Hiệu Quả Nuôi Cá Trắm Giòn, Chép Giòn Trong Lồng

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu trung tâm
    • Hệ thống khuyến nông
    • Danh bạ điện thoại
  • Tin tức
    • Trồng trọt
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
    • Thông tin huấn luyện
    • Tin dạy nghề
    • Nông thôn mới
    • Tin trong nước
  • Cẩm nang kỹ thuật
    • Trồng trọt
    • Phương pháp khuyến nông
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
  • Cơ sở dữ liệu
    • Tư vấn - dịch vụ
      • Xem tin mua bán
      • Đăng tin mua bán
    • Dạy nghề - tập huấn - truyền thanh truyền hình
      • Dạy nghề
      • Tập huấn
      • Truyền thanh truyền hình
    • Xây dựng mô hình
  • Thư viện khuyến nông
  • Chuyện nhà nông
    • Truyện cười
    • Trang thơ
    • Gương khuyến nông điển hình
  • Thư viện
    • Ảnh mô hình
    • Ảnh thông tin tuyên truyền
    • Ảnh đào tạo tập huấn
  • Liên hệ
Thứ sáu, 29/11/2024, 21:16
  • Trang nhất
  • Thủy sản
Hiệu quả nuôi cá trắm giòn, chép giòn trong lồng Thứ sáu - 04/09/2020 08:12 2.153 0 Nuôi cá nước ngọt những năm gần đây ở Nghệ an đã có bước phát triển đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Tỉnh, nguyên nhân là giá cả đầu vào tăng cao, thị trường đầu ra không ổn định đặc biệt là một số đối tượng cá truyền thống như Mè, Trôi, Trắm, Chép ... Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường cần phải cải tiến quy trình nuôi với mục tiêu tăng năng suất và giá trị sản phẩm. Nên trên thị trường đã xuất hiện một số thực phẩm có giá trị cao như cá Trắm giòn và Chép giòn.            
Hiệu quả nuôi cá trắm giòn, chép giòn trong lồng
Cá Trắm giòn được nuôi từ Cá trắm cỏ có tên khoa học là Ctenopharyngodon idella hoặc cá trắm đen Mylopharyngodon piceus và tương tự cá chép giòn cũng được nuôi từ ca chép có tên khoa học là Cyprinus carpio. Nếu chỉ dựa vào hình dáng bên ngoài, cá chép giòn và trắm giòn không mấy khác biệt so với cá chép, trắm thường. Ngoài phần da nhạt hơn, mình cá dài, thuôn hơn so với hình dáng có phần tròn trịa của cá chép thường. Cá chép giòn, trắm giòn trở thành một món ăn “khoái khẩu”, được khá nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn bởi thịt cá có vị ngọt của tôm và độ dai của thịt lợn. So với cá chép, trắm thường thì loại cá này có vị ngon vượt trội và rất thơm, đặc biệt cá không còn vị tanh mà lại giòn tan, hấp dẫn. Do đó, giá cá chép giòn có giá gấp 2-3 lần so với cá chép thông thường. Nên mặc dù chỉ mới được nuôi trên địa bàn Nghệ An nhưng diện tích không ngừ tăng nhanh. Tuy nhiên nuôi trong ao bộc lộ một số hạn chế như: Mật độ nuôi thấp, thời gian nuôi kéo dài 5-7 tháng, hệ số thức ăn (FCR) tăng cao dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Nên trên địa bàn tỉnh nghệ an đến nay đã xuất hiện các mô hình nuôi cá trắm giòn, chép giòn thương phẩm trong lồng rải rác tại các huyện: Yên thành, Quỳnh lưu, Hưng nguyên, Quế phong, Thị xã Thái hòa, Con Cuông, Anh sơn... Qua tìm hiểu các hộ nuôi Có thể thấy: Cùng một đối tượng nuôi, cách cho ăn như nhau, Cá chép, trắm nuôi bình thường khi đạt trọng lượng bình quân 1,0-1,5 kg/con trước khi thu hoạch khoảng 3 - 5 tháng, người nuôi tiến hành ngưng cho cá ăn thức ăn thường ngày như (cỏ, tinh bột) và thay vào đó là cho cá ăn một loại thức ăn đặc biệt đó là hạt đậu tằm (còn gọi là đậu ván đỏ, đậu răng ngựa) để làm giòn. Đậu tằm trước khi cho cá ăn được ngâm từ 12-24 giờ (tùy theo nhiệt độ không khí) sau đó đãi sạch và trộn với 1-2% muối để trong thời gian 10-15 phút thì cho ăn. Cách cho ăn: Luyện cho cá ăn đậu tằm bằng cách bỏ đói cá 5 ngày sau đó bắt đầu cho cá ăn đậu tằm. Trong 5 ngày tiếp theo, cho cá ăn đậu tằm với khẩu phần 0,03% khối lượng thân vào lúc 16h. Sau đó tăng dần khẩu phần ăn lên 1,5-3,0 % khối lượng cá trong ao. Thức ăn được kiểm tra hàng ngày thông qua sàng cho ăn. Trong thời gian đầu, sau khi cho cá ăn đậu không cho cá ăn thức ăn khác, khoảng 3 tiếng kiểm tra xem cá có ăn hết hay không để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào lúc 8-10h và 16-18h, thức ăn cho vào máng/sàng đặt ở đáy ao, lồng nuôi (máng làm bằng khung sắt có đường kính 6 cm, diện tích máng 4 - 5 m2, chiều cao máng 25 - 30 cm. Xung quanh máng được vây 2 lớp, 1 lớp lưới thép, 1 lớp lưới cước để ngăn đậu trôi ra ngoài). Kết quả chỉ sau 3-5 tháng nuôi, hệ số thức ăn (FCR) từ 2,3 (nuôi ao) giảm xuống còn 2,0 và có lãi từ 20-40 triệu đồng/1 lồng nuôi (30 m3). Đặc biệt là rất thuận tiện trong quá trình thu hoạch, có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ mà độ dai, giòn của thịt cá vẫn không thay đổi, một hiện tượng thường thấy khi nuôi trong ao. Đây thật sự là mô hình nuôi hiệu quả cần được nhân rộng để tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước sẵn có trên địa bàn, các hồ đập mặt nước lớn như thủy điện bản vẽ, ủa na,... Ảnh: Nuôi trắm giòn, chép giòn trong lồng tại hộ ông Trì huyện Anh sơn Trần Trung Thành - Trung tâm KNNA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Hội thảo sơ kết Dự án xây dựng mô hình nuôi cá Hồng Mỹ, cá Chẽm thương phẩm trong ao/hồ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

    (14/11/2020)
  • Tập huấn bồi dưỡng lấy mẫu thực phẩm nông lâm sản và thủy sản

    (23/11/2020)
  • Mô hình kinh tế tổ hợp tác giúp nghề nuôi tôm nước lợ phát triển bền vững

    (30/11/2020)
  •   Nuôi cá Lăng nha trong lồng bè

    (30/11/2020)
  • Nghĩa Đàn: Làm giàu từ mô hình nuôi lươn không bùn

    (11/11/2020)
  • Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn, giảm chất thải

    (20/10/2020)
  • Nuôi cá rô phi hiệu quả nhờ công nghệ

    (14/09/2020)
  • Trạm Khuyến Nông Thành phố Vinh tổ chức nghiệm thu mô hình “Nuôi chạch Quế trong ao đất”.

    (28/09/2020)
  • Hỗ trợ các làng nghề chế biến nông sản xây dựng hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm

    (06/10/2020)
  • Một số giải pháp góp phần giảm nhẹ thiệt hại về nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão

    (07/09/2020)
  • Cách nào để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng  thủy sản ở Nghệ An

    (01/09/2020)
  • Nghệ An: Bàn về công tác quản lý tôm thẻ chân trắng vụ 1 năm 2020

    (01/09/2020)
  • Những mô hình đột phá, mở hướng cho nông dân các huyện phía bắc Nghệ An

    (03/09/2020)
  • Chăm sóc cá nước ngọt mùa mưa bão

    (26/08/2020)
  • Một số giải pháp nuôi thủy sản trong điều kiện biến đổi khí hậu

    (20/08/2020)
  • Quỳnh Lộc – Thị xã Hoàng Mai Tiềm năng lớn phát triển mô hình nuôi cá Chim trắng vây vàng.

    (07/08/2020)
  • Chế biến thức ăn hỗn hợp nuôi cá Chình hoa thương phẩm

    (28/07/2020)
  • Một số biện pháp chống nắng, nóng cho thủy sản

    (28/07/2020)
  • Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Hưng Nguyên tổ chức nghiệm thu mô hình “ Nuôi ếch lót bạt trong vườn nhà”

    (24/07/2020)
  • Nghệ An chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản

    (21/07/2020)
Văn bản mới

Chủ động phòng, chống đói rét trên đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025

lượt xem: 27 | lượt tải:25

Đề án: Tổ chức sản xuất trồng trọt vụ xuân năm 2025

lượt xem: 74 | lượt tải:56

THÔNG BÁO: Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An

lượt xem: 186 | lượt tải:103

Công văn chỉ đạo: V/v khắc phục sản xuất trồng trọt sau cơn bão số 3 - YAG

lượt xem: 174 | lượt tải:81

Công điện: Về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lỡ đất, lũ ống, lũ quét trong thời gian tới

lượt xem: 222 | lượt tải:88 Xem tiếp Tin nổi bật
  • Chuyển đổi số trong hoạt động Khuyến Nông Chuyển đổi số trong hoạt động Khuyến Nông
  • Lễ kết nạp Đảng viên mới Lễ kết nạp Đảng viên mới
  • Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024. Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024.
  • Hội thảo tập huấn “ Xây dựng mô hình áp dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP” Hội thảo tập huấn “ Xây dựng mô hình áp dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP”
  • Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa tại Nghệ An. Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa tại Nghệ An.
  • Hiệu quả từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học Hiệu quả từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học
  • Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
  • Nghiệm thu, trao chứng nhận VietGAP mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Nghiệm thu, trao chứng nhận VietGAP mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Thư viện ảnh mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Cá Chép Giòn Hay Cá Trắm Giòn Ngon Hơn