Hiệu ứng "kiến Lười" Chỉ đánh Hơi Sự Giàu Có: Không Phải Lúc Nào ...
Có thể bạn quan tâm
Nổi danh là một trong những loài chăm chỉ nhất nhưng không phải con kiến nào cũng siêng năng. Kiến vẫn có những cá thể rất lười nhưng chúng lười có kế hoạch. Trong đại đa số những cá nhân luôn làm việc thì vẫn có những chú kiến chẳng làm gì cả mà chỉ chơi không.
Theo nghiên cứu mà đại học Georgia Tech công bố trên báo Science, trong quá trình xây tổ, chỉ khoảng 30% số kiến thợ là thực sự làm việc chăm chỉ, chúng có thể hoàn tất 70% lượng công việc trong khi số kiến còn lại chỉ hoàn thành 30%, và 20% trong số đó thậm chí còn chẳng làm gì. Tuy nhiên, khi những kiến chăm chỉ ra ngoài thì những con kiến lười biếng lại bắt đầu làm việc nghiêm túc. Theo các nhà nghiên cứu, những con kiến này "đứng chơi" không phải do tính cách mà là một "nhiệm vụ".
Khi đào đường đi đến cuối tổ, rất nhiều kiến cùng xuất hiện sẽ gây ra tình trạng kẹt cứng, khiến công việc chậm lại, các nhà khoa học nhận thấy lúc này một số kiến sẽ bò ra và không làm việc nữa, nhờ đó giúp giải phóng đường đi. Cũng giống như khi có quá nhiều đầu bếp trong bếp, việc nấu ăn không thể diễn ra trôi chảy.
Để kiểm nghiệm, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng quá trình này bằng máy tính và xác nhận những chú kiến bỏ việc sẽ giúp công việc đào tổ diễn ra nhanh chóng hơn. Do đó, Daniel Goldman, nhà vật lý học tại Georgia Tech đã đưa ra kết luận: "Hành vi của lũ kiến gần như là cách tốt nhất để làm việc. Bạn cần phân biệt giữa lười biếng và dừng việc đúng lúc".
Một nghiên cứu tương tự như vậy được các nhà sinh vật học Trường Đại Học Hokkaido Nhật Bản tiến hành khi quan sát các hoạt động kiếm ăn của một nhóm gồm 30 con kiến đen. Kết quả phát hiện ra rằng đa số các chú kiến rất cần mẫn với các công việc tìm kiếm và mang thức ăn về tổ. Còn số ít trong chúng ngược lại suốt ngày chẳng làm gì, chỉ nhìn ngó xung quanh. Họ đặt tên cho chúng là các "chú kiến lười".
Điều thú vị là khi các nhà sinh vật học ghi kí hiệu để tiện việc theo dõi lên mình các "chú kiến lười" này và sau đó triệt bỏ nguồn thức ăn cũ của chúng. Các chú kiến thường ngày siêng năng bỗng trở nên ngơ ngác chẳng biết làm gì, còn các "chú kiến lười" lại xuất đầu lộ diện dẫn đoàn của chúng đến những địa điểm mới có thức ăn mà trước đó chúng đã sớm phát hiện ra.
Thì ra các "chú kiến lười" này đã dùng phần lớn thời gian của mình vào việc trinh sát và nghiên cứu. Chúng có khả năng quan sát được điểm yếu của bầy đồng thời đảm bảo việc tìm ra các nguồn thức ăn mới cho cả bầy không bị gián đoạn. Đây chính là cái gọi là "Hiệu ứng kiến lười" – lười việc chân tay, thích sự động não, một ví dụ điển hình cho việc làm ít sẽ mang lại lợi ích nhiều, nhắm tới sự giàu có, thịnh vượng lâu dài chứ không phải tạm thời.
Tựu chung lại, trong bầy kiến thì những "chú kiến lười" càng có vai trò quan trọng hơn khi là người chú ý quan sát, nghiên cứu, phân tích và liên tục nắm bắt những hướng đi mới. Giống như trong một doanh nghiệp, nhân viên cốt lõi là nhân viên thiên về việc động não để tạo ra giá trị cho công ty hơn là làm việc chân tay.
Các nhân viên cốt lõi này có đặc điểm giống như các "chú kiến lười". Đồng thời, hiệu ứng "kiến lười" cũng cho ta thấy rằng trong một tổ chức cần phải được phân công công việc hợp lý, người nào việc nấy. Dựa vào những yêu cầu khác nhau cho những vị trí khác nhau mà tuyển người phù hợp, tạo cho họ những điều kiện làm việc khác nhau chứ không nên gò ép bộ phận sáng tạo làm việc như bộ phận chân tay. Như thế mới có thể nâng cao năng lực giá trị cho từng cá nhân cũng như năng lực cạnh tranh cho cả tổ chức.
Qua cách hoạt động của loài kiến, chúng ta có thể nhận ra rằng, chăm chỉ chân tay là điều rất quan trọng nhưng chăm chỉ động não lại càng đóng vai trò cải thiện tư duy và đem đến những sức mạnh, những giá trị to lớn hơn.
Chỉ biết làm mà không biết nghĩ, người ta gọi đó là hữu dụng vô mưu. Thay vì không ngừng lặp đi lặp lại một cách thức, đi trên một con đường đến mòn cả gót chân, chúng ta phải biết cân bằng giữa trí tuệ và hành động để không ngừng tìm tòi, phát triển những hướng đi mới, khai thác những giá trị mới.
Chúng ta không chỉ cần làm ra kết quả, mà còn phải không ngừng phán đoán và phát triển để tạo ra những con cách thức ngắn gọn hơn, dễ dàng hơn và đạt được kết quả tối ưu hơn. Phải nâng mức hiệu suất lên cao nhất, sự chăm chỉ và nỗ lực của chúng ta mới có thể đem tới những thành tựu lớn nhất, đủ sức để xây dựng tương lai và phát triển bản thân sau này.
Có lẽ không phải trùng hợp mà số kiến lười chỉ chiếm 20% so với cả đàn, những người giàu có, thành công nhất cũng chỉ ở vào khoảng 20% so với cả thế giới mà thôi.
Dành cả thanh xuân để theo đuổi và tốt nghiệp Luật Harvard, vì sao Michelle Obama chọn bỏ nghề dù lương 3 tỷ đồng? Câu trả lời thực sự khiến số đông phải suy nghĩ!Từ khóa » Hiệu ứng Kiến Lười Biếng
-
Hiệu ứng Kiến Lười - VnExpress Đời Sống
-
Hiệu ứng “kiến Lười” đáng Kinh Ngạc: Tại Sao Có Những Người Càng ...
-
Hiệu ứng Kiến Lười: Không Biết Tư Duy, Càng Cố Gắng ... - Sống Đẹp
-
Đàn ông Và “hiệu ứng Kiến Lười”: Thảnh Thơi Nhưng Dễ Thành Công
-
Tư Duy ông Chủ Từ Bài Học Hiệu ứng Kiến Lười - Giadinhonline
-
Hiệu ứng Kiến Lười - VnExpress Đời Sống - Tin Tức 7s
-
Bài Học Kinh Doanh Từ Hiệu ứng "kiến Lười" | TIGO Software Solutions
-
Thành Kiến Tại Sao Các Nhóm Lại Lười Biếng - Thinking School
-
Luật Của Kẻ Mạnh | Doanh Nhân
-
Hiệu ứng Kiến Lười | TheNEXTvoz
-
Luật Của Kẻ Mạnh: Học Cách Rung Chuyển Thế Giới Từ Ve Sầu, Kiến ...
-
Những Chú “kiến Lười” Trong Hoàn Cảnh Khó Khăn Luôn Là Kẻ Tìm Ra Lối ...
-
LƯỜI BIẾNG XÃ HỘI - MỘT HIỆU ỨNG ẢNH HƯỞNG XÃ ... - DR.PSY