn uống thêm nhiều chất xơ, các loại vitamin và uống đủ nước.

  • Khi nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả nên kê chân cao bằng cuộn khăn hoặc gối.

Bổ sung lượng thức ăn giàu chất xơ, các vitamin vào chế độ ăn sẽ giúp phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch

Bổ sung lượng thức ăn giàu chất xơ, các vitamin vào chế độ ăn sẽ giúp phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch

Bên cạnh việc phòng ngừa bệnh thì việc tìm hiểu, khám bệnh khi có các dấu hiệu liên quan là điều rất cần thiết. Có rất nhiều cơ sở y tế có chất lượng dịch vụ tốt có thể điều trị bệnh giãn tĩnh mạch. Thông thường, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng trước sau đó nếu phát hiện có nguy cơ mắc bệnh thì khả năng cao người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm như siêu âm Doppler, chụp MRI tĩnh mạch hay chụp CT scan tĩnh mạch.

Một số phương pháp điều trị bệnh được các bệnh viện áp dụng hiện nay như:

  • Sử dụng các loại thuốc tăng cường sức bền thành mạch, thuốc hỗ trợ tim mạch.

  • Chích xơ đối với trường hợp bệnh nhẹ và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các phần tĩnh mạch hỏng đối với trường hợp nặng hơn.

  • Chỉ định người bệnh dùng tất và băng ép tạo áp lực giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn.

  • Với một số trường hợp tình hình bệnh đã nghiêm trọng thì phương pháp dùng tia laser nội mạch để cắt bỏ các búi tĩnh mạch bị tắc sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh hồi phục và còn giữ được thẩm mỹ.

Quý bạn đọc nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì hãy lập tức nhấc điện thoại lên và gọi tới số hotline 1900 565656 của bệnh viện MEDLATEC để nhận được những thông tin hữu ích nhất từ các bác sĩ có chuyên môn cao. Bệnh viện đã trải qua gần 25 năm trong ngành Y, cung cấp chất lượng dịch vụ 5 sao cùng với cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế tiên tiến, vậy bạn còn ngần ngại gì mà không đặt trọn niềm tin vào bệnh viện này

Từ khoá: Bệnh giãn tĩnh mạch giãn tĩnh mạch

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024

pH máu là gì? 8 Nguyên nhân khiến pH máu thay đổi

pH máu giúp xác định máu thiên về tính Axit hay Bazơ. Ở điều kiện bình thường, pH máu dao động trong khoảng 7.3 đến 7.4. Tuy nhiên, dưới tác động của bệnh lý hoặc bị nhiễm độc,... cơ thể dễ bị tích tụ Axit, tạo điều kiện phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe. Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024

Chảy máu trong là gì? Cách nhận biết và xử lý chảy máu trong

Chảy máu trong khó phát hiện hơn chảy máu do vết thương hở bên ngoài cơ thể có thể nhìn thấy được. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người phát hiện muộn, làm kết quả điều trị giảm sút, để lại biến chứng không mong muốn. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng chảy máu trong? Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024

Người bị lupus ban đỏ sống được bao lâu? Phương pháp để k...

Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn gây ra nhiều mối nguy đối với sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thắc mắc phổ biến mà nhiều người đặt ra đó là người bị lupus ban đỏ sống được bao lâu? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây. Thứ Hai, 9 tháng 12, 2024

Có nên đeo nịt bụng khi ngủ không? Sử dụng vào thời điểm...

Đai nịt bụng là một công cụ làm đẹp phổ biến, giúp chị em thu gọn vòng 2 hiệu quả. Khi sử dụng đúng cách, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và vận động thường xuyên, đai nịt bụng có thể hỗ trợ giảm mỡ bụng đáng kể. Tuy nhiên, nhiều chị em băn khoăn là liệu có nên đeo đai nịt bụng khi ngủ? Hãy cùng tìm hiểu để thông tin trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2024

Vết thương chảy máu không ngừng: Nguyên tắc sơ cứu cơ bản

Vết thương chảy máu không ngừng nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng nạn nhân. Trong bài viết ngày hôm nay, MEDLATEC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân và cách thức sơ cứu cơ bản khi gặp tình trạng này. Hotline 1900565656

Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.

Liên hệ với chúng tôi

Đăng ký khám và tư vấn

Tại nhà Tại viện Đăng ký

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịch

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịch bác sĩ lựa chọn dịch vụ

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhập

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ Đóng

Quên mật khẩu

Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tục

Đổi mật khẩu thành công

Đóng

Tạo mật khẩu mới

Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩu

Thông tin cá nhân

Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656

Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Là J