Hiểu Rõ Hơn Về CPU Máy Tính - Laptop Sinh Viên Cần Thơ
CPU chính là bộ não, bộ điều khiển trung tâm của máy tính. Chính vì thế việc “hiểu đúng - chọn đúng” CPU theo nhu cầu sử dụng là điều cần thiết
CHÚ Ý: Kiến thức trong bài viết này được tổng hợp từ việc tham khảo có chọn lọc và kiến thức của bản thân người viết. Hi vọng bài viết này từ Laptop sinh viên Cần Thơ sẽ ít nhiều giúp cho các bạn chọn đúng CPU phù hợp với nhu cầu của mình.
CPU được xem là "Bộ não" của máy tính
Như đã nói ở trên, CPU chính là “bộ não” của mọi hoạt động của chiếc máy tính. Từ các tác vụ cơ bản như: Văn phòng, xem phim, nghe nhạc,… đến các tác vụ cao cấp hơn như: Đồ họa nặng, chơi game cấu hình cao. Hiện nay có 2 dòng CPU phổ biến nhất chính là Intel và AMD. Trong bài viết này mình xin tập trung phân tích CPU của hãng Intel.
Hiện nay, CPU của hãng Intel có các dòng chính: Intel Atom, Intel Celeron, Intel Pentium, Intel Dual-Core, Intel Core M Series, Intel Core Y Series, Intel Core i dòng U và M, Intel Core dòng QM, Intel Core dòng HQ, Intel Core i7 dòng H hoặc K, Intel Xeon.
Và… Từng dòng CPU của hãng Intel ứng với nhu cầu của người dùng như thế nào?
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG | DÒNG CPU | VÍ DỤ |
Đồ họa, game cấu hình cao | Intel Xeon Intel Core i7 dòng H hoặc K Intel Core dòng QM Intel Core dòng HQ | i7 - 76700HQ i7 - 8850H, i7 - 875K i7 - 4800QM, i7 - 3480QM i7 - 4700HQ, i7 -7440HQ |
Đồ họa, game cấu hình trung bình thấp Các tác vụ cơ bản thông thường (Có thể nâng cấp) | Intel Core i dòng M, Intel Core I dòng QM (Gen 1, 2) | i7 - 4600M, i5 – 4300M i7 - 2720QM, i7 - 720QM, i7 -840QM |
Đồ họa, game cấu hình trung bình thấp Các tác vụ cơ bản thông thường (Không thể nâng cấp) | Intel Core I dòng U | I7 - 7500U, i7 - 6500U |
Laptop siêu mỏng, tác vụ thông thường | Intel Core M Series, Intel Core Y Series | Core m3, core m5 Core i5 – 7Y54, core i7 – 7Y75 |
Laptop giá rẻ, hiệu suất thấp (Văn phòng, lướt web, xem phim, nghe nhạc,…) | Intel Celeron Intel Pentium Intel Dual-Core | Intel Celeron N3350, Intel Celeron N2840, Intel Pentium N3450, Core 2 Duo P8600, Core 2 Duo P9300 |
Laptop giá rẻ, hiệu suất thấp nhất (Xem phim chất lượng thấp, Văn phòng các bản cũ, ….) | Intel Atom | Intel Atom N570, Intel Atom Z3580 |
Tiếp đến… Sự khác nhau giữa các đời chip Intel Core i (Core i3, i5, i7) là gì?
3 CPU Core i thông dụng nhất hiện nay
- Intel Core i3: Thường là CPU lõi kép, kiến trúc 64bit, tập chỉ thị x86 dành cho laptop và desktop giá rẻ. Không tích hợp Turbo Boost.
- Intel Core i5: Là CPU lõi kép hoặc lõi tứ, kiến trúc 64bit, tập chỉ thị x86 dành cho laptop và desktop tầm trung. Có tích hợp Turbo Boost tùy phiên bản
- Intel Core i7: CPU lõi tứ hoặc tối đa 8 lõi, kiến trúc 64bit, tập chỉ thị x86 dành cho laptop và desktop cao cấp. Có tích hợp Turbo Boost.
… Những chỉ số nào quyết định tốc độ của CPU?
- Xung nhip xử lý: Được tính bằng GHz, đây chỉ là chỉ số tham khảo bởi vì “Một CPU loại thấp có Ghz cao cũng không thể bằng được một CPU loại cao cấp nhưng có Ghz thấp hơn”. Vì thế triết lý “CPU có xung nhịp xử lý cao hơn là CPU nhanh hơn” chỉ đúng nếu 2 CPU đem ra so sánh là cùng loại (Cùng đời).
- Số Core (Nhân lõi): Biểu thị cho số lượng công việc có thể “Đảm đương” cùng 1 lúc của CPU. Và lẽ dĩ nhiên CPU có số Core cao hơn sẽ nhanh hơn. Số nhân CPU phổ biến hiện nay là: 2 nhân (Duo Core), 4 nhân (Quad Core), 6 nhân (Hexa Core), 8 nhân (Octo Core), 10 nhân (Deca Core).
- Số Thread (Luồng xử lý): Hiện nay nhờ vào công nghệ siêu phân luồng giúp 1 nhân CPU có thể đảm nhận 2 luồng xử lý dữ liệu song song. Vì thế nên chúng ta vẫn hay nghe “2 nhân 4 luồng”, “4 nhân 8 luồng”… CPU có số Luồng cao hơn sẽ xử lý đa nhiệm tốt hơn, nhanh hơn!
- Cache (Bộ nhớ trong): Bộ nhớ đệm nằm bên trong CPU với bộ nhớ đệm càng lớn thì việc tiếp nhận và lưu dữ liệu tạm thời để xử lý nhiều hơn qua đó làm tăng tốc độ xử lý của CPU.
- Turbo Boost: Là công nghệ nâng hiệu suất xử lý của CPU để nhanh chóng hoàn thành một nhiệm vụ nhất định bằng cách điều chỉnh xung nhịp của mỗi nhân độc lập sao cho phù hợp với nhu cầu xử lý.
- Card đồ họa tích hợp (VGA Onboard): Tấc cả các dòng CPU đều đi kèm với chip đồ họa tích hợp (Chúng ta vẫn hay gọi là VGA Onboard) có tên gọi Intel HD Graphics + 1 con số phía sau. Một số dòng CPU sau này còn được tích hợp cả Iris Graphic hoặc Iris Pro Graphics vào (Đây là dòng chip đồ họa ca cấp nhất của Intel). Card đồ họa onboard được gắn trực tiếp trên CPU nên việc nâng cấp là không thể. Ví dụ: Laptop HP Elitebook 840 G1 có CPU Intel Core i5 – 4300U chí có thể sử dụng Card onboard HD 4400.
GPU tương ứng với từng dòng CPU
Ví dụ: Mình có chiếc Dell Latitude E6430 có thông số CPU như sau: Core i5-3320 (2,60 GHz), Max turbo 3.3 GHz, 3Mb Cache. Thì ta có thể hiểu là:
- - Xung nhip xử lý: 2.6 GHz
- - Turbo Boost: 3.3 GHz
- - Bộ nhớ Cache: 3Mb
- Khi tra cứu trên website của Intel ta có thể thấy thêm các thông số như:
- - Số nhân: 2
- - Số luồng: 4
- - Card đồ họa tích hợp: Intel® HD Graphics 4000
Vậy có phải CPU quyết định 100% đến tốc độ của máy tính?
Câu trả lời là KHÔNG! Nói một cách ví von “chiếc máy tính được xem như một nhóm, mà CPU là trưởng nhóm, muốn nhóm có hiệu suất làm việc tốt thì các thành viên nhóm phải giỏi chứ không phải phụ thuộc tất cả vào trưởng nhóm”
Cùng tìm hiểu một chút về các “thành viên nhóm” đó nào….
- Card đồ họa rời (Card rời): Dùng để xử lý hình ảnh và đồ họa như Card đồ họa tích hợp nhưng Card rời hoạt động độc lập với CPU và có hiệu năng tốt hơn hẳn card đồ họa tích hợp. Máy tính sở hữu Card rời cho khả năng xử lý tốt hơn, đặc biệt là các tác vụ như (Chơi games, thiết kế đồ họa,…). Card có dung lượng càng cao cho hiệu suất càng lớn!
- RAM: Viết tắt của Random Access Memory, là bộ nhớ tạm thời cho phép truy cập ngẫu nhiên. Bộ nhớ RAM càng lớn máy tính hoạt động càng “nhanh”. Các chuẩn RAM phổ biến hiện nay là DDR2, DDR3, DDR4.
- Ổ cứng: Dùng để lưu trữ mọi dữ liệu (Hệ điều hành, dữ liệu người dùng), chúng không bị mất đi khi tắt máy. Hiện nay có 2 loại ổ cứng thông dụng là HDD (Hard Disk Driver) và SSD (Solid State Driver).
+ HDD được phân loại theo tốc độ vòng quay: 5400 rpm và 7200 rpm
+ SSD mới xuất hiện vài năm trở lại đây, SSD có nhiều ưu điểm vượt trội hơn HDD:
* Khởi động hệ điều hành nhanh hơn
* Truy xuất dữ liệu nhanh hơn
* Khởi động phần mêm trên máy nhanh hơn
* Hoạt động ít tiếng ồn, tỏa nhiệt thấp hơn
* Tuổi thọ lâu hơn, lưu trữ dữ liệu an toàn hơn
Việc sử dụng SSD sẽ giúp tăng hiệu suất của máy tốt hơn HDD.
SSD Kingston - Hãng sản xuất SSD khá nổi tiếng hiện nay
Hi vọng, qua một ít thông tin mà Laptop sinh viên Cần Thơ gửi đến ở trên, các bạn sẽ có thêm cơ sở để lựa chọn cho mình chiếc máy tính phù hợp nhất.
Nguồn: Kiến thức và Sưu tầm
Từ khóa » Chip M Và Qm
-
Ý Nghĩa Hậu Tố Chip Dòng U, M, K, HQ, QM, H, X, MX, Extreme
-
So Sánh CPU Intel Và AMD, Chip U Và M, HQ, QM, H, Core I Và Xeon
-
TÌM HIỂU CHIP U, M, MQ, HQ ĐI KÈM SAU TÊN CPU
-
Chip U, M, MQ, HQ, K Là Gì? - Giải Mã Ký Hiệu Hậu Tố ... - Laptop88
-
So Sánh Cpu Dòng U Và M - Chip U, M, Mq, Hq, K Là Gì
-
So Sánh Chip M Và H - Tinhte
-
Chip U, M, MQ, HQ, K Là Gì? Giải Mã ý Nghĩa Cấu ...
-
Top 15 Chip Qm Là Gì
-
Chip U, M, Mq, Hq, K Là Gì? Giải Mã Ý Nghĩa Cấu Trúc ... - .vn
-
Chip CPU Intel Nào Mạnh Nhất? Hướng Dẫn Phân Biệt CPU & Cách ...
-
Hậu Tố Chip Intel: Mẹo Giúp "Nhìn Phát Biết Ngay" Hiệu Năng
-
What Are The Differences Between U, M, QM, MQ, And HQ Processors ...
-
Chip U, M, MQ, HQ, K Là Gì? - Giải Mã Ký Hiệu Hậu Tố ...
-
Chip U, M, Mq, Hq, K Là Gì? Tư Vấn Chọn Mua Laptop Chip U Và M