Hiệu ứng Ám ảnh Thua Lỗ - Thứ Níu Kéo Bạn đến Với Những Thành ...
Có thể bạn quan tâm
Hiệu ứng Ám ảnh thua lỗ hay nỗi sợ mất mát (Loss Aversion) được nghiên cứu bởi 2 nhà tâm lý học lỗi lạc Amos Tversky và Daniel Kahneman vào năm 1979. Hiệu ứng này là một “thiên kiến nhận thức”, xảy ra khi con người có xu hướng né tránh hoặc sợ hãi cảm giác mất mát những gì đang có hơn là đề cao thứ đạt được. Còn trong chứng khoán, hiệu ứng này được hiểu là hầu hết các nhà đầu tư có xu hướng chán ghét hay có nỗi lo sợ về thua lỗ một cách tự nhiên.
Có câu nói nổi tiếng của Warren thành nguyên tắc của nhiều nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán:
“Quy tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền
Quy tắc số 2: Không được quên quy tắc số 1.”
Câu nói này không sai nhưng nếu các nhà đầu tư không có được một phương pháp hiệu quả, một hệ thống đầu tư hoàn chỉnh mà chỉ phiến diện mang theo tâm lý này khi mua cổ phiếu thì sẽ là một sai lầm lớn. Khi đó, họ thường xem thua lỗ như một thất bại của bản thân, trong khi nó là điều không thể tránh khỏi trong đầu tư.
Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng về mặt tâm lý, nỗi đau mất tiền thực sự lớn hơn rất nhiều so với niềm vui kiếm được tiền. Nghĩa là khi bạn mất 10 triệu sẽ đau đớn hơn nhiều lần niềm vui kiếm được 10 triệu. Điều này khiến các nhà đầu tư đưa ra nhiều quyết định phi lý trí, sai lầm để tránh khỏi nỗi đau đó.
Một số quyết định phi lý trí tiêu biểu
Chốt lợi nhuận sớm
Hiệu ứng ám ảnh thua lỗ còn đi kèm với hiệu ứng “sự sung sướng tức thì” (instant gratification). Các nhà đầu tư muốn nhanh chóng đạt được chiến thắng, khi cổ phiếu mới tăng được một chút, họ chốt lời luôn, họ không kiên nhẫn để chờ cổ phiếu phát huy hết tiềm năng của nó. Bên cạnh đó, ngay khi mới cổ phiếu mới điều chính có tí (vẫn duy trì xu hướng tăng), nhà đầu tư đã thoát khỏi cổ phiếu đó do không muốn thua lỗ. Họ không thể suy nghĩ theo lý trí. Rõ ràng, trong ngắn hạn NĐT cảm thấy kiếm được tiền, tuy nhiên về lâu dài họ đánh mất rất nhiều cơ hội, bỏ qua các đợt sóng lớn trên thị trường.
Duy trì cổ phiếu lỗ quá lâu
Ở một khía cạnh khác, ám ảnh thua lỗ khiến các nhà đầu tư có thể làm ngược lại hoàn toàn với những gì họ nên làm khi đối mặt với một cổ phiếu thua lỗ lớn. Ví dụ, nhà đầu tư mua một cổ phiếu và nó giảm giá trị vì các giá trị cơ bản của công ty đã xấu đi. Sai lầm không thích thua lỗ sẽ khiến các nhà đầu tư giữ cổ phiếu mặc dù không thấy tương lai cho chúng. Họ không bán cổ phiếu vì họ cảm thấy rằng sớm hay muộn, giá sẽ phục hồi. Tuy nhiên, do hiệu ứng này, các nhà đầu tư thường quên chi phí cơ hội bỏ ra.
Chẳng hạn, nếu một nhà đầu tư mua một cổ phiếu với giá 100k và bán nó với giá 105k sau hai năm, họ chỉ kiếm được 2,5% lợi tức hàng năm. Trong cùng thời kỳ đó, rất nhiều mã có thể tăng hơn thế nhiều lần, mà họ bỏ qua vì tiền kẹt.
Chấp nhận rủi ro quá mức
Hiệu ứng sợ mất mát thường khiến các NĐT phải gánh chịu rất nhiều rủi ro không đáng có.
Ví dụ: Nếu các NĐT gặp thua lỗ, mặc dù có thể chỉ rất nhỏ, thay vì chấp nhận nó như một phần của đầu tư, họ thường cố gắng thu lợi từ nó. Chiến lược thu lợi phổ biến đó được gọi là “gấp thếp” - trung bình giá xuống. Điều này có nghĩa là, nếu bạn có 1000 cổ phiếu của một công ty với giá 50 nghìn/cổ phiếu và giá giảm xuống còn 45 nghìn/cổ phiếu, các NĐT sẽ có xu hướng mua thêm 2000 cổ phiếu. NĐT làm điều này để giảm giá bình quân của cổ phiếu.
Bây giờ, NĐT sẽ có 3000 cổ phiếu với giá trung bình 46,7 nghìn/cổ phiếu. Nếu cổ phiếu chuyển sang mức 47 nghìn/cổ phiếu, NĐT sẽ thu hồi được khoản lỗ của lô cổ phiếu trước đó đã mua ở mức giá 50 đô la. Đây thật sự là một sai lầm phổ biến, vì mua hay không mua ở mức giá 45 nghìn không nên phụ thuộc vào quyết định mua của lô trước đó, mà phải kiểm tra bản chất doanh nghiệp, xu hướng thị trường,... xem đây có phải lúc nên mua hay không?
Loại hành vi này được thấy trong các sòng bạc, những người đánh bạc sẽ tăng gấp đôi số tiền đặt cược của họ để phục hồi các khoản thua lỗ trước đó. Vấn đề với chiến lược này rất rõ ràng. Nếu giá không tăng và thực sự tiếp tục đi xuống, thì thiệt hại sẽ tăng lên gấp bội! Dù xác suất sai chỉ là 10% thì cũng là quá lớn vì trong một năm bạn hoàn toàn có thể giao dịch cổ phiếu trên 10 lần, thì theo xác suất nó gần như chắc chắn xảy ra.
Tránh đầu tư cổ phiếu hay chỉ mua cổ phiếu Bluechips
Trong một số trường hợp, các NĐT đã bị “bỏng tay”, ám ảnh thua lỗ đến mức họ tránh bất kỳ hình thức đầu tư nào vào thị trường chứng khoán hay chỉ dám đầu tư vào các cổ phiếu lớn, có tên tuổi. Điều này khiến NĐT bỏ qua cơ hội kiếm những khoản lợi lớn từ thị trường chứng khoán, đặc biệt là các siêu cổ phiếu tiềm năng thường ở dòng midcap và penny.
Bạn tự đóng mình lại, không biết rằng mình cần trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức, hoặc đi tìm những nhà tư vấn chuyên nghiệp. Thị trường chứng khoán là kênh đầu tư tiềm năng nhất hiện nay, cơ hội vẫn ở đó, vấn đề là bạn có biết tận dụng không thôi.
Bán giảm giá
Quan trọng nhất, hiệu ứng ám ảnh thua lỗ khiến mọi người lo sợ, hoảng loạn và cố gắng cắt lỗ khi thị trường giảm mạnh. Điều này hoàn toàn ngược lại với những gì nên làm. NĐT thông minh là những người mua vào trong các đợt điều chỉnh ngắn hạn.
Vậy làm thế nào để tránh hiệu ứng này?
Đa phần chúng ta đều gặp phải nỗi ám ảnh thua lỗ, chỉ khác là bạn có nhận ra hay không thôi. Một khi đã hiểu và nắm được “triệu chứng” của hiệu ứng này thì hãy gửi tín hiệu tới bộ não rằng: "Nào, hãy dừng lại, đừng để kẻ xấu lo-sợ-thua-lỗ làm ảnh hưởng tới suy nghĩ của bản thân."
Đầu tiên, bạn cần nhận ra đây chỉ là một hiệu ứng tâm lý. Và khi gặp các biểu hiện của nó, bạn sẽ có ý thức phòng tránh.
Tiếp đó, bạn cần các thiết lập nguyên tắc đầu tư hoàn chỉnh và kỷ luật, hoặc một nhóm NĐT có chọn lọc cùng nhắc nhở nhau mỗi khi có người đang mắc phải hiệu ứng này. Tốt hơn hết, bạn nên tìm một nhà tư vấn chuyên nghiệp dày dặn kinh nghiệm để giúp bạn trong quá trình đầu tư.
Xin lưu ý: Nội dung được thực hiện bởi Sapphire Capital, các hoạt động chia sẻ, copy vui lòng ghi nguồn. Trân trọng!
﹏﹏﹏
Tư vấn đầu tư có chọn lọc
Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp
Tham gia Room Premium (có thu phí) để nhận được những Siêu cổ phiếu
Ủy thác đầu tư chứng khoán
﹏﹏﹏
Liên hệ Inbox hoặc Zalo:
0985.000.888
Website: https://spcapital.vn
Từ khóa » Hiệu ứng Lỗ
-
Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn (Trypophobia) Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Hội Chứng Sợ Lỗ Tròn (Trypophobia): Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Hội Chứng Sợ Lỗ: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị
-
Nguồn Gốc Của Hội Chứng Sợ Lỗ (Trypophobia) - YouMed
-
Hiệu ứng ám ảnh Về Mất Mát Là Gì? Tìm Hiểu Về Loss Aversion?
-
Bí ẩn Về Chứng Bệnh Khiến Con Người Sợ Những Lỗ Tròn - Zing
-
Hiệu ứng Lỗ Hình ảnh PNG | Vector Và Các Tập Tin PSD - Pngtree
-
Lỗ Mây – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiệu ứng Auger – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hội Chứng Sợ Lỗ Trypophobia- Lí Giải Nguyên Nhân Căn Bệnh Kỳ Lạ
-
Physics Is Magic - Chuyên Mục Vật Lý Thật Có Lý - Kì 3 >> Hiệu ứng Lỗ ...
-
FOMO Là Gì? Vì Sao đây Là Hội Chứng Mà Dân Chơi Chứng Khoán Rất ...
-
Hiệu ứng MANDELA - Lỗ Hổng Ký Ức | Nhện Tâm Lý | Spiderum