Hiệu Quả Của Vắc-xin Astra Zeneca Trong Phòng Ngừa COVID-19

MEDINET

Cổng liên kết

Xem trên giao diện máy tính

Chuyên mục

  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
  • Phòng chống dịch bệnh
    • Phòng chống các bệnh truyền nhiễm
    • Vệ sinh môi trường
    • An toàn thực phẩm
    • Tiêm chủng mở rộng
  • Chăm sóc bà mẹ trẻ em
    • Quản lý thai phụ
    • Kế hoạch hóa gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe trẻ em
  • Quản lý sức khỏe
    • Phòng khám Bác sĩ gia đình
    • Quản lý bệnh mạn tính không lây
    • Quản lý sức khỏe người cao tuổi
  • TRUYEN HINH
  • Liên hệ

Khối chức năng

  • HỎI ĐÁP
  • TRA CỨU
  • THƯ VIỆN ẢNH
  • BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
TRẠM Y TẾ PHƯỜNG BẾN NGHÉ

Bác sĩ gia đình

Cập nhật: 14:24, 28/6/2021 Lượt đọc: 212572

Hiệu quả của vắc-xin Astra Zeneca trong phòng ngừa COVID-19 Tháng 5/2021 vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã hoàn thành đợt tiêm vắc-xin Astra Zeneca mũi 1 cho hơn 3000 nhân viên y tế của Bệnh viện. Theo ThS BS. Nguyễn Hiền Minh – Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện, với một liều tiêu chuẩn của vắc xin Astra Zeneca giảm 76% nguy cơ bệnh COVID-19 có triệu chứng trong 90 ngày đầu tiên và sự bảo vệ được duy trì cho đến liều tiêm thứ hai. Hiệu lực của vắc xin Astra Zeneca sau 1 mũi tiêm? Nghiên cứu mới nhất đăng trên The Lancet tháng 3/2021 là một phân tích gộp những nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện tại Anh, Brazil và Nam Phi đánh giá hiệu lực vắc xin Astra Zeneca sau một liều tiêm và tính sinh miễn dịch của vắc xin liên quan đến khoảng cách thời gian tối ưu giữa hai lần tiêm. Như vậy, với một liều tiêu chuẩn của vắc xin Astra Zeneca giảm 76% nguy cơ bệnh COVID-19 có triệu chứng trong 90 ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng, và sự bảo vệ được duy trì cho đến liều tiêm thứ hai. Đồng thời nghiên cứu cũng báo cáo rằng một liều tiêm giúp giảm 100% những ca bệnh phải nhập viện. Nghiên cứu cũng cho thấy, với khoảng cách giữa hai liều từ 12 tuần trở lên, hiệu lực bảo vệ của vắc xin Astra Zeneca tăng lên đến 82%. Đợt dịch từ ngày 26/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 biến chủng nguy hiểm là biến chủng Ấn Độ (B.1.617.2) và biến chủng Anh (B.1.1.7), trong đó biến chủng Ấn Độ được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm “biến chủng gây quan ngại”. Với những biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 thì người đã tiêm có được bảo vệ bởi vắc xin Astra Zeneca hay không? Câu trả lời là có. Báo cáo của Public Health England (Anh) cho thấy: - 2 liều vắc xin Astra Zeneca có hiệu lực bảo vệ là 60% với SARS-CoV-2 biến thể B.1.617.2 và 66% với SARS-CoV-2 biến thể B.1.1.7. - 1 liều vắc xin Astra Zeneca, hiệu lực là 33% trong việc bảo vệ chống lại COVID-19 có triệu chứng liên quan đến biến thể B.1.617.2, và hiệu lực gần 50% với biến thể B.1.1.7. BV ĐẠI HỌC Y DƯỢCNguồn tin : http://www.bvdaihoc.com.vn/Home/ViewDetail/3330

TIN KHÁC

  • 1Một số cách để từ bỏ thuốc lá 2/10/2024
  • 2Những tác hại của rượu bia đối với sức khỏe 20/8/2024
  • 3TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA ĐẾN CƠ THỂ 23/7/2024
  • 4Bệnh Sởi 11/6/2024
  • 5BỆNH BỤI PHỔI SILIC: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ 28/5/2024
  • 6Những tác hại từ việc hút thuốc lá 15/4/2024
  • 7Những điều cần biết về vi rút hợp bào hô hấp 27/3/2024
  • 8Đái tháo đường: những vấn đề cần lưu ý 19/3/2024
  • 9Ngày sức khỏe thận thế giới năm 2024: Thúc đẩy khả năng tiếp cận công bằng với dịch vụ chăm sóc và dùng thuốc tối ưu 14/3/2024
  • 10Tuần lễ Glôcôm thế giới 10/03/2024 - 16/03/2024: " Đoàn kết vì một thế giới không có bệnh Glôcôm" 10/3/2024
  • 11Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh lao phổi 14/2/2024
  • 12Viêm phổi ở trẻ sơ sinh 11/2/2024
  • 13DINH DƯỠNG NGÀY TẾT: BÍ QUYẾT CÂN BẰNG HỢP LÝ 16/1/2024
  • 14Tầm soát và phát hiện sớm các biến chứng 6/11/2023
  • 15Viêm gan virus là gì và các loại viêm gan virus 23/10/2023

Cổng thông tin điện tử Trạm Y Tế Phường Bến Ngé

Số 62 Đường Hồ Tùng Mậu. P Bến Nghé. Quận 1

SĐT: (028)39.15.33.09

Email: tytphbennghe@gmail.com

Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích

Từ khóa » Tiêm Vaccine Astrazeneca Mũi 1 Hiệu Quả Bao Nhiêu