Hình ảnh Anh Bộ đội Thời Kháng Chiến Chống Pháp Trong Bài Thơ ...

Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Trung học cơ sở - phổ thông
  4. >>
  5. Lớp 9
Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống pháp trong bài thơ đồng chí của chính hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.9 KB, 16 trang )

Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.Theo cô Nguyễn Thị Kim Lan – Chuyên viên Sở GD & ĐT Hải PhòngDàn ý đại cương Dàn ý chi tiết1.Mở bài:- Giới thiệu vài nétvề nhà thơ ChínhHữu- Chính Hữu là nhà thơ quân đội hoạt động trong hai cuộc khángchiến chống Pháp. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiếntranh.- Giới thiệu về bàithơ “Đồng chí”- Giới thiệu vấn đềnghị luận- Bài thơ “Đồng chí” được ông viết năm 1948,in trong tập “Đầusúng trăng treo”.- Đến với bài thơ, người đọc cảm phục và yêu quí người lính cáchmạng thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.2.Thân bài:a. Người lính giảndị, mộc mạc...- Họ là nhữngngười nông dânb. Họ cùng chunglí tưởng, mục đíchchiến đấu.c. Ý chí nghị lựcphi thường, vượtlên gian khó.- Đọc bài thơ, cảm nhận đầu tiên của chúng ta là hình ảnh ngườilính hiện lên rất chân thực như cuộc sống còn nhiều vất vả và lotoan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thẳng vào trang thơ,trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê đấtViệt:Quê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáNgôn ngữ thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dânquê. Tác giả tuy không chỉ đích danh, bản quán nơi cư ngụ từngngười, song ta bắt gặp thành ngữ quen thuộc “nước mặn đồngchua” và “đất cày lên sỏi đá” thể hiện rõ nhất nguồn gốc xuất thâncủa những người lính. Họ đến từ mọi miền Tổ quốc, từ những vùngđồng bằng châu thổ quanh năm ngập lụt đến vùng đồi núi trung dukhô cằn sỏi đá. Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi nhưnggiống nhau ở cái nghèo, sự lam lũ, khó nhọc của người dân quêViệt Nam. Chính sự đồng cảnh ấy đã khiến họ xích lại gần nhau, đểtừ những người xa lạ, họ tập hợp lại trong hàng ngũ cách mạng vàtrở thành quen biết, thân thiết với nhau:Súng bên súng, đầu sát bên đầuNhững hình ảnh thơ rất thực nhưng cũng đầy sức gợi. Câu thơ“Súng bên súng, đầu sát bên đầu” là câu thơ giàu ý nghĩa. Điệp từ“bên” cùng nghệ thuật sóng đôi có tác dụng khẳng định sự gắn bókhăng khít giữa những người lính. Họ cùng chung nhiệm vụ chiếnđấu bảo vệ Tổ quốc “súng bên sung”, cùng chung lí tưởng, suy nghĩ“đầu sát bên đầu”. Dù gian khổ đến đâu, dù nguy hiểm, sóng gióđến nhường nào, các anh vẫn trung thành với con đường của mìnhđã chọn. Đọc câu thơ, ta không nhận ra “anh” và “tôi” nữa mà họđã trở thành “những anh”, “những tôi” nhòa đi sau những khẩusúng,những mái đầu.-> Thì ra cuộc kháng chiến chống Pháp đã trở thành cuộc “gặp gỡ”của bao người yêu nước. Mới đây thôi, họ đã “Rũ bùn đứng dậysáng lòa” làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Giờ đây họlại sát cánh bên nhau thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chínhlí tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ với nhau trong hàng ngũquân đội cách mạng.- Ở nơi chiến trường đầy khói bom thuốc súng, người chiến sĩ phảichống chọi với cái rét:Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Cái rét ở rừng già Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chốngPháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinhchiến ấy:d. Tình đồng chí,đồng đội...e. Tình yêu quêhương, đất nướccủa người lính- Thái độ ra đi cứunước dứt khoát,kiên quyết+ Rét Thái Nguyên rét về Yên ThếGió qua rừng đèo Khế gió sang.+ Đêm mưa rình giặc tai thao thứcMùa lại mùa qua rét nhức xương.( Tố Hữu – “Lên Tây Bắc”)- Nhưng câu thơ của Chính Hữu nói đến cái rét gợi cho người đọcmột cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Cái haycủa nhà thơ là đã biết đem “đêm rét chung chăn” vào bài thơ, sưởiấm mối tình đồng chí lên thành mức độ tri kỉ. Những người lính đếnvới nhau nhẹ nhàng, bình dị, vừa có cái chung của lí tưởng lớn, vừacó cái riêng của một đôi bạn ý hợp tâm đầu. Và cứ giản dị như thế,những con người cùng chung gian khó ấy trở thành đồng chí củanhau:Đồng chí!- Câu thơ chỉ có hai tiếng và kết thúc bằng dấu chấm than tạo mộtnốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, lời khẳng định. Đồng thờinhư một chiếc bản lề khép mở sự lí giải cội nguồn của tình đồng chíở sáu câu thơ trước với những biểu hiện, sức mạnh của tình đồngchí trong những câu thơ tiếp theo của bài thơ.=> Nếu coi bài thơ như một cơ thể sống thì hai tiếng “Đồng chí”như một trái tim hồng nuôi sống cả bài thơ. Nó có sức vang dội vàngân nga mãi trong lòng người đọc.=> Tám mươi năm nô lệ nay mới được gọi nhau là đồng chí sungsướng và kiêu hãnh biết bao! Từ nay tình cảm gì cũng phải nâng lênthành tình đồng chí, phải đo bằng tình đồng chí. Tình cảm cao đẹpnày đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ cakháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.=> Chính Hữu đã có lời nhận xét: “Những năm đầu cách mạng từ“đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khókhăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Mộtngười có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với mộtngười khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻthù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thựchiện một lí tưởng cách mạng. Đó là ý nghĩa thiêng liêng của tìnhđồng chí bấy giờ”.- Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thầntự nguyện:Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính- Từ bao đời nay, ai cũng biết rằng ruộng nương và nhà cửa lànhững tài sản quý giá nhất đối với người nông dân vì họ phải tốnbiết bao mồ hôi nước mắt mới có được. Cho nên họ vô cùng gắn bósâu nặng, gìn giữ, trân trọng với những thứ của cải ấy.Vậy mà họlại dễ dàng gạt bỏ lại sau lưng, lên đường theo tiếng gọi của quêhương, đất nước. Từ “mặc kệ” mộc mạc như cách nói của người- Nỗi nhớ quêhươngh. Càng gian khó,họ càng yêuthương nhau.dân quê vang lên, ẩn chứa một thái độ ra đi kiên quyết, dứt khoát,mạnh mẽ vào chốn sa trường vì họ hiểu rằng: nước nhà chưa yên,thì gia đình họ, cuộc sống ở chốn làng quê cũng không thể yênđược. Bỏ lại chuyện riêng tư như người trí thức thành thị “xếp bútnghiên lên đường”, họ sẵn sàng hi sinh cho dân tộc. Ai ngờ nhữngngười nông dân quê mùa, hiền lành như hạt lúa, củ khoai, cả đời chỉbiết cầm cày gieo lên mầm xanh, nhân lên sự sống cho quê hươngđất nước lại dễ dàng từ bỏ xóm làng đến thế! Các anh đã biết đặttình cảm chung lên tình cảm cá nhân, đặt tình yêu nước lên trên tìnhcảm gia đình. Hai tiếng “mặc kệ” không phải hiểu theo nghĩa phómặc mà trong ngôn ngữ giản dị của người lính là “Cứ chờ đó, cáchmạng thành công mọi chuyện sẽ làm lại sau”. Đó mới chính là ngônngữ, là ý tưởng mà họ muốn thể hiện trong hành động “dứt áo” rađi của mình.- Vì thế quê hương luôn khiến họ trào dâng nỗi nhớ:Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.- Đã bao lần ta bắt gặp hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình trong cadao xưa nhưng vẫn thật mới mẻ trong thơ Chính Hữu. Biện phápnghệ thuật hoán dụ “Giếng nước gốc đa” gợi ta nhớ tới nơi hò hẹncủa những người dân quê, nhắc đến những kỉ niệm một thời gắn bótrên mảnh đất quê hương. Song hai hình ảnh này còn được nhânhóa. Nói “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay chính là tấmlòng của người ra đi không nguôi nhớ về quê hương. “Giếng nướcgốc đá” cồn cào đến chừng nào! Đời sống tình cảm của họ với làngquê da diết vô cùng. Bao tình cảm sâu nặng như đều dồn tụ trongtiếng “nhớ” giản dị ấy!=> Song, góc nhớ thương đó không làm cho các anh mềm lòng, mấtđi ý chí cứu nước mà nó thôi thúc, động viên người lính nông dânbền gan vững chí, cầm chắc tay súng lập công. Bởi lẽ nước nhà sớmđộc lập thì các anh mới sớm được trở về với quê hương, xómlàng...- Đọc bài thơ, chúng ta còn cảm phục người lính nông dân ở tinhthần vượt khó, vượt khổ:Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vừng trán ướt mồ hôiÁo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giày- Địa bàn chiến đấu của người lính thời kì lúc bấy giờ ở nơi rừngthiêng nước độc, chướng khí âm u nên hầu như người lính nào cũngbị mắc căn bệnh sốt rét ác tính. Căn bệnh quái ác này làm cho họtóc rụng da xanh, gầy còm yếu ớt, thậm chí tử vong nữa. Ai đã từngnói: “Đánh trận tử vọng ít, sót rét tử vong nhiều”.- Nhưng đó không phải là gian khổ duy nhất mà người lính phải trảiqua. Họ còn phải chịu đựng cái lạnh giá, trong khi quân phục lạiÝ nghĩa của cáinắm bàn tayk. Vẻ đẹp hiệnthực và lãng mạn.- Gian khó là nơithử thách tình đồngchíkhông đủ đầy: người lính thường xuyên phải mặc “áo rách”, “quầnvá” và “chân không giày”. Vậy mà họ vẫn không một lời kêu ca,không một tiếng phàn nàn, một lời than thở...=> Từ một dân tộc nô lệ với gậy tầm vong giáo mác, chúng ta vùnglên chọi lại xe tăng đại bác của kẻ thù. Trong cuộc chiến đấu mộtmất một còn này, anh bộ đội là người trực tiếp chịu đựng biết baogian khổ. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, đọc lại những vần thơ của ChínhHữu mấy ai mà không cầm được nước mắt, mấy ai không thán phụcsức chịu đựng phi thường của các anh.- Viết về hiện thực cuộc sống của người lính nông dân, Chính Hữukhông phải định kể khổ để làm bài thơ trở nên bi thảm, lòng ngườibi quan mà chỉ để ngợi ca người lính: họ biết đồng cam cộng khổ:Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.Câu thơ giản dị, nhẹ nhàng, đậm chất lính. Hai tiếng “Thươngnhau” đặt lên đầu câu khiến cho nhịp thơ như lắng lại. “Thương”chứ không phải là “yêu”. Trong “Thương” không chỉ có tình yêumà còn có cả sự cảm thông, xót xa cho nhau. Chính trong tâm thếđó, người lính tìm đến nhau trong cái nắm tay tình nghĩa.+ Đó là cái nắm tay thân mật, thắm thiết, siết chặt tình đồng chí keosơn, truyền cho nhau hơi ấm để giúp đồng đội vượt qua cái giá lạnhnơi núi rừng cũng là cái nắm tay truyền ý chí chiến đấu, truyềnngọn lửa tình cách mạng. Cái bắt tay âm thầm lặng lẽ không ồn ào,không cần lời nói hoa mĩ, họ trao nhau hơi ấm từ lòng bàn tay, hơiấm từ trái tim, vì họ đã hiểu rõ lòng nhau, vì họ “thương nhau”. Hơiấm lan tỏa cả hai người, làm hai người nở một nụ cười, dù là “buốtgiá”.+ Đây là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh bất diệt của người lính ViệtNam trong kháng chiến. Những người nông dân vốn chỉ lo “côi cútlàm ăn” ( Nguyễn Đình Chiểu), quanh năm gắn bó với ruộng đồng,con trâu...Nhưng tình yêu quê hương lên tiếng giục giã họ cất bướclên đường. Những gian khổ là nhiều, những hi sinh là không ít,nhưng tình yêu Tổ quốc và tình đồng chí thiêng liêng cao đẹp đãtiếp thêm sức mạnh để người lính vượt qua những khó khăn thửthách đó, để họ vững tay súng, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc.Ba câu kết khắc họa thật đẹp bức chân dung của người lính trongmột đêm canh gác ở rừng:Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo.- Ba câu thơ ngắn là sự kết tinh tình đồng chí. Giữa nơi chiếntrường khốc liệt, thiên nhiên khắc nghiệt ( “rừng hoang”, “sươngmuối”) hình ảnh những người lính kề vai nhau ngời sáng đẹp biếtbao! Họ truyền cho nhau hơi ấm sức mạnh và niềm tin để thực hiệnnhiệm vụ giữ gìn Tổ quốc. Có thể nói chính hoàn cảnh khắc nghiệtcủa núi rừng hoang lạnh, hiểm nguy lại là nơi thử thách tình đồng- Tâm hồn lãngmạn, bay bổng.- Ý nghĩa biểutượng của hình ảnh“Đầu súng trăngtreo”.Nhận xét đánh giáđội thiêng liêng cao cả của những người lính.- Hình ảnh người lính tỏa sáng trong câu thơ kết bất ngờ, độc đáo:“Đầu súng trăng treo”. Trăng như treo trên đầu súng gợi ra vẻ đẹphư ảo, gần mà xa, thực mà mộng, một không gian bát ngát bao la cócái gì cứ bông bênh khó tả. Họ đã vượt lên gian khổ, vượt lên thiếuthốn, hiểm nguy để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiênđất trời ban tặng. Ánh trăng lúc này như người bạn tri âm tri kỉ đốivới người lính. Vầng trăng trên bầu trời như xuống thấp, soi sángđôi bạn, muốn ngợi ca, soi rõ tình đồng đội thiêng liêng cao cả củahọ. Chỉ một nét vẽ khéo léo, một sự tưởng tượng hết sức diệu kì,Chính Hữu đã xóa đi bao ám ảnh của rừng hoa sương muối, của cáichết, của trận đánh sắp bắt đầu, nâng hình ảnh người lính cao hơn,sáng hơn, và ngàn lần đẹp hơn.=> Hóa ra cuộc đời người lính nông dân mộc mạc, chân chất kia,tâm hồn cũng rất lãng mạn bay bổng biết bao! Họ không chỉ biếtsiết cò súng mà còn biết làm thơ nữa! Tâm hồn chiến sĩ hòa quyệnvới tâm hồn thi si đã tạo nên nét đẹp độc đáo của người lính nôngdân.- Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” còn mang ý nghĩa tượng trưng.“Súng” là biểu tưởng cho sắt thép, lửa đạn chiến tranh, khiến chonhân loại căm giận lên án. Còn “trăng” biểu tượng cho hòa bình,hạnh phúc – ước mơ ngàn đời con người muốn vươn tới.=> Chính Hữu đã liên kết hai hình ảnh đối lập trong một câu thơ đểdiễn tả một ý tưởng sâu sắc: người chiến sĩ của chúng ta quyết tâmcầm chắc cây súng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình.Để cho em thơ ngủ ngon, để cho nhân dân hạnh phúc, yên bình, đểvầng trăng kia sáng mãi, các anh chỉ có cách duy nhất: cầm súng.Với cây súng các anh đã trở thành linh hồn của đất nước, của khônggian và thời gian. Với cây súng các anh đã thêu dệt nên những bảntình ca không thể nào quên trong những năm tháng không thể nàoquên của dân tộc.=> “Đầu súng trăng treo” là một trong những hình ảnh thơ đẹp nhấtviết về người chiến sĩ trong thời kì chống Pháp: gian khổ mà anhdũng, hiện thực mà thơ mộng. Chủ đề của bài thơ được nâng cao vàlắng sâu trong lòng người đọc cũng là nhờ hình ảnh thơ tuyệt đẹpnày. Và Chính Hữu cũng đã lấy hình ảnh thơ này làm tựa đề cho tậpthơ gồm hai mươi tư bài của mình.3.Kết bài: - Thể thơ tự do, ngôn ngữ giản dị mộc mạc, bút pháp hiện thực,không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh.- Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm tình cảm của ngườilính. Vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp đời sống tâm hồn người línhmà nơi phát ra vầng sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồngchí hòa quyện vào tình giai cấp.- Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người línhlên đến đỉnh cao khái quát, trong đó có sự hài hòa giữa hiện thực vàlãng mạn, đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

Tài liệu liên quan

  • phân tích hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. phân tích hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
    • 6
    • 11
    • 74
  • Cảm nhận về vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu Cảm nhận về vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
    • 3
    • 25
    • 119
  • Suy nghĩ của em về tình đồng chí đồng đội trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu - văn mẫu Suy nghĩ của em về tình đồng chí đồng đội trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu - văn mẫu
    • 2
    • 22
    • 36
  • Hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ qua hai tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ qua hai tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
    • 7
    • 30
    • 152
  • ĐỀ BÀI : Suy nghĩ của em về tình đồng chí đồng đội trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu . pdf ĐỀ BÀI : Suy nghĩ của em về tình đồng chí đồng đội trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu . pdf
    • 5
    • 2
    • 5
  • PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH "ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO" TRONG BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ CỦA CHÍNH HỮU_2 docx
    • 8
    • 1
    • 0
  • PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH "ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO" TRONG BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ CỦA CHÍNH HỮU_1 docx
    • 5
    • 1
    • 0
  • So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu
    • 6
    • 2
    • 5
  • dạy học tích hợp liên môn tình đồng chí đồng đội trong bài thơ đồng chí của chính hữu dạy học tích hợp liên môn tình đồng chí đồng đội trong bài thơ đồng chí của chính hữu
    • 13
    • 6
    • 74
  • Luận văn thạc sĩ Mức độ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ và Việt Nam đến giá chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 Luận văn thạc sĩ Mức độ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ và Việt Nam đến giá chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
    • 93
    • 385
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(20.9 KB - 16 trang) - Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống pháp trong bài thơ đồng chí của chính hữu Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hình ảnh Người Lính Trong Kháng Chiến Chống Pháp Qua Bài Thơ đồng Chí