Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dúi Rừng - NONG THON MOI

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Bộ tiêu chí
    • Xã Nông thôn mới
    • Xã Nông thôn mới nâng cao
    • Xã Nông thôn mới kiểu mẫu
    • Huyện Nông thôn mới
    • THÔN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
    • Thôn đạt chuẩn Nông thôn mới
  • Liên hệ
    • Thành viên văn phòng điều phối tỉnh
    • Đoàn thẩm định của tỉnh
    • Các địa phương
    • Thành viên Ban chỉ đạo
  • Hỏi đáp
Chia sẻ Facebook Tweet Plus Kiến thức nhà nông Hiệu quả mô hình nuôi dúi rừng (20/02/2020) Là con vật dễ nuôi, ít công chăm sóc nhưng lại có giá trị cao. Con dúi rừng đang được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đại Cường, huyện Đại Lộc chọn nuôi để phát triển kinh tế. Ông Lê Văn Sáng chia sẻ kinh nghiệm nuôi dúi rừng cho thanh niên huyện Đại Lộc

Nguyên là chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Đại Cường, năm 2016 khi về hưu, tiếp tục phát huy bản chất của người lính cụ Hồ, ông Lê Văn Sáng (thôn Quảng Đại, xã Đại Cường) tìm hiểu trên mạng và nhận thấy khu vực miền Trung ít người nuôi dúi rừng, ông bắt đầu tìm đến các cơ sở nuôi dúi rừng để tìm hiểu.

Ban đầu, ông Sáng đầu tư 25 triệu đồng để làm chuồng trại và mua giống nuôi thử nghiệm để tìm hiểu về đặc tính của loài này. Ông Lê Văn Sáng cho hay: “Lúc mới nghỉ hưu bản thân cũng tính đến việc nuôi bò làm kinh tế nhưng thấy tình hình sức khỏe không cho phép và diện tích nhà chật nên tôi chọn nuôi con dúi rừng vì đây là con vật mới và có thể nuôi ở những điều kiện chật, không quá tốn công như nuôi các loài vật khác”.

Nuôi dúi không phải dùng đến thuốc thú y vì loài động vật này có sức đề kháng rất cao. Thức ăn chính của dúi khá đơn giản và dễ kiếm, chủ yếu là các cây thuộc họ nhà tre, mía, cỏ voi. Dúi sinh sản khá nhanh, 1 năm 1 dúi mẹ đẻ khoảng 4 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 - 5 con. Loài dúi này có đặc tính là không thích di chuyển nhiều, ưa yên tĩnh và râm mát. Về chuồng trại không cần phải làm phức tạp, chỉ cần dùng các tấm gạch men loại 50cm x 50cm ốp vào làm chuồng là được, không cần phải che chắn kỹ càng như các chuồng nuôi con vật khác. Chiều cao của chuồng phải đảm bảo 80 cm để tránh tình trạng dúi bò ra ngoài. “Lúc mới nuôi, vì chưa có kinh nghiệm làm chuồng nên con dúi nhảy từ chuồng này sang chuồng khác cắn lộn, dẫn đến chết. Bên cạnh đó, việc sinh sản trùng huyết cũng dẫn đến chất lượng đàn có thời điểm yếu đi”, ông Sáng nói.

Khi thấy đàn phát triển tốt và nắm chắc được kỹ thuật, ông Sáng bắt đầu nhân giống đàn lên. Tính đến thời điểm hiện tại đàn dúi rừng ông Sáng đã lên đến 100 con, trong đó có 50 con mẹ sinh sản và đã suất bán nhiều lứa, thu lợi hàng chục triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế cho riêng mình, ông Sáng bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu mô hình mình đến các hội viên cựu chiến binh và thanh niên trên địa bàn huyện Đại Lộc để cùng nuôi.

Từ mô hình của ông Sáng, ông Mai Văn Bảo (thôn Ô Gia, xã Đại Cường) cũng bắt đầu đến tìm hiểu và mua về nuôi tại vườn nhà. Ông Bảo cho hay: Nhận thấy việc nuôi dúi rất đơn giản, ít dịch bệnh, không tốn công sức nhiều như chăn nuôi các loại vật nuôi truyền thống khác, hiệu quả kinh tế lại cao gấp nhiều lần so với nuôi lợn, gà. Bản thân tôi cũng bắt 10 cặp về nuôi thử, tính đến nay, đàn phát triển tốt. “Hiện tại đã có nhiều cá nhân đặt mua, nhưng tôi không đủ để cung cấp. Thời gian đến, bản thân sẽ tiếp tục gầy đàn và mở rộng diện tích chăn nuôi để phát triển đàn tốt hơn”, ông Bảo nói.

Theo ông Lê Văn Sáng, dúi rừng là loại đặc sản nên thị trường bây giờ rất cần thịt trong khi đó các cơ sở nuôi dúi trên địa bàn huyện Đại Lộc chủ yếu là hộ cá nhân và đang trong giai đoạn gầy đàn nên số lượng xuất bán rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. “Trên địa bàn huyện Đại Lộc có khoảng 10 hộ nuôi dúi rừng. Chúng tôi đang hướng đến việc liên kết các hộ chăn nuôi dúi để thành lập Tổ hợp tác nhằm nhân rộng mô hình và cung cấp sản phẩm đầu ra ổn định, có giá trị kinh tế tốt hơn”, ông Sáng nhìn nhận.

Ông Lương Đức Sinh – Chủ tịch Hội nông dân xã Đại Cường: Hiện nay trên địa bàn xã và các xã lân cận có nhiều hộ gia đình học tập theo mô hình của ông Sáng, đầu tư nuôi dúi rừng. Hiệu quả ban đầu mang lại rất tốt, vì đặc tính loài này dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. “Thời gian đến Hội nông dân xã sẽ khuyến khích các hộ nuôi cá thể nhân rộng diện tích và phát triển chăn nuôi theo hình thức liên kết chuỗi giá trị”, ông Sinh nói.

Thái Cường

Lượt xem: 1,475 Facebook Twitter Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Email Quay lại

Tin đã đưa
  • Hợp tác trồng nấm bào ngư xám (11/02/2020)
  • Nuôi bò công nghệ cao (22/01/2020)
  • Thuê đất nuôi gà (18/11/2019)
  • Rau sạch tại Gia An Farm (04/11/2019)
  • Kỳ nhân vùng cát (04/11/2019)
  • Vươn lên từ nuôi dúi (21/10/2019)
  • Thu nhập khá từ cây trồng trái vụ (16/10/2019)
  • Làm giàu từ ươm cây giống & trồng hoa tết (16/10/2019)
  • Trồng dưa lưới an toàn (25/09/2019)
  • Hiệu quả từ sản xuất thực phẩm sạch (18/09/2019)
Trang 1 / 117 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 90 Go To 123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990919293949596979899100101102103104105106107108109110111112113114115116117
Xem theo ngày :

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Dúi Rừng