Hiểu Rõ Hơn Về Thuốc Kê đơn Và Thuốc Không Kê đơn - Mediphar USA

Mục lục

Toggle
  • Định nghĩa thuốc kê đơn và không kê đơn
    • Thuốc kê đơn là gì?
    • Thuốc không kê đơn là gì?
  • Phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn
  • Lời khuyên để sử dụng thuốc an toàn
    • Khi sử dụng thuốc kê đơn
    • Khi sử dụng thuốc không kê đơn
  • Lưu ý cho dược sĩ khi bán thuốc kê đơn
    • 1. Kiểm tra tính hợp lệ của đơn thuốc
    • 2. Tuân thủ quy định về bán thuốc kê đơn
    • 3. Tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc
    • 4. Lưu trữ và quản lý đơn thuốc
    • 5. Bảo quản thuốc đúng quy định
    • 6. Đảm bảo cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn GPP
    • 8. Cập nhật kiến thức chuyên môn và quy định pháp luật

Trong thời đại ngày nay, việc phải đối mặt với nhiều bệnh lý khác nhau khiến chúng ta cần sử dụng đến nhiều loại thuốc để điều trị và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ sự khác biệt giữa thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, điều này dẫn đến nguy cơ sử dụng thuốc không đúng cách, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Hiểu được tầm quan trọng của việc phân biệt hai loại thuốc này, bài viết dưới đây từ Mediphar USA với kinh nghiệm hơn 20 năm sản xuất và phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho các đối tác là nhà thuốc, sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhưng cần thiết, giúp bạn nhận diện và sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả.

Định nghĩa thuốc kê đơn và không kê đơn

Thuốc kê đơn là gì?

Thuốc kê đơn (Prescription Drugs) là loại thuốc chỉ được bán và sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Loại thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh lý phức tạp, yêu cầu theo dõi y tế chặt chẽ. (1)

Đặc điểm chính của thuốc kê đơn:

  • Thuốc kê đơn chỉ được mua và sử dụng khi có đơn thuốc được chỉ định từ bác sĩ hoặc người hành nghề y hợp pháp.
  • Chỉ các cơ sở y tế hoặc nhà thuốc được cấp phép và đạt tiêu chuẩn GPP (Good Pharmacy Practices) mới được phân phối thuốc kê đơn.
  • Quá trình điều trị với thuốc kê đơn thường yêu cầu bác sĩ theo dõi để điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc khi cần.
  • Người trực tiếp bán thuốc kê đơn phải là dược sĩ đại học đã được cấp chứng chỉ hành nghề dược.
  • Theo quy định, thuốc kê đơn không được phép quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng để tránh lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích.

Theo Công văn Số: 1517/BYT-KCB _V/v Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 1/2018/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Có 30 danh mục nhóm thuốc kê đơn, trong đó có thể kể đến một số danh mục thuốc kê đơn phổ biến sau:

  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Ví dụ: Amoxicillin, Augmentin, Ciprofloxacin, Azithromycin.

  • Thuốc điều trị bệnh mãn tính: Sử dụng lâu dài, yêu cầu giám sát từ bác sĩ.

Ví dụ: Thuốc điều trị bệnh tiểu đường (Metformin, Insulin), Thuốc trị huyết áp cao (Amlodipine, Lisinopril),…

  • Thuốc giảm đau mạnh (Opioids): Chỉ định trong các trường hợp đau nghiêm trọng như sau phẫu thuật hoặc ung thư.

Ví dụ: Morphine, Tramadol, Fentanyl, Oxycodone.

  • Thuốc an thần và chống lo âu: Sử dụng để điều trị các rối loạn tâm thần, mất ngủ, hoặc lo âu.

Ví dụ: Diazepam, Lorazepam, Zolpidem (thuốc ngủ).

  • Thuốc kháng viêm: Dành cho các bệnh lý viêm nhiễm hoặc tự miễn như viêm khớp, lupus.

Ví dụ: Prednisone (Corticoid), Methotrexate.

  • Thuốc tim mạch: Dùng để điều trị các bệnh lý về tim, mạch máu.

Ví dụ: Bisoprolol, Digoxin, Clopidogrel (chống đông máu).

  • Thuốc nội tiết: Dùng trong các bệnh lý liên quan đến nội tiết tố.

Ví dụ: Levothyroxine (bệnh tuyến giáp), Estrogen, Progesterone (liệu pháp hormone).

  • Thuốc kháng virus: Sử dụng trong điều trị bệnh lý do virus, như viêm gan B, HIV.

Ví dụ: Tenofovir, Lamivudine, Oseltamivir (cúm nặng).

  • Thuốc điều trị ung thư: Hóa trị hoặc điều trị nhắm trúng đích.

Ví dụ: Doxorubicin, Paclitaxel.

  • Thuốc kháng dị ứng mạnh: Dùng trong trường hợp dị ứng nghiêm trọng.

Ví dụ: Epinephrine (sốc phản vệ), Prednisone (phản ứng dị ứng nặng).

Để mua và sử dụng thuốc kê đơn cần có toa thuốc từ Bác Sĩ
Để mua và sử dụng thuốc kê đơn cần có toa thuốc từ Bác Sĩ

Xem đầy đủ thông tin tại bài viết: Thuốc kê đơn là gì? 30 danh mục thuốc kê đơn mới nhất hiện nay

Thuốc không kê đơn là gì?

Thuốc không kê đơn (Over-the-Counter Drugs – OTC) là loại thuốc có thể được mua trực tiếp tại các nhà thuốc hoặc siêu thị mà không cần đơn thuốc từ bác sĩ. Chúng thường dùng để điều trị các triệu chứng nhẹ hoặc phổ biến như đau đầu, cảm cúm, hoặc dị ứng.

Đặc điểm chính của thuốc không kê đơn:

  • Dễ dàng mua và sử dụng.
  • An toàn hơn nếu được dùng đúng theo hướng dẫn trên bao bì.

Tại Việt Nam, Danh mục thuốc không kê đơn được quy định trong Thông tư số 07/2017/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành. Danh mục này bao gồm các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Sử dụng cho các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau răng hoặc sốt.

Ví dụ: Paracetamol (Panadol, Tylenol), Ibuprofen (Advil, Motrin), Aspirin (Bayer).

  • Thuốc trị cảm cúm: Dùng để giảm triệu chứng cảm cúm như nghẹt mũi, đau đầu, sốt, ho.

Ví dụ: Decolgen, Tiffy, Pseudoephedrine (giảm nghẹt mũi), Guaifenesin (long đờm).

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giảm viêm và đau trong các trường hợp viêm khớp, đau cơ.

Ví dụ: Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve, Naprosyn), Diclofenac (Voltaren, Cataflam).

  • Thuốc chống dị ứng: Giảm các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, phát ban.

Ví dụ: Loratadine (Claritin), Cetirizine (Zyrtec), Chlorpheniramine (Allerga).

  • Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Sử dụng cho các vấn đề như đầy bụng, ợ nóng, tiêu chảy, hoặc táo bón.

Ví dụ: Men tiêu hóa (Enzym tiêu hóa, Lactobacillus), Thuốc trị tiêu chảy: Loperamide (Imodium), Thuốc trị táo bón: Bisacodyl, Sorbitol.

  • Thuốc kháng acid và chống trào ngược dạ dày: Giảm các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi.

Ví dụ: Omeprazole (Prilosec OTC), Ranitidine (Zantac 75), Antacid: Maalox, Mylanta.

  • Vitamin và khoáng chất: Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ miễn dịch.

Ví dụ: Vitamin C (Redoxon, Cebion), Vitamin tổng hợp (Centrum, Pharmaton), Sắt (Ferrovit), Canxi (Calcium D).

  • Thuốc bôi ngoài da: Dùng để trị các vấn đề da liễu hoặc tổn thương ngoài da nhẹ.

Ví dụ: Thuốc sát trùng: Povidone-Iodine (Betadine), Hydrogen Peroxide, Thuốc trị ngứa: Hydrocortisone cream, Kem chống nấm: Clotrimazole.

  • Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi: Làm sạch và giảm triệu chứng kích ứng hoặc nghẹt mũi.

Ví dụ: Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%), Thuốc nhỏ mắt dưỡng ẩm: Artificial Tears, Thuốc giảm nghẹt mũi: Oxymetazoline.

  • Thuốc giảm đau dạ dày hoặc chống co thắt: Sử dụng khi bị đau bụng nhẹ, co thắt ruột.

Ví dụ: Spasmaverine (giảm co thắt), Alverine Citrate.

  • Thuốc ho: Giảm triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm.

Ví dụ: Dextromethorphan (ho khan), Acetylcysteine (ho có đờm).

  • Thuốc chống say tàu xe: Ngăn ngừa buồn nôn, chóng mặt khi di chuyển.

Ví dụ: Dimenhydrinate (Dramamine), Meclizine (Bonine), Scopolamine (Transderm Scop).

Vitamin thuộc nhóm thuốc không kê đơn
Vitamin thuộc nhóm thuốc không kê đơn

Xem thêm về: Danh mục thuốc không kê đơn mới nhất hiện nay

Phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn

Hiểu rõ sự khác biệt giữa thuốc kê đơn và không kê đơn sẽ giúp bạn sử dụng thuốc an toàn, tránh những rủi ro không đáng có. Dưới đây là các tiêu chí và cách để bạn phân biệt hai loại thuốc này:

Tiêu chí

Thuốc kê đơn

Thuốc không kê đơn

Nhãn cảnh báo trên bao bì

  • Bao bì thuốc kê đơn thường có dòng chữ cảnh báo rõ ràng như: “Thuốc chỉ dùng theo đơn của Bác Sĩ” hoặc “Prescription Only” (nếu là sản phẩm nhập khẩu).
  • Một số quốc gia có ký hiệu riêng như biểu tượng chữ “Rx” để chỉ thuốc kê đơn.
  • Thường không có dòng cảnh báo cần dùng theo toa của Bác Sĩ
  • Bao bì có thể ghi các cụm từ như “Over-the-Counter” (OTC) hoặc không yêu cầu đơn thuốc.

Thông tin hướng dẫn sử dụng trên bao bì

  • Thông tin sử dụng thường rất chuyên sâu, phức tạp và yêu cầu chỉ định từ bác sĩ.
  • Có thể có hoặc không ghi rõ liều dùng cụ thể vì liều lượng được bác sĩ điều chỉnh dựa trên từng trường hợp.
  • Thiết kế bao bì đơn giản, ít hình minh họa, tập trung vào thành phần hoạt chất.
  • Thông tin hướng dẫn sử dụng chi tiết, dễ hiểu, phù hợp cho người dùng tự mua và dùng.
  • Ghi rõ liều lượng khuyến cáo trên bao bì, ví dụ: “Người lớn: 1 viên/lần, không quá 4 viên/ngày.”
  • Bao bì đa dạng màu sắc hơn, hình ảnh minh họa dễ hiểu liên quan đến công dụng thuốc.

Quy định pháp lý

  • Chỉ được mua khi có toa thuốc từ bác sĩ.
  • Bán tại các cơ sở y tế hoặc nhà thuốc được cấp phép.
  • Chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt về việc kê đơn và bán hàng.
  • Có thể mua tự do tại nhà thuốc, siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi.
  • Không yêu cầu kê đơn từ bác sĩ.
  • Ít bị kiểm soát hơn, nhưng cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng.

Cách sử dụng

  • Phải sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm liều lượng, thời gian và cách dùng.
  • Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc.
  • Dễ sử dụng hơn, với các hướng dẫn cụ thể trên bao bì.
  • Phù hợp cho các triệu chứng nhẹ, ngắn hạn.

Đối tượng sử dụng

Thường được dùng để điều trị các bệnh lý phức tạp, yêu cầu theo dõi y tế chặt chẽ.Phù hợp với các triệu chứng nhẹ như đau đầu, sốt, cảm cúm.

Độ an toàn

  • Có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng sai cách.
  • Đòi hỏi theo dõi y tế thường xuyên trong quá trình sử dụng.
  • Tương đối an toàn nếu tuân thủ đúng hướng dẫn.
  • Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc dùng sai mục đích vẫn có thể gây hại.

Lời khuyên để sử dụng thuốc an toàn

Khi sử dụng thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng sai cách, vì vậy khi sử dụng thuốc kê đơn bạn cần lưu ý:

  • Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
  • Đọc kỹ các thông tin trên nhãn thuốc như tên thuốc, hàm lượng, ngày hết hạn trước khi sử dụng.
  • Không chia sẻ thuốc kê đơn với người khác, ngay cả khi có triệu chứng tương tự.
  • Báo ngay với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ bất thường.

Khi sử dụng thuốc không kê đơn

Thuốc không kê đơn là loại thuốc dễ mua và không cần đi thăm khám với bác sĩ trước khi mua. Tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro như dễ xảy ra tình trạng lạm dụng, thuốc có thể khiến bạn khó phát hiện các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng gây chậm trễ trong việc điều trị. Vì vậy khi sử dụng loại thuốc này bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì trước khi dùng.
  • Không dùng quá liều khuyến cáo, ngay cả khi triệu chứng không giảm.
  • Hỏi ý kiến dược sĩ nếu không chắc chắn về cách sử dụng.
  • Tránh kết hợp nhiều loại thuốc không kê đơn có cùng thành phần hoạt chất để tránh quá liều.
Không dùng thuốc quá liều khuyến cáo
Không dùng thuốc quá liều khuyến cáo

Lưu ý cho dược sĩ khi bán thuốc kê đơn

Đối với dược sĩ, khi bán thuốc kê đơn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý tại Việt Nam:

1. Kiểm tra tính hợp lệ của đơn thuốc

  • Đảm bảo đơn thuốc được kê bởi bác sĩ có chứng chỉ hành nghề hợp pháp
  • Đơn thuốc hợp lệ bao gồm đầy đủ thông tin: tên và tuổi của bệnh nhân, tên thuốc, hàm lượng, liều lượng, cách dùng, ngày kê đơn và chữ ký của bác sĩ.
  • Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.

2. Tuân thủ quy định về bán thuốc kê đơn

  • Chỉ bán thuốc kê đơn khi có đơn hợp lệ; không tự ý bán thuốc kê đơn mà không có đơn, kể cả khi bệnh nhân yêu cầu.
  • Đối với thuốc gây nghiện, hướng thần hoặc thuốc thuộc danh mục kiểm soát đặc biệt, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kê đơn và bán thuốc.

3. Tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc

  • Giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về cách sử dụng thuốc, liều lượng, thời gian dùng, tác dụng phụ có thể gặp và cách xử lý.
  • Cảnh báo về tương tác thuốc nếu bệnh nhân đang sử dụng nhiều loại thuốc khác.

4. Lưu trữ và quản lý đơn thuốc

  • Lưu giữ bản sao đơn thuốc theo quy định để phục vụ cho công tác quản lý và kiểm tra.
  • Theo dõi lịch sử mua thuốc của bệnh nhân để phát hiện và ngăn chặn việc lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích.

5. Bảo quản thuốc đúng quy định

  • Đảm bảo thuốc được bảo quản theo điều kiện quy định để duy trì chất lượng và hiệu quả điều trị.

6. Đảm bảo cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn GPP

  • Nhà thuốc phải đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” (GPP) theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng trong bảo quản, tư vấn và bán thuốc.

8. Cập nhật kiến thức chuyên môn và quy định pháp luật

  • Thường xuyên cập nhật thông tin về các loại thuốc mới, tương tác thuốc và các quy định pháp luật liên quan đến việc bán thuốc kê đơn.
  • Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo để nâng cao trình độ chuyên môn và hiểu biết về pháp luật.

Việc sử dụng thuốc đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo hiệu quả điều trị. Dù là thuốc kê đơn hay không kê đơn, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng một cách nghiêm ngặt và không tự ý thay đổi liều lượng. Hy vọng qua bài viết này, Mediphar USA đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để dễ dàng phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn, từ đó có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mình.

Nếu bạn là nhà phân phối hoặc đang tìm kiếm nguồn nhập sỉ thực phẩm chức năng chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng, Mediphar USA với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành là sự lựa chọn đáng tin cậy. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, giúp bạn xây dựng niềm tin với khách hàng và phát triển kinh doanh bền vững.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ văn phòng đại diện: 93 Đất Thánh, F6, Tân Bình, Tp.HCM
  • Địa chỉ nhà máy: Xã Đức hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Long An.
  • SĐT: 0903 893 866
  • Email: medipharusa2018@gmail.com
  • Website: https://medipharusa.com/
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

Từ khóa » Thuốc Kê đơn Và Không Kê đơn