Hiểu Về Xử Lý Nước Bằng Công Nghệ Lắng. Khang Ngọc No.1
Có thể bạn quan tâm
Quá trình lắng được sử dụng để giảm nồng độ chất rắn trong nước. Ưu điểm của quá trình lắng là giảm thiểu nhu cầu keo tụ và tạo bông. Thông thường, hóa chất là cần thiết cho quá trình đông tụ và tạo bông, nhưng quá trình lắng được cải thiện kiểm soát giảm nhu cầu thêm hóa chất. Bể lắng được sử dụng nhằm giảm tải cho bể lọc phía sau, nếu không có bể lắng thì bể lọc sẽ mau nghẹt lọc dẫn đến hiệu quả xử lý nước giảm đồng thời hao phí nhiều nước rửa lọc
Phân loại bể lắng theo hình dáng và nguyên lý
Xử lý nước lắng cần sử dụng các loại bể chuyên dụng. Bể lắng cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo rằng các hạt được lắng xuống nhiều nhất. Có nhiều loại bể lắng khác nhau, mỗi loại có ưu điểm riêng khác nhau, cơ bản lại bể lắng thường bao gồm các loại sau:
Bể lắng dòng chảy ngang (bể lắng ngang)
Bể lắng dòng chảy ngang là lựa chọn đơn giản nhất và lâu đời nhất. Các bể hình chữ nhật này cho phép nước chảy theo chiều ngang, đảm bảo rằng các hạt được tách khỏi nước trong quá trình di chuyển dọc theo chiều dài bể. Bằng cách này, cặn lắng đã được lắng xuống đáy trước khi nước ra khỏi bể ở điểm cuối cùng. Bể được trang bị thiết bị để làm sạch cặn bẩn đáy định kỳ để cho phép quá trình lắng luôn diễn ra liên tục.
Các bể này thường có dạng hình chữ nhật. Chúng có chiều dài gấp đôi chiều rộng của nó. Vì chúng cần chảy xa hơn để lắng hết các hạt lơ lửng. Vận tốc lớn nhất cho phép trong trường hợp này là 0,3m / giây.
Bể lắng nhiều lớp (bể lắng tích hợp tấm lắng lamella)
Một cải tiến của bể lắng dòng chảy ngang là bể lắng nhiều lớp. Quá trình lắng trong bể lắng nhiều lớp vẫn diễn ra tương tự trong bể lắng ngang. Tuy nhiên, nhiều tấm lắng vách nghiêng đã được lắp đặt thêm trong bể giúp tăng diện tích lắng và tăng hiệu quả lắng. Nước được truyền từ lớp này sang lớp khác cho đến khi cặn được tách ra một cách thích hợp.Bể lắng ly tâm theo hướng bán kính
Bể lắng tròn được ưu tiên sử dụng cho bể lắng kiểu dòng chảy ly tâm liên tục. Trong trường hợp này, đầu vào được đưa qua vào đường ống trung tâm của bể và dòng chảy hướng ly tâm ra mép bể. Giàn cào bùn cơ học được lắp đặt để thu gom bùn và bùn thu gom được đưa qua ống dẫn bùn ở phía dưới ra ngoài. Thời gian lưu khoảng 90 phút hiệu suất lắng đạt trên 60%.
Loại bể này là cực kỳ thông dụng với đường kính từ 6-40m tùy vào công suất toàn hệ thống, có thể lên đến 60m nếu hệ thống có công suất lớn. bể thường cao từ 1,5m-5m tương ứng với đường kính. Tỷ lệ đường kính/chiều cao = 6-30 lần.
Để nâng hiệu suất lắng người ta thường cho thêm hóa chất trợ lắng. Đó là các hóa chất đông tụ hay keo tụ. Ngoài ra, còn có một cách khác là giảm độ nhớt nước bằng cách tăng nhiệt độ nước.
Để hỗ trợ quá trình lắng người ta thường dùng hóa chất keo tụ tạo bông. Các hóa chất đó có thể kể đến như PAC, Polymer Cation và anion, các loại phèn nhôm, phèn sắt hỗ trợ cho quá trình keo tụ tạo bông. Tạo bông cặn lớn hơn giúp lắng nhanh hơn, rút ngắn thời gian xử lý. Quá trình này hay được gọi là xử lý bằng hóa lý. Phương pháp này giúp loại bỏ các cặn lắng lơ lửng, kim loại nặng ra khỏi nước, giảm TDS trong nước thải.
Tuy nhiên, việc xây dựng bể lắng hình tròn không kinh tế so với bể hình chữ nhật nhưng chúng lạo có hiệu quả lắng cao hơn và tiết kiệm diện tích xây dựng hơn.
Bể lắng đứng
Các bể lắng kiểu dòng chảy thẳng đứng thường có dạng hình tròn hoặc hình hộp và dòng chảy diễn ra theo hướng thẳng đứng. Đáy có dạng hình phễu để dễ dàng xả cặn ở đáy bể. Nước thải được đưa vào bể qua ống phân phối ở tâm bể với vận tốc chậm <30mm/s để tránh làm xáo trộn lớp bùn đã lắng bên dưới đáy hình nón.
Thời gian lưu tại bể từ 45-120 phút. Bùn được tháo ra ở đáy nón dưới áp lực bằng trọng lực còn nước trong sẽ chảy tràn ra ngoài ở phía trên. Hiệu suất lắng trong bể lắng lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang 10-20%
Phân loại bể lắng theo công năng
Theo các giai đoạn trong quá trình xử lý nước, bể lắng được phân ra làm 2 loại là bể lắng sơ cấp và bể lắng thứ cấpBể lắng sơ cấp
Bể lắng sơ cấp là bể lắng thông thường áp dụng ở phía đầu công đoạn xử lý nước nhằm lắng các cặn vô cơ có tỷ trọng lớn và dễ lắng. Mục đích giảm các chất rắn to gây hại cho các thiết bị ở công đoạn sau và giảm tải trọng chất rắn lơ lửng cho các công đoạn sau. Thông thường đối với nước thải, sau quá trình lắng sơ cấp, nước thải được đưa vào các bể xử lý hiếu khí, nơi diễn ra quá trình xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính.
Bể lắng thứ cấp
Sau quá trình bùn hoạt tính, nước thải đi vào bể lắng thứ cấp, trong đó các hạt lơ lửng chứa vi sinh được loại bỏ và được tuần hoàn 1 phần về bể xử lý hiếu khí để duy trì nồng độ vi sinh cao trong bể hiếu khí.
Từ khóa » Hệ Thống Lắng Lọc
-
Hệ Thống Lọc Tự Rửa - Lắng đứng - Hoa Sen
-
Hệ Thống Lắng - Lọc áp Lực - Westerntech Việt Nam
-
Thiết Kệ Hệ Thống Lắng, Lọc Nước Bằng Cá Rô Phi Và Cỏ Rong - Tép Bạc
-
HỆ THỐNG LẮNG LỌC NƯỚC TUYỆT VỜI VÀ CÁCH NUÔI TÔM ...
-
Bật Mí Thông Tin Chi Tiết Về Hệ Lắng Lọc 3 Thùng Hồ Koi
-
Phương Pháp Lắng Lọc Trong Ao Nuôi - Tạp Chí Thủy Sản
-
Hệ Thống Thiết Bị Lắng Lamella Và Lọc Trọng Lực Tự Rửa
-
+9 Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Tốt & Tiết Kiệm Nhất
-
Hệ Thống Lọc Tự Rửa - Lắng Lamen - Lê Nguyễn Group
-
Công Nghệ Xử Lý Cấp Nước Sạch Sử Dụng Tấm Lắng Lamella Theo ...
-
Các Loại Bể Lắng Trong Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp
-
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
-
Chúng Tôi Chuyên Nhận Xử Lý Nước Trong Các Tỉnh Thành