Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Dúi Sinh Sản
Có thể bạn quan tâm
Nhiều năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Xuân Nhơn (thôn Tân Lương, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) được nhiều người biết đến với mô hình nuôi dúi sinh sản. Hiện nay, với đàn dúi hơn 500 con trong độ tuổi sinh sản, gia đình bà thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Mô hình nuôi dúi sinh sản mang lại cho gia đình bà Nhơn nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: NGÔ XUÂN
Nuôi dúi sinh sản cho giá trị cao
Năm 2018, sau khi tham quan mô hình nuôi dúi tại Nghệ An, gia đình bà Nhơn quyết định vay vốn, đầu tư hơn 400 triệu đồng xây chuồng nuôi và 150 triệu đồng mua con dúi giống. Thời gian đầu, do chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi và chăm sóc, đàn dúi không thích nghi được với khí hậu nên hao hụt không ít. Bà Nhơn tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc và thay đổi nguồn cung cấp dúi giống; kết quả đàn dúi phát triển ổn định.
Bà Nhơn cho biết, hiện cơ sở đang nuôi cùng lúc 2 giống dúi: dúi mốc (dúi rừng của địa phương) và dúi Má Đào (nhập từ Lào). Trong đó, dúi mốc có trọng lượng nhỏ hơn và giá trị kinh tế thấp hơn dúi Má Đào. Thức ăn của dúi là các nguyên liệu có sẵn tại địa phương, như tre, mía, cỏ, bắp… Để chủ động nguồn thức ăn cho dúi, ngoài cây tre, bà Nhơn còn trồng hơn 6 sào mía cùng mấy sào cỏ sữa.
Theo bà Nhơn, kỹ thuật nuôi dúi không khó, nhưng để nuôi dúi sinh sản, đạt tỉ lệ sống cao thì người nuôi phải đầu tư chuồng trại, thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Ngoài xây chuồng nuôi cao ráo, ngăn ô cho từng cặp dúi sinh sản, bà Nhơn còn đầu tư hệ thống phun sương và quạt thông gió để chuồng nuôi thông thoáng, đảm bảo “đông ấm, hè mát”. Cứ mỗi chuồng nuôi diện tích 100m2 sẽ có 4 quạt thông gió, chạy thường xuyên. Với dúi đang mang thai thì tách dúi đực ra để chăm sóc riêng dúi cái. Còn với dúi non, người nuôi cần thường xuyên cho uống thêm sữa để dúi đủ sức đề kháng, kiểm tra, chăm sóc, không để dúi non bị ướt…
Hiện nay, đàn dúi sinh sản của gia đình bà Nhơn có hơn 500 con bố mẹ. Bình quân mỗi năm, con dúi trưởng thành sẽ đẻ từ 3-4 lứa, mỗi lứa 4-5 con, tỉ lệ sống 80%. Dúi giống nuôi khoảng 45 ngày tuổi có thể xuất bán, với giá thành từ 1,2 triệu đồng/cặp (dúi mốc) và 2,5-4,2 triệu đồng/cặp (dúi Má Đào). Dúi thương phẩm có thể xuất bán sau 6 tháng nuôi, đạt trọng lượng từ 2-5,5kg với giá 600.000 đồng/kg (dúi mốc) và 850.000 đồng/kg (dúi Má Đào). Năm 2019, nguồn thu từ trại dúi gia đình bà Nhơn trên 100 triệu đồng; năm 2020 là 250-300 triệu đồng và 10 tháng đầu năm 2021, thu nhập hơn 350 triệu đồng.
Mở rộng quy mô
Dúi giống của cơ sở bà Nguyễn Thị Xuân Nhơn chủ yếu cung cấp cho các hộ dân trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Bình Định… Với dúi thương phẩm, bà Nhơn cung cấp cho các nhà hàng ở địa phương và xuất đi các tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh…
Mỗi năm, trại dúi sản xuất hàng ngàn con giống, nhưng cung vẫn không đủ cầu. Vì vậy, gia đình bà Nhơn đang đầu tư thêm một cơ sở nuôi dúi tại xã Suối Bạc, với quy mô hơn 200 cặp dúi giống. Bà Nhơn cũng tích cực hỗ trợ về con giống, kỹ thuật nuôi dúi cho một số hộ dân để cùng phát triển vật nuôi này. Bà Nhơn cho biết: Thời gian gần đây, rất nhiều đoàn khách đến tham quan, học tập mô hình nuôi dúi của gia đình tôi, đồng thời đặt vấn đề ký hợp đồng cung cấp dúi thịt lâu dài, với số lượng lớn. Tuy nhiên, hiện cơ sở tập trung cung cấp dúi giống nên chưa có nguồn dúi thương phẩm. Nếu có nhiều cơ sở cùng chăn nuôi, cho nguồn dúi thịt dồi dào thì việc tìm đầu ra ổn định cho con dúi sẽ được giải quyết. Do vậy, tôi đang tích cực hỗ trợ, liên kết với một số hộ dân cùng đầu tư nuôi dúi thịt; khi có nguồn cung ổn định mới dám ký hợp đồng dài hạn.
Ông Nguyễn Minh Duy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hội cho biết: Bà Nguyễn Thị Xuân Nhơn là người đầu tiên thử nghiệm mô hình nuôi dúi tại xã Sơn Hội và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Không chỉ làm giàu cho gia đình, bà Nhơn còn cung cấp con giống và hỗ trợ kỹ thuật cho rất nhiều hộ dân khác ở xã Sơn Hội và các vùng lân cận. Hội Nông dân xã sẽ động viên gia đình bà Nhơn phối hợp với một số hộ dân khác nhân rộng, phát triển thành tổ sản xuất, chăn nuôi dúi; từ đó có đủ tiềm lực để ký hợp đồng cung ứng dúi thương phẩm ổn định ra thị trường.
Ông Nguyễn Minh Duy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hội: Bà Nguyễn Thị Xuân Nhơn là nông dân tiêu biểu của xã Sơn Hội, được Hội Nông dân tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích sản xuất kinh doanh giỏi. Không chỉ làm giàu cho gia đình, bà Nhơn luôn sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi dúi đạt hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân khác.
NGÔ XUÂN
Nguồn: Báo Phú Yên
Từ khóa- nuôi dúi
- mô hình nuôi dúi
1 Comment
- Trần duy khánh 10/05/2023
Cháu muốn học kỹ thuật nuôi dúi này được không ạ.
Bình luận
Để lại comment của bạn
Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.Họ tên:
Email:
Bình luận
Từ khóa » Dúi Má đào Lào
-
Nuôi Giống Dúi Má Đào Lào Anh Thanh Niên Đếm Tiền Mỏi Tay
-
Nuôi Giống Dúi Má Đào Thái Lan, Ăn Toàn Đồ Rẻ Tiền ... - YouTube
-
Đây Mới Là Giống Dúi To Nhất Và Hiệu Quả Cao Nhất Hiện Nay
-
Kỹ Thuật Nuôi Dúi Má Đào Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Gấp 2 ...
-
Dúi Má Đào (vàng, Lào) - Dúi Giống Dúi Thịt TPHCM | Facebook
-
Dúi Má đào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kỹ Thuật Nuôi Dúi Má Đào - Điện Máy Kim Biên
-
Giá Dúi Má Đào Giống Mới Nhất Hiện Nay - NongLam.NET
-
Nuôi Dúi Má đào Như đánh Phấn, ăn Toàn đồ Rẻ Tiền, ông Nông Dân ...
-
Dúi Má đào Sinh Sản - Pinterest
-
Nuôi Dúi Sinh Sản Nên Chọn Giống Dúi Nào Cho Hiệu Quả?
-
Kỹ Thuật Nuôi Dúi Má đào - Pinterest