Hiểu Rõ Bản Thân Với Phân Tích SWOT Cá Nhân - Hướng Nghiệp GPO
Có thể bạn quan tâm
Để trở thành một người tốt hơn và thành công hơn trong cuộc sống, điều quan trọng là phải thường xuyên dành thời gian để suy ngẫm, đánh giá về những gì đang hoạt động có hiệu quả hay không. Phân tích SWOT cá nhân (Personal SWOT Analysis) chắc chắn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong trường hợp này.
Phân tích SWOT cá nhân là gì?
Phân tích SWOT cá nhân là một công cụ mạnh mẽ để đánh giá tình trạng hiện tại của một người và tìm ra các vấn đề mà họ gặp phải, cùng với các cơ hội mà họ có. Nó như một bài tập được thiết kế để thu thập thông tin từ bốn khía cạnh khác nhau của một con người.
Cụ thể là:
- Strengths (Sức mạnh)
- Weaknesses (Điểm yếu)
- Opportunities (Cơ hội)
- Threats (Nguy cơ)
Ma trận SWOT cá nhân cho bạn cái nhìn bao quát về những điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân, bao gồm cả những thách thức và cơ hội hiện diện xung quanh bạn ngay bây giờ và trong tương lai. Cung cấp cái nhìn tổng thể về vị trí của mình và năng lực hiện tại, từ đó giúp bạn đưa ra những mục tiêu phù hợp nhất.
Hai chữ cái đầu tiên (S và W) đại diện cho các yếu tố bên trong - những thứ mà người ra quyết định có thể tự xem xét và đánh giá tùy vào thuộc tính cá nhân, và hai chữ cái cuối cùng (O và T) đại diện cho các yếu tố bên ngoài - những thứ nằm ngoài sự kiểm soát của một người.
Cách tạo bảng phân tích SWOT cá nhân
Để thực hiện phương pháp này, trước hết bạn cần xác định mục đích cụ thể mà bạn muốn hướng tới. Bạn đang muốn tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp? Hay một sự thăng tiến trong nghề nghiệp? Với mỗi câu hỏi, mục tiêu khác nhau thì bảng phân tích sẽ khác nhau.
Tiếp theo, bạn cần sắp xếp thời gian và không gian theo sở thích để đảm bảo có được bảng phân tích chính xác nhất. Bạn không nên thực hiện bài tập này khi đang trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng hoặc vội vàng. Sau khi đã chuẩn bị hết mọi thứ, bạn đã sẵn sàng. Hãy tiến hành tự hỏi và trả lời vào 4 khía cạnh trên thôi nào!
1. Điểm mạnh: là những kỹ năng, khả năng và trình độ của bản thân. Ngoài ra cũng có thể bao gồm kinh nghiệm làm việc, giáo dục, đào tạo, bằng cấp và chứng chỉ bổ sung.
Một số câu hỏi tham khảo:
- Kỹ năng của bạn là gì?
- Bạn có sẵn những năng lực nào mà người khác không có?
- Phẩm chất gì của bạn khiến người khác đánh giá cao?
- Điều gì ở bạn khiến bạn tự hào nhất?
- Bạn đang sở hữu những mối quan hệ cá nhân nào?
- Điều gì khiến bạn tự tin?
2. Điểm yếu: là những kỹ năng, khả năng hạn chế của bản thân. Nhận thức được điểm yếu là bước đầu tiên để tìm cách khắc phục chúng.
Một số câu hỏi tham khảo:
- Bạn cần cải thiện những lĩnh vực nào?
- Đâu là những thói quen xấu của bạn?
- Những công việc gì bạn luôn né tránh?
- Bạn tự ti về điều gì ở bản thân?
- Mọi người nhận xét như thế nào về điểm yếu của bạn?
3. Cơ hội: là các yếu tố bên ngoài thuận lợi có thể mang lại lợi ích/ lợi thế cạnh tranh cho bạn.
Một số câu hỏi tham khảo:
- Có khóa đào tạo nào bạn nghĩ sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn trong công việc không?
- Có các hoạt động cộng đồng nào giúp bạn phát triển kỹ năng?
- Những xu hướng hiện tại mà bạn thấy là gì?
4. Nguy cơ: là những yếu tố bên ngoài tác động tiêu cực đến mục tiêu, cuộc sống của bạn. Việc nhìn nhận nguy cơ giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi thực hiện kế hoạch hoặc thậm chí là biến nó thành cơ hội cho chính mình.
Một số câu hỏi tham khảo:
- Bạn có đang bị lu mờ bởi một đồng nghiệp có tiếng nói hay tham vọng hơn?
- Có đối thủ nào làm việc giỏi hơn bạn?
- Trở ngại nào mà bạn đang gặp phải trong công việc?
Sau khi tiến hành phân tích SWOT, bạn đã có một cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại của mình. Bảng phân tích giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch rất nhiều khi nhờ vào nó, bạn có thể nhìn nhận sơ qua thực trạng hiện tại và tạo quyết định chính xác hơn.
- Hãy tận dụng sức mạnh và phát triển, mở rộng những gì bạn đang làm tốt.
- Giảm thiểu điểm yếu của bạn để công việc hoàn thành hiệu quả, có thể loại bỏ điểm yếu bằng việc rèn luyện, bổ sung kiến thức…
- Sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có thể xảy ra.
- Hãy chuẩn bị để giảm tác động từ các mối đe dọa mà bạn đã lường trước.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện phân tích SWOT cá nhân
- Chọn địa điểm thoải mái và yên tĩnh.
- Tuyệt đối trung thực.
- Nêu các tiêu chí ngắn gọn và đơn giản.
- Nhìn nhận thực tế một cách khách quan.
- Nên quan tâm đến quan điểm góp ý của mọi người.
- Tiến hành phân tích định kì để tăng độ hiệu quả cho kế hoạch.
Lời kết
Ma trận SWOT cá nhân là công cụ hiệu quả để mọi cá nhân hiểu hơn về chính mình. Hướng nghiệp GPO mong rằng với quá trình thực hiện phương pháp phân tích này, bạn sẽ quyết định được hành động tốt nhất để hoàn thành những mục tiêu đề ra.
Đọc thêm: Học tập hiệu quả bằng phương pháp Pomodoro. Liệu bạn có biết?
Hoài Trân
Từ khóa » Swot Của Sinh Viên Mới Ra Trường
-
điểm Mạnh, điểm Yếu, Cơ Hội Thách Thức Của Sinh Viên - Thả Rông
-
Bài Tập SWOT Phân Tích Và đánh Giá Bản Thân - StuDocu
-
BÁO CÁO LẬP MA TRẬN SWOT, XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ KẾ ...
-
Chiến Lược" Bán Thân" Của Sinh Viên áp Dụng Ma Trận SWOT - LinhFrely
-
Lộ Trình Thành Công - SWOT Bản Thân – Công Cụ định Hướng Nghề ...
-
Top 20 Mô Hình Swot Của Sinh Viên Hay Nhất 2022 - XmdForex
-
Sử Dụng Kỹ Thuật SWOT để Phân Tích Nghề Nghiệp | Talent Community
-
Phân Tích Ma Trận SWOT Bản Thân Giúp Bạn Xác định Nghề Nghiệp
-
Phân Tích SWOT Bản Thân
-
Bài Tập Vị Dụ Về Mà Trận SWOT Bản Thân Sinh Viên
-
(PDF) TỔ KĨ NĂNG MỀM | Huty Nguyen
-
Phân Tích SWOT Bản Thân để Có định Hướng Tốt Cho Công Việc Và ...