Hiệu Quả Xạ Lúa Bằng "hiệu ứng Hàng Biên" Tại Huyện Điện Biên

Điện Biên TV - Phương pháp cấy lúa hiệu ứng hàng biên được huyện Điện Biên triển khai thí điểm từ vụ mùa năm 2016. Phương pháp này, được đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp gieo xạ khác, năng suất tăng cao, giảm được chi phí sản xuất, tăng năng suất sản lượng...

Từ vụ mùa năm 2016, Trạm khuyến Nông - Khuyên ngư huyện Điện Biên đã chế ra dụng cụ xạ hàng lúa theo ứng dụng phương pháp ứng dụng hàng biên và tiến hành thử nghiệm trên 3.000m2 thuộc giống lúa Bắc thơm số 7, với 3 công thức khoảng cách, mật độ khác nhau để tìm ra mật độ, khoảng cách hợp lý nhất.

1
Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm mô hình gieo xạ lúa hàng biên của HTX Công nghệ cao bản Mé, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên.

Kết quả đánh giá cho thấy mô hình sản xuất lúa hàng biên đạt những ưu điểm vượt trội của phương pháp này và những lợi ích thiết thực mà phương pháp xạ lúa này mạng lại cho bà con nông dân là rất lớn. Do đó, vụ Đông xuân năm 2016 – 2017, huyện Điện Biên tiếp tục triển khai thực hiện trên dịch tích 1 ha tại (Thanh Xương, Thanh Luông, Noong Luống, Sam Mứn) với năng suất đạt 67 – 70 tạ/ha.

Vụ mùa năm 2017, triển khai 5ha tại các xã: Thanh An, Thanh Yên, Thanh Chăn, Noong Luống, Sam Mứn, Thanh Xương. Qua kết quả đánh giá hội thảo tại xã Thanh An, năng suất đạt 69 – 70 tạ/ha.

Riêng vụ Đông xuân năm nay, huyện Điện Biên tiếp tục cho triển khai với tổng diện tích 8ha tại 2 xã: Thanh Hưng và Thanh An, với giống bắc thơm số 7, hương việt. Qua đánh giá, kết quả thăm đồng ngày 28/5 vừa qua, cho thấy: Công nghệ gieo cấy theo phương pháp hiệu ứng hàng biên là bước đi mới, hiệu quả, cây lúa đã tận dụng ánh sáng chiếu trực tiếp toàn bộ các phần gốc, thân, lá kích thích phát triển nên cây lúa khỏe, không phát sinh bệnh dịch hại, năng suất ước đạt trên 70 tạ/ha.

Xạ lúa theo phương pháp “Hiệu ứng hàng biên” là phương pháp xạ lúa thưa, xạ một hàng sông hẹp lại xạ một hàng sông rộng. Mật độ xạ tùy thuộc vào các loại giống, thường hàng sông lớn cách khoảng 45cm, hàng sông nhỏ cách 24cm, xạ cách cây 21- 24cm là đạt. Xạ lúa theo phương pháp này, giảm được 1/3 lượng phân bón hóa học do không sử dụng bón lót, bón thức theo hàng sông nhỏ, ruộng thông thoáng, cây đẻ nhánh nhiều, tập trung số bông khóm cao, tỷ lệ bông chắc đạt trên 95%, tỷ lệ gạo đạt trên 70% dẫn đến năng suất đạt cao. Công tác BVTV chủ yếu chỉ phun phòng, số lần phun thuốc BVTV ít, thời gian cách ly dài nên chất lượng nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm.

Vụ Đông xuân năm nay, Hợp tác xã Công nghệ cao bản Mé, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên gieo cấy 22 ha lúa, trong đó, HTX đã triển khai gieo xạ thí điểm 5 ha lúa theo ứng dụng phương pháp ứng dụng hàng biên, theo đánh giá của HTX việc ứng dụng xạ hàng lúa theo ứng dụng phương pháp ứng dụng hàng biên rất hiệu quả và giảm nhiều về chi phí.

Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc HTX Công nghệ cao bản Mé cho biết: Việc xạ hàng lúa theo ứng dụng phương pháp ứng dụng hàng biên chi phí đầu vào giảm được 2/3 lượng giống, giảm 1/3 lượng phấn bón, giảm lần phun thuốc BVTV. Cụ thể, nếu như dùng phương pháp gieo thường 1ha chúng tôi gieo xạ mất 10kg giống, nhưng gieo hàng biên chỉ mất 5kg/ha. Ngoài ra, chúng tôi còn giảm nhân công lao động tỉa dặm, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, lượng phân bón giảm; năng suất tăng hơn so với sản xuất đại trà từ 3 - 4 tạ/ha.

Với những hiệu quả mang lại từ việc xạ hàng lúa theo ứng dụng phương pháp ứng dụng hàng biên mang lại, vụ mùa tới HTX Công nghệ cao bản Mé tiếp tục ứng dụng triển khai gieo xạ lúa hàng biên trên 20ha, ông Nguyễn Văn Nam khẳng định.

Từ những lợi ích mà mô hình này mang lại, tin tưởng, vụ mùa 2018 và những năm tiếp theo, diện tích cấy lúa theo mô hình hiệu ứng hàng biên sẽ tiếp tục được mở rộng hơn. Bởi đây thực sự là phương pháp cấy lúa có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phương pháp cấy lúa truyền thống.

CTV - Tuyết Anh

Từ khóa » Cấy Lúa Hiệu ứng Hàng Biên