Hiệu Quả Của Giải Pháp Mổ Thoát Vị Rốn Bê
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Chức năng, Nhiệm vụ
- Các phòng ban
- Đề tài-Dự án
- ĐT-DA đang tiến hành
- ĐT-DA đã đăng ký
- ĐT-DA đã ứng dụng
- Tin tức-Sự kiện
- Quản lý ATBX & Hạt nhân
- Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
- Thanh tra
- Hoạt động Đảng - Đoàn thể
- Thông báo
- Hoạt động Khoa học và Công nghệ
- Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo
- Tin cảnh báo TBT
- Phong trào thi đua “Đồng khởi mới”
- Chuyên mục
- Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo
- Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
- Công nghệ mới và Tiềm lực KH&CN
- Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
- Quản lý ATBX & Hạt nhân
- Thanh tra
- Khởi nghiệp - Đổi mới - Sáng tạo
- Cây trái Bến Tre
- Cây dừa
- Cây bưởi da xanh
- Cây sầu riêng
- Cây chôm chôm
- Cây nhãn
- Các cây khác
- Phim KH&CN
- Phim KH&CN năm 2018
- Phim KH&CN năm 2017
- Phim KH&CN năm 2019
- Phim KH&CN năm 2020
- Phim Đề án phát triển KH&CN
- Phim KH&CN năm 2021
- Phim KH&CN năm 2022
- Phim KH&CN năm 2023
- Phim KH&CN năm 2024
- Liên hệ
- IOFFICE
- Home
- Trang chủ
- Giới thiệu Chức năng, Nhiệm vụ Các phòng ban
- Đề tài-Dự án ĐT-DA đang tiến hành ĐT-DA đã đăng ký ĐT-DA đã ứng dụng
- Tin tức-Sự kiện Quản lý ATBX & Hạt nhân Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thanh tra Hoạt động Đảng - Đoàn thể Thông báo Hoạt động Khoa học và Công nghệ Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo Tin cảnh báo TBT Phong trào thi đua “Đồng khởi mới”
- Chuyên mục Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN Công nghệ mới và Tiềm lực KH&CN Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quản lý ATBX & Hạt nhân Thanh tra Khởi nghiệp - Đổi mới - Sáng tạo
- Cây trái Bến Tre Cây dừa Cây bưởi da xanh Cây sầu riêng Cây chôm chôm Cây nhãn Các cây khác
- Phim KH&CN Phim KH&CN năm 2018 Phim KH&CN năm 2017 Phim KH&CN năm 2019 Phim KH&CN năm 2020 Phim Đề án phát triển KH&CN Phim KH&CN năm 2021 Phim KH&CN năm 2022 Phim KH&CN năm 2023 Phim KH&CN năm 2024
- Liên hệ
- IOFFICE
Hiệu quả của giải pháp mổ thoát vị rốn bê
Ngày đăng: 31-03-2017 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN | Tác giả: Ngô Hoàng Khanh - Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bến Tre
Bến Tre có truyền thống chăn nuôi bò lâu đời, tập trung ở những vùng có diện tích làm nông tương đối lớn như: Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú. Họ tận dụng tối đa các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò. Mặc khác, nuôi bò còn là nguồn thu nhập đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy nhiên với mật độ nuôi ngày càng dày, dịch bệnh ngày càng phức tạp, nhưng nếu biết chủ động phòng tránh thì có thể ngăn chăn được. Trong chăn nuôi ngoài những bệnh gây chết nói trên còn có những trường hợp không lây nhiểm, không gây chết khi mắc phải mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bê chậm lớn thiệt hại kinh tế khá cao đó là trường hợp thoát vị rốn bê sau khi sinh. Trên gia súc, có thể hiểu rằng thoát vị là hiện tượng xảy ra do bẩm sinh, do vệ sinh kém gây viêm rốn, do đỡ đẻ không đúng kỹ thuật làm giản lỗ rốn sau khi sinh làm cho một đoạn ruột rơi vào lổ rốn, lúc mới xảy ra con vật vẫn ăn uống bình thường, sờ nắn thấy mềm có nhu động của ruột, khi nâng chổ thoát vị lên thì toàn bô phần ruột đều chạy vào trong xoang bụng, bê không có cảm giác đau. Hiện tượng này có thể xảy ra trong lúc mới sinh hay trong quá trình phát triển của bê. Thoát vị rốn ít có khả năng hồi phục (trường hợp bị viêm rốn thì tổ chức này cứng, khi sờ vào bê sẽ đau, đôi khi có lỗ dò và có dịch mủ chảy ra). Thoát vị rốn tuy không gây bê chết đột ngột nhưng về lâu dài làm cho bê giảm ăn, giảm bú sữa mẹ, một đoạn ruột rơi vào lỗ rốn làm cho nó cong hình chử V, nhu động ruột khó khăn về lâu dài gây biến chứng tắt ruột. Theo sự phát triển của bê, rốn ngày càng to dần, lúc đầu bằng quả cam sau bằng quả bóng, bê đi lại khó khăn, thức ăn khó tiêu hóa, ruột không nhu động được gây táo bón, lâu ngày ruột viêm dính, tắt ruột có thể dẫn đến tử vong. Để giải quyết trường hợp người ta thường phẩu thuật. Trước đây một ca mổ thoát vị rốn phải cần 4-6 người (2-4 người cố định bê, 1 người phụ mổ và 1 người mổ chính), thời gian cho một ca mổ khoảng một giờ. Cách mổ như sau: Lật ngữa bê lên, một người cố định một chân, người mổ chính cạo lông dọc theo đường mổ, dộ dài đường mổ tùy thuốc vào lổ thoát vị to hay nhỏ. Người mổ sát trùng đường mổ, mổ hết phần da từ đầu lỗ rốn cho đến cuống rốn, tiếp tục qua lớp phần mỡ, cuối cùng là phúc mạc. Người mổ tìm lỗ rốn, khâu lại chắc chắn bên trong bằng chỉ tan và bên ngoài bằng chỉ thường. Sau một tuần sẽ cắt chỉ.Thú được nuôi tách riêng sau khi phẫu thuật. Chuồng trai phải sạch sẽ. Tiêm kháng sinh, kháng viêm từ 2 đến 4 ngày. Bê sau phẫu thuật không cho ăn quá no hoặc vân động quá sức sau khi phẫu thuật. Sau 7 ngày vết thương lành thì cắt chỉ. Thực hiện nhiều ca mổ với phương pháp mổ này vừa tốn nhiều thời gian và công sức lại dễ tái xuất hiện lại như trạng thái ban đầu (do không cắt bỏ phần phúc mạc bị ruột đẩy xuống) có thể do nguyên nhân hai mép rốn sau khi khâu không kết dính lại với nhau (không cắt bỏ phúc mạc để tạo vết thương mới). Từ những hạn chế của giải pháp trên chúng tôi có những cải tiến mới vừa giảm bớt nhân sự vừa nâng cao được kết quả phẩu thuật với mong muốn sau phẩu thuật, bê sinh trưởng phát triển ổn định đối với bê đực và có khả năng sinh sản bình thường đối với bê cái nếu được chọn làm giống. - Nội dung giải pháp: Để giảm số người tham gia trong ca mổ cần phải tiến hành các bước như sau: Đào một rảnh sâu 30cm, dài 2m, đóng 2 cọc ở đầu rảnh cao 1m, 2 cọc ở cuối rảnh cao 1m. Dùng rơm khô lót dưới rảnh lật ngữa bê lên hai chân trước cột vào 2 cọc trước, 2 chân sau cột vào 2 cọc sau đã đóng sẵn. Bê đã được cố định an toàn. Người mổ rạch một đường mổ da ở đáy bao thoát vị. Nhưng có điểm khác biệt là rọc tách bỏ phúc mạc từ đầu rốn đến cuống rốn sau đó dùng panh kẹp ngang phần phúc mạc được tách ra sát cuống rốn rồi cắt bỏ, toàn bộ phần ruột được đẩy vào trong xoang bụng. Khâu bằng chỉ tan bên trong thật chắc chắn để tránh hiện tượng nước xoang bụng chảy xuống làm vết thương không lành, bên ngoài khâu bằng chỉ thường bằng đường may gián đoạn đơn giản. Vết mổ sau một tuần lành và cắt chỉ. Ưu điểm của phương pháp này là khi cắt bỏ phúc mạc bị ruột đẩy xuống tạo vết thương mới ở 2 mép cuống rốn, vì đây là lớp cơ nên khi khâu sẽ kết dính lại, áp lực của bụng không đẩy ruột xuống được. Khả năng thành công phương pháp này là rất cao. Đối với bê đực cũng có thể tiến hành tương tự như mổ bê cái nhưng khả năng nhiểm trùng cao hơn bởi vết thương thường tiếp xúc với nước tiểu.
Hình vẽ minh họa phương pháp mổ thoát vị rốn bê. |
Mổ thoát vị tuy không phức tạp nhưng người mổ cũng phải nắm được cơ thể sinh lý của từng loại thú mà mình muốn mổ. Chính vì vậy chỉ có những thú y viên mới là những người thực hiện phương pháp này và có thể áp dụng trên bê, dê, cừu, heo và chó. Với phương pháp này sẽ giảm được nhân lực trong ca mổ, an toàn cho người trực tiếp mổ, khả năng thành công cao. Dù là phương pháp nào nếu phẩu thuật thành công cũng mang lại lợi ích kinh tế hơn là không phẩu thuật, tuy nhiên với hai phương pháp trên thì phương pháp tách và cắt bỏ phúc mạc cũng vượt trội hơn phương pháp không cắt cả về nhân sự tham gia ca mổ, tính an toàn cho người mổ và tỷ lệ thành công cao. SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP * Phương pháp cũ: + Cần nhiều nhân lực (4-6 người) khi thực hiện ca mổ và có tính rủi ro cao. + Khả năng thành công thấp chỉ đạt 50%. * Phương pháp mới: + Cần 2 người thực hiện ca mổ. + Tính an toàn cao do cầm cột bê chắc chắn. + Khả năng thành công 90%. - Hiệu quả kinh tế: Bò không phẫu thuật thoát vị hoặc phẫu thuật không thành công giá bán thấp hơn bò phẫu thuật thành công từ 2.000.000đ-2.500.000đ/con. Như vậy, phương pháp phẫu thuật mới khi thành công sẽ mang lại lợi ích kinh tế hơn là không phẫu thuật, đặc biệt là về nhân sự tham gia ca mổ, tính an toàn cho người mổ và tỷ lệ thành công cao. Từ phương pháp trên, nếu được ứng dụng rộng rãi sẽ mang lại lợi ích thiết thực trong chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi trong tỉnh.
Tin tức khác cùng chuyên mục • Ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển du lịch địa phương • Bến Tre: Những thành tựu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao chào mừng Đại hội đại biểu tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2025-2030 • Một số giải pháp nuôi rắn ri voi • Giải pháp nâng cao giá trị nghêu thương phẩm Bến Tre • Công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp • Công nghệ y tế • Thạnh Phú có hơn 1.300 ha nuôi tôm công nghệ cao • Công nghệ giáo dục-Edtech • Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon • Chất Đất • Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long • Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động • Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển • Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới • Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh TìmDịch vụ công trực tuyến
Danh mục TTHC Sở KH và CN
Văn bản pháp quy
Văn bản cấp Tỉnh
Văn bản cấp Trung Ương
Trả lời bạn đọc
Câu hỏi - Giải đáp
Quy định xét sáng kiến
Biểu mẫu
Biểu mẫu KH và CN
Hợp chuẩn - Hợp Quy
Công bố hợp chuẩn
Công bố hợp quy
Chuyển đổi số
Hệ thống quản lý chất lượng
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
- TIN TỨC MỚI CẬP NHẬT
Nghiệm thu đề tài “Phát triển sản phẩm OCOP cho các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
Hội thảo “Giới thiệu đầu dò đo độ mặn cảm biến bằng vật liệu nano và tích hợp thành hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tự động”
Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu và phát huy nguồn lực từ những người con quê Bến Tre góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bến Tre”
Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chế tạo đầu dò đo độ mặn bằng vật liệu nano và tích hợp thành hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn tự động ứng dụng tại tỉnh Bến Tre và vùng phụ cận”
Công nghệ mới: Pin proton
Techfest Việt Nam 2024 – “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”
LIÊN KẾT WEBSITE Chọn đường dẫn liên kết Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bến Tre Cục Phát triển thị trường KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ Hệ thống thông tin KH&CN Phân tích thí nghiệm DOANH NGHIỆP KH&CN HỆ THỐNG PHẢN ÁNH - KIẾN NGHỊ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẾN TREĐịa chỉ: Số 280 đường 3 tháng 2, phường An Hội, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre | Điện thoại: 0275.3829365 | Fax: 0275.3823179Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Chịu trách nhiệm: Ông Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở KH&CNSố giấy phép: 120/GP-BC Cấp ngày 09/05/2006. Cơ quan cấp phép: Cục báo chí Bộ Văn hóa Thông tin.Mọi thông tin xin liên hệ đơn vị quản lý website: Trung tâm Khoa học và Công nghệĐiện thoại: 0275.3827522 | Email: banbientap@dost-bentre.gov.vn | Website: www.dost-bentre.gov.vn
Từ khóa » Viêm Rốn Bò
-
Viêm Rốn ở Bê, Nghé Và Biện Pháp Xử Lý - Tạp Chí Chăn Nuôi Việt Nam
-
Viêm Rốn ở Bê, Nghé Và Biện Pháp Xử Lý - VINALICA
-
Phác đồ điều Trị Bê Con Bị Viêm Rốn Hoặc Viêm Niệu đạo | VTC16
-
Cẩn Thận Với Chứng Viêm Rốn ở Bê Con | VTC16 - YouTube
-
Bê Bị Bệnh Viêm Rốn Và Cách điều Trị
-
Khắc Phục Bê Bị Viêm Rốn Có Giòi
-
CB-Viêm Rốn ở Bê, Nghé Và Biện Pháp Xử Lý
-
Cách Chữa Viêm Rốn ở Bê - Người Chăn Nuôi
-
Rốn Của Bê Con Bị Viêm: điều Trị Và Phòng Ngừa, Nguyên Nhân
-
TRẺ BỊ NHIỄM TRÙNG RỐN: BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO? - Bệnh Viện AIH
-
[PDF] CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ SỮA - JICA
-
Nhận Diện Và Xử Trí Nhiễm Trùng Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Các Vấn đề Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1