HIỂU THÊM VỀ DI CHÚC MIỆNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT ...
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc có thể được lập dưới hình thức bằng miệng, tức là người để lại di chúc truyền đạt ý chí định đoạt tài sản của mình thông qua lời nói. Trường hợp này thường được sử dụng khi tính mạng của người lập di chúc đang bị đe dọa, không có khả năng lập di chúc bằng văn bản.
Di chúc miệng là gì?
Di chúc miệng là một loại hình thức di chúc được pháp luật Việt Nam thừa nhận, nhưng nhà làm luật lại chưa đưa ra khái niệm về di chúc miệng. Thông thường, di chúc miệng là những lời “trăn trối” hay “dặn dò” thể hiện ý chí bằng lời nói của người sắp chết cho những người còn sống thực hiện ý nguyện cuối cùng của mình về những vấn đề liên quan đến tài sản như: Định đoạt phân chia di sản, chỉ định người hưởng di sản, truất quyền hưởng di sản, di sản thờ cúng, di tặng… để những người còn sống có thể căn cứ theo đó mà thực hiện. Đây là hình thức di chúc đặc biệt chỉ được lập trong những trường hợp nhất định khi cá nhân không thể lập được di chúc bằng văn bản. Cá nhân có quyền lập di chúc miệng khi nào?
Theo quy định của BLDS năm 2015, di chúc miệng không phải được lập một cách tùy tiện mà phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Trong đó, điều kiện quan trọng nhất là người lập di chúc phải có quyền lập di chúc miệng.
Quyền lập di chúc miệng của cá nhân chỉ phát sinh khi cá nhân đó có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Cụ thể là người lập di chúc miệng phải từ đủ 18 tuổi trở lên; không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (như nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản gia đình); không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình…) và đang trong tình trạng thuộc trường hợp đặc biệt như quy định tại khoản 1 Điều 637 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau: “Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”.
Còn một điều kiện rất quan trọng về chủ thể lập di chúc miệng mà bạn cần nhớ, đó là sự tự nguyện. Tại thời điểm lập di chúc miệng, người lập di chúc phải ở trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép.
Di chúc miệng cần có những nội dung gì?
Vì di chúc miệng được lập khi người lập di chúc đang ở trong tình trạng nguy cấp, khó qua khỏi, nên di chúc miệng chỉ cần có thông tin cơ bản như: di sản để lại là gì và ai, tổ chức, cơ quan nào được hưởng di sản đó.
Ngoài ra, di chúc miệng còn có thể có các nội dung khác như người lập di chúc chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bồi thường thiệt hại và những nghĩa vụ khác của mình sau khi qua đời. Những nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội sẽ không được pháp luật công nhận.
Di chúc miệng được ghi chép thế nào là hợp pháp? Di chúc miệng được lập khi người lập di chúc đang trong tình trạng nguy kịch tính mạng, thông thường sau khi để lại di nguyện cuối cùng thì người di chúc miệng chết nên không thể đối chứng. Đây là một hình thức đặc biệt của di chúc nên quy trình ghi chép di chúc miệng được pháp luật quy định rất chặt chẽ.
Khoản 5 Điều 638 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và “ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Sau khi di chúc miệng đã được người làm chứng ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ vẫn chưa có giá trị pháp lý mà di chúc đó phải được mang đi công chứng hoặc chứng thực.
Khoản 5 Điều 638 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.
Ai có thể làm chứng cho di chúc miệng?
Không phải ai cũng có thể làm chứng cho việc lập di chúc. Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng mọi người đều có thếlàm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau:
+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
+ Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
+ Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Tính hiệu lực của di chúc miệng ?
Khoản 2 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Tuy nhiên, sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên bị hủy bỏ.
Như vậy, di chúc miệng tuy là hình thức di chúc được pháp luật công nhận nhưng để đảm bảo tính hợp pháp thì phải tuân thủ những quy định chặt chẽ nêu trên đối với từng đối tượng và trường hợp cụ thể.
Mọi thông tin, khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Thanh và Cộng sự theo thông tin sau Điện thoại: 028.38313123 hoặc Email: thanh.tplaw@gmail.com./.
Luật sư: TRỊNH THỊ HẠNH
Bài viết liên quan:
- NGƯỜI CHẾT KHÔNG ĐỂ LẠI DI CHÚC, CHIA THỪA KẾ NHƯ THẾ NÀO?
- CHẾT KHÔNG ĐỂ LẠI DI CHÚC, TÀI SẢN ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO?
- Tặng cho quyền sử dụng đất
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao đất vào năm 1980
- QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
- MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI KÝ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA NHÀ, ĐẤT
Từ khóa » Di Chúc Miệng Blds 2015
-
Quy định Của Pháp Luật Về Di Chúc Miệng
-
Di Chúc Miệng - Tư Vấn Luật: Công Ty Luật Việt An
-
Di Chúc Miệng Có Hợp Pháp Không? - Luật Long Phan
-
Hình Thức Của Di Chúc Theo Quy định Của Bộ Luật Dân Sự Năm 2015
-
Hình Thức Của Di Chúc Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam Qua Các Thời Kỳ
-
Các Loại Di Chúc Theo Quy định Của Bộ Luật Dân Sự 2015 - Luat 3s
-
DI CHÚC MIỆNG CÓ HỢP PHÁP HAY KHÔNG? - LUẬT SƯ
-
Một Số Bất Cập Trong Quy định Pháp Luật Về Thừa Kế Theo Di Chúc
-
Di Chúc Miệng được Coi Là Hợp Pháp Khi Nào? - LuatVietnam
-
Các Hình Thức Của Di Chúc Theo Quy định Của Pháp Luật - FBLAW
-
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DÂN SỰ VỀ THỪA KẾ - Huyện U Minh
-
File Ghi âm, Ghi Hình Có Phải Di Chúc Hay Không?
-
Di Chúc Hợp Pháp (Điều 630) - Luật Hoàng Sa
-
Di Chúc Hợp Pháp Không Có Công Chứng, Chứng Thực - Tạp Chí Tòa án