Hình 1.1: Bản đồ Hành Chính Thành Phố Hải Dương - Tài Liệu Text

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >
Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 61 trang )

- Ðơn vị hành chính: TP Hải Dương hiện có :+ 15 phường: Bình Hàn, Cẩm Thượng, Hải Tân, Lê Thanh Nghị, Nhị Châu,Ngọc Châu, Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Tân Bình, Thanh Bình,Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Tứ Minh, Việt Hòa.+ 6 xã: Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch Khôi, ThượngĐạt.Thành phố Hải Dương là thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại loại 2thuộc tỉnh Hải Dương, là Trung tâm công nghiệp - dịch vụ thuộc Vùng kinh tế trọngđiểm Bắc bộ.b. Khí hậu.Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt:xuân, hạ, thu, đông.Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếptừ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm.Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mmNhiệt độ trung bình: 23,3 °CSố giờ nắng trong năm: 1.524 giờĐộ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lươngthực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông.c. Giao thông.Đường bộ:Các tuyến Quốc lộ: 5, 191, 37, 17Đường phố chính:- Đại lộ: Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Lương Bằng, Lê ThanhNghị, 30/10.10 - Phố: Phạm Ngũ Lão, Trường Chinh, Thanh Niên, Thống Nhất, Ngô Quyền,Hồng Quang, Yết Kiêu, Điện Biên Phủ, Bạch Đằng, Hoàng Diệu, Nguyễn ThượngMẫn, Chi Lăng, Hoàng Hoa Thám, Bạch Năng Thi, Bùi Thị Xuân, An Thái, PhạmNgũ Lão, Chương Dương, Tam Giang, Quang Trung, Đoàn Kểt, Cẩm Thượng, ĐỗNgọc Du, Đức Minh...Đường sắt:Hệ thống đường sắt Hà Hải đi qua địa phận thành phố Hải Dương khoảng13 km, bắt đầu từ phường Việt Hòa và kết thúc tại xã Ái Quốc. Kết nối với các tỉnhthành khác tại Nhà ga Hải Dương - đầu mối giao thông đường sắt của toàn tỉnh, vàTiền Trung là nhà ga trung chuyển của khu vực Đông bắc tỉnh.Đường thủy:Thành phố Hải Dương có một hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi.Từ thành phố Hải Dương, theo hệ thống sông Thái Bình, tàu thuyền có thể xuôi raCảng Hải Phòng, hoặc ngược lên các tỉnh miền núi trung du phía Bắc.Cảng Cống Câu là cảng đường thủy nội địa có chức năng là nơi bốc dỡ hànghóa - chủ yếu là nguyên vật liệu đến và đi các tỉnh thành khác. Cảng có công suất300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷmột cách thuận lợi.1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội.Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ củatỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm về công nghiệp của Vùng kinh tế trọngđiểm Bắc bộ.Thành phố Hải Dương hiện là một đô thị trong vùng Thủ đô Hà Nội.Cùng với các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, thành phố Hải Dương được đầu tưđể trở thành một trong ba đô thị cấp trung tâm vùng (đô thị cấp 1) và là một trungtâm công nghiệp của toàn vùng. Các đô thị phía Tây sẽ là nơi phát triển dịch vụ và11 công nghệ cao. Các đô thị phía Đông Bắc và phía Bắc như Phủ Lý, thị xã Từ Sơn,Bắc Ninh, thị xã Chí Linh, thành phố Vĩnh Yên, Hưng Yên... sẽ là các đô thị vệtinh, đảm bảo cho vùng thủ đô phát triển hài hoà.Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 14,5%. Cơ cấu kinhtế: Công nghiệp - Xây dựng 53,07%; Dịch vụ 45,68%; Nông nghiệp - Thuỷ sản1,25%. Trên địa bàn thành phố, Chính phủ đã phê duyệt các khu công nghiệp, thuhút 1.247 doanh nghiệp hoạt động.Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 1.346 tỷđồng, tăng 52% so với năm 2007.Cũng năm này, thành phố có 1.700 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnhvực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Thu nhập bình quânđầu người một năm đạt 1.344 USD/ngườiTrong 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TPHải Dương đạt hơn 676 tỷ đồng, bằng 50,8% kế hoạch năm và tăng 14% so vớicùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kinh tế tập thể đạt hơn 11 tỷ đồng, bằng 50,3% kếhoạch năm; doanh nghiệp tư nhân gần 124 tỷ đồng, bằng 49,7%; công ty tráchnhiệm hữu hạn hơn 238 tỷ đồng, bằng 50,8%; công ty cổ phần hơn 206 tỷ đồng,bằng 50,9%; hộ cá thể, gần 98 tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch năm. Thành phố hiệncó gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có gần 1.000doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.Thành phố Hải Dương là một trong những trung tâm về công nghiệp củaVùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.1.2 Tổng quan về sông Thái Bình.Hệ thống sông Thái Bình là hệ thống sông lớn thứ hai của miền Bắc, hợp lưucủa ba con sông: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam chảy qua địa phận tỉnhHải Dương và thành phố Hải Phòng.Sông Thái Bình là tên gọi của hai đoạn sông chính trong hệ thống sông TháiBình.12 Đoạn sông ở phía thượng lưu có chiều dài khoảng 64 km được bắt đầu từ địaphận xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), nơi giao nhau của hai consông Cầu và sông Thương (còn có tên gọi là Ngã ba Lác), chảy ngoằn ngoèo theohướng bắc - nam, đi qua và làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bắc Ninh và các huyệnChí Linh, Nam Sách của Hải Dương. Từ địa phận xã Minh Tân (huyện Nam Sách)đổi hướng chảy theo hướng tây – đông tới xã Nam Đồng thuộc thành phố HảiDương nó đổi hướng chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Đoạn sông này làmthành ranh giới tự nhiên giữa các địa phương của ba tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh vàHải Dương; bao gồm các huyện, thị như thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách,Cẩm Giàng, Thanh Hà, Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương), Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) vàQuế Võ, Gia Bình, Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh). Tại địa phận thành phố Hải Dươngnó nhận thêm nước của sông Sặt và sau đó tại ngã ba Mũi Gươm nó nhận nước từsông Gùa (dài khoảng 4 km, nối sông Thái Bình với sông Văn Úc).Đoạn sông ở phía hạ lưu cũng có tên gọi là Thái Bình, được bắt đầu từ QuýCao, điểm tiếp giáp của xã Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) với các xãQuang Trung, Nguyên Giáp (huyện Tứ Kỳ), nơi được tính là điểm cuối của sôngLuộc. Sông chảy theo hướng tây - đông khoảng 3 km để nhận thêm nước của sôngKênh Khê (đoạn sông dài khoảng 3 km nối sông Thái Bình với sông Văn Úc), đổihướng thành bắc-nam, đến địa phận xã Kiến Thiết (Tiên Lãng) uốn vòng cung đổihướng chảy sang hướng tây bắc - đông nam và đổ ra biển Đông tại cửa Thái Bình.Cách cửa sông khoảng 7 km nó tiếp nhận nước từ sông Hóa. Đoạn sông Thái Bìnhthứ hai này có chiều dài khoảng 36 km và làm ranh giới tự nhiên giữa các huyệnTiên Lãng và Vĩnh Bảo, giữa huyện Tiên Lãng và một phần đông bắc của huyệnThái Thụy (tỉnh Thái Bình).Sông Thái Bình đoạn chảy qua thành phố Hải Dương có chiều dài khoảng 8km tính từ địa phận phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương qua phường NhịChâu và điểm kết thúc khỏi thành phố tại phường Hải Tân, thành phố Hải Dương.*) Đặc điểm các vị trí lấy mẫu, các nguồn tác động chính:13

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình, đoạn chảy qua thành phố Hải Dương 6 tháng đầu năm 2016Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình, đoạn chảy qua thành phố Hải Dương 6 tháng đầu năm 2016
    • 61
    • 2,119
    • 7
  • Tài liệu Quyết định số 11/2005/QĐ-BTS pdf Tài liệu Quyết định số 11/2005/QĐ-BTS pdf
    • 2
    • 0
    • 0
  • Tài liệu Nghị quyết số 18/2008/NQ-HĐND pdf Tài liệu Nghị quyết số 18/2008/NQ-HĐND pdf
    • 5
    • 0
    • 0
  • Tài liệu Công điện số 7033/CĐ-BYT docx Tài liệu Công điện số 7033/CĐ-BYT docx
    • 2
    • 0
    • 0
  • Tài liệu Quyết định số 1491/QĐ-TTg pptx Tài liệu Quyết định số 1491/QĐ-TTg pptx
    • 2
    • 0
    • 0
  • Tài liệu Thông báo số 2543TM/XNK doc Tài liệu Thông báo số 2543TM/XNK doc
    • 1
    • 0
    • 0
  • Tài liệu Quyết định số 2287/QĐ-BTC docx Tài liệu Quyết định số 2287/QĐ-BTC docx
    • 2
    • 0
    • 0
  • Tài liệu Chỉ thị số 3038/CT-BNN pdf Tài liệu Chỉ thị số 3038/CT-BNN pdf
    • 3
    • 0
    • 0
Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.24 MB) - Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình, đoạn chảy qua thành phố Hải Dương 6 tháng đầu năm 2016-61 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bản đồ Hành Chính Tp Hải Dương