Hiểu Về Bệnh Đan Thiềm: Cái Đẹp Không Thôi Chưa đủ

Toggle navigation ----- Chào mừng năm học mới 2023-2024 -----*****------ Chất lượng - Nề nếp - Sáng tạo - Hiệu quả - *****- RSS Trao đổi kinh nghiệm Cập nhật : 11:13 18/6/2019 14327 lượt đọc Hiểu về "bệnh" Đan Thiềm: Cái Đẹp không thôi chưa đủ Lớp 11 có một tác phẩm kịch rất hay nhưng ít học sinh thích thú là đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trong vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng. Trong vở bi kịch này, nhà văn gửi gắm quan niệm sâu sắc của ông về người nghệ sĩ: "Cầm bút chẳng qua cùng bệnh với Đan Thiềm".

Vậy bệnh Đan Thiềm là gì? Theo nhà phê bình Phạm Vĩnh Cư thì đó là bệnh "khát khao và quý giá chỉ một cái đẹp siêu đẳng". Mang căn bệnh này là hai kẻ tài tử, giai nhân dẫu rằng vinh dự mang tên chỉ thuộc về nàng cung nữ. Dù vậy, bệnh Đan Thiềm ở hai nhân vật này có chỗ khác nhau. Với Vũ Như Tô, là bệnh say đắm cái đẹp nghệ thuật cao cả thuần khiết; với Đan Thiềm, là bệnh mê đắm tài hoa siêu việt của người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp (mê đắm tài hoa của người nghệ sĩ chứ không phải mê đắm người nghệ sĩ, vì nhiều bạn trẻ ngày nay say mê thần tượng, mê luôn cả con người họ). Vì có tấm lòng liên tài, Đan Thiềm đã thuyết phục Vũ Như Tô mượn tay vương quyền của Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài đồ sộ, vĩnh cửu. Lòng mê đắm của Đan Thiềm không phải vì Cửu Trùng Đài mà là tài năng của người tạo ra nó. Vì vậy, khi ước vọng xây đài không thành, tâm nguyện của nàng chỉ tập trung vào việc bảo vệ tính mạng Vũ Như Tô. Nàng sẵn sàng chết để Vũ Như Tô được sống. Khi biết không cứu được Vũ Như Tô, nàng đau đớn buông lời vĩnh biệt : “…Ông cả ơi! Đài lớn tan tành! Ông cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”

Bệnh Đan Thiềm của Vũ Như Tô là mê đắm cái đẹp với biểu tượng của nó là Cửu Trùng Đài. Lúc đầu, ông cự tuyệt xây Cửu Trùng Đài vì biết rằng nó được xây trên xương máu của nhân dân. Nhưng sau đó, lòng nhân ái không chiến thắng được khát vọng nghệ thuật. Nếu xây Cửu trùng đài là theo mệnh lệnh của cái đẹp và nếu bảo vệ quyền sống của nhân dân là theo mệnh lệnh của cái thiện thì trước mắt chúng ta là cuộc xung đột khốc liệt giữa cái đẹpcái thiện. Sai lầm của Vũ Như Tô là đã đặt cái đẹp lên trên cái thiện, vì cái đẹp mà hy sinh cái thiện. Sai lầm ấy đã khiến ông bị giết và công trình sánh với ngàn sao bị thiêu hủy.

Công nhận người cầm bút cùng bệnh với Đan Thiềm, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện rõ quan điểm "nghệ thuật vị nghệ thuật " của văn học lãng mạn. Người cầm bút chân chính ở mọi thời đại không thể chỉ coi trọng cái tài, đề cao cái đẹp thuần túy mà còn phải biết đặt con người lên cao nhất. Trong mối quan hệ giữa Tâm Tài, giữa cái Đẹpcái Thiện thì cái Tâm Thiện phải được đặt lên hàng đầu. Nguyễn Du đã từng khẳng định "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".

Tác giả: Dương Khánh Toàn/THPT Quang Hà × Tin bài liên quan Bí kíp ôn thi Đánh giá năng lực môn Ngữ văn 2025 23/11/2024 Hiệu quả từ những giờ ra chơi “không điện thoại” tại trường THPT Vĩnh Yên và Trần Nguyên Hãn 22/11/2024 Tạo điều kiện cho học sinh trung học phổ thông phấn đấu vào Đảng 12/11/2024 Trao đổi, học tập kinh nghiệm về thi tốt nghiệp THPT giữa Vĩnh Phúc và Sơn La 29/10/2024 Dạy học an toàn giao thông cấp tiểu học qua các bài hát, bài vè 28/9/2024 Học và dạy môn Ngữ văn khi đề thi thay đổi 26/8/2024 Ở nơi học lưu ban là chuyện thường tình 23/8/2024 Tổ chức dạy học dự án “Trang sách và cuộc sống” – Bài 10 sách Ngữ văn lớp 7 24/6/2024 Lưu ý khi viết phần nhận xét nâng cao môn Ngữ văn trong đề thi tốt nghiệp THPT 22/6/2024 Đậm sâu Lễ tri ân và trưởng thành của học sinh lớp 12 23/5/2024 3 lưu ý ôn thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2024 10/4/2024 Hệ thống nghiệp vụ Lịch công tác - Mời họpCác dịch vụ côngBộ thủ tục hành chínhQuản lý văn bản và điều hànhHệ thống quản lý giáo dụcHệ thống quản trị nhà trường SMASPhổ cập giáo dục - xóa mù chữTập huấn trực tuyếnHệ thống học liệu số, ElearingThư viện điện tửThông tin dự án đầu tưHệ thống đánh giá chuẩn nghề nghiệp GDPT Tiêu điểm Bí kíp ôn thi Đánh giá năng lực môn Ngữ văn 2025Người Thầy đưa tôi đến với ngành Sư phạmMỗi hộ gia đình có ít nhất 1 người thành thạo 5 kỹ năng số cơ bảnVĩnh Phúc: Sôi nổi hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam lần thứ 42Hiệu quả từ những giờ ra chơi “không điện thoại” tại trường THPT Vĩnh Yên và Trần Nguyên Hãn Các phòng ban sở Văn phòng sở Thanh tra sở Phòng Tổ Chức Cán Bộ - Chính trị tư tưởng Phòng Kế hoạch Tài chính phòng Giáo dục Mầm non phòng Giáo dục Tiểu học Phòng Giáo dục Phổ thông phòng GDTX,CN - GDMN Phòng KT & QLCLGD Đọc nhiều nhấtĐiều tra dư luận xã hội về phân luồng học sinh sau THCS và thi tuyển sinh vào lớp 101Xoá bỏ "bệnh" thành tích, tập trung giáo dục toàn diện học sinh2Tháng 11: Nhớ về Nhà giáo Lê Thị Nghĩa - người truyền lửa ước mơ 3Tiến tới sẽ có từ 75-80% học sinh tốt nghiệp lớp 9 được vào lớp 10 công lập4Vĩnh Phúc có 1 giải ‘Nhà giáo trẻ tiêu biểu' cấp Trung ương5 Khối đơn vị giáo dục Phòng giáo dục và đào tạo Khối mầm non Khối tiểu học Khối THCS Khối THPT & dân tộc nội trú Trung tâm GDNN-GDTX Liên kết websiteLựa chọn website...
  • Chính Phủ
  • Thủ tục hành chính trong giáo dục
  • Báo GD & thời đại
  • Tài nguyên giáo dục và học liệu
  • Bộ GD & ĐT
  • Sở Ngoại Vụ Vĩnh Phúc
  • Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc
  • Giáo trình điện tử
Thống kê truy cập 062492526 Online: 56 Hôm nay: 7,324 Hôm qua: 14,384 Tháng này: 265,133 Tháng trước: 404,480 Toggle navigation
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản
  • Tài nguyên
  • Bản tin GDVP
  • Chuyển đổi số
  • Tra cứu
  • Hỏi đáp
  • Trao đổi

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

Giấy phép số: 133/GP-TTĐT ngày 01/8/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc.

Cơ quan chủ quản: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Cơ quan quản lý: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

Chịu trách nhiệm chính:Ông Nguyễn Phú Sơn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Địa chỉ: Số 539 đường Mê Linh, Phường Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: sogddt@vinhphuc.gov.vn.

Điện thoại: 0211.3862570 - Fax: 0211.3862581.

Bản quyền thuộc Cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc.

Ghi rõ nguồn: 'Cổng TTĐT Sở GDĐT Vĩnh Phúc' hoặc “Vinhphuc.edu.vn” khi phát hành lại thông tin từ Cổng TTĐT Sở GDĐT Vĩnh Phúc.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » đan Thiềm