Hình ảnh Bất Ngờ Khi Soi Quả Vải Dưới Kính Hiển Vi Và Thời điểm Trong ...

Hình ảnh chân thực đến từng milimet của quả vải dưới kính hiển vi

Mỗi mùa hè tới, hiếm ai có thể cưỡng lại hương vị thơm ngon, ngọt ngào của quả vải thiều. Nó trở thành món tráng miệng phổ biến trong các gia đình miền Bắc bởi giá thành hợp lý, đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp phòng chống các loại bệnh tật.

Hình ảnh soi quả vải dưới kính hiển vi sẽ khiến nhiều người sợ hãi và thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày không được ăn vải - Ảnh 1.

Ăn vải đã nhiều, nhưng bạn có biết rõ bên trong quả vải chứa gì, có thực sự an toàn để tiêu thụ hay không?

Câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong một đoạn video ngắn do một tài khoản Tik Tok tên là "Kính Hiển Vi" thực hiện. Kết quả vô cùng đáng ngạc nhiên, khi soi quả vải dưới kính hiển vi ở mức độ phóng đại 100 lần có thể thấy rõ phần thịt vải trắng muốt, trong trẻo không hề có bụi bẩn, vi khuẩn bám dính.

Ở mức phóng đại 400 lần, hình ảnh tế bào của quả vải được phóng to, trông vô cùng đẹp mắt. Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy bề mặt quả vải khá sạch sẽ, không hề có vi khuẩn hay virus sinh sống.

Tuy nhiên, cuối video, chủ tài khoản Tik Tok đã khiến không ít khán giả băn khoăn khi quay cận cảnh một con vật trông giống con giòi đang ngọ nguậy bên trong phần thịt vải.

Soi quả vải dưới kính hiển vi

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội): Việc xuất hiện giòi trong hoa quả khá phổ biến, không chỉ quả vải mà các loại quả như ổi, nhãn... khi chín đều là "vùng đất màu mỡ" để giòi ký sinh và tăng trưởng.

Chuyên gia cho biết, giòi chính là ấu trùng của các loài côn trùng. Chúng đẻ trứng vào các quả chín thông qua một lỗ cực nhỏ mắt thường khó nhìn thấy. Sau đó, trứng chui vào thịt quả, nở thành giòi có màu trắng ngà, không chân.

PGS Thịnh cho biết, mọi người không cần thiết phải cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi thấy quả vải có chứa giòi bởi chúng không có độc, nếu chẳng may ăn nhầm thì cũng không thể gây hại cho cơ thể.

Muốn loại bỏ những ấu trùng có trong quả vải, chuyên gia khuyên hãy ngâm vải trong nước sạch hoặc nước muối, chúng sẽ tự chui ra. Ngoài ra không nên chọn quả vải chín kỹ, màu nâu đen mà hãy chọn quả vải căng bóng, còn tươi mới.

Thời điểm trong ngày không được ăn vải: Khi đói!

Quả vải đã được cả Đông y lẫn Tây y chứng minh tác dụng cho sức khỏe, nhưng ít ai biết rằng ăn vải lúc đói bụng cũng có thể phải nhập viện.

Năm 2018, trang Sohu từng đưa tin một cậu bé 7 tuổi sinh sống ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc sau khi ăn hết 20 quả vải khi đói, liền trở nên mệt mỏi và ngất xỉu. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị "say vải".

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam: Việc tiêu thụ vải tươi khi đói khiến cho cơ thể phải nạp quá nhiều đường trong thời gian ngắn, từ đó gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tay chân bủn rủn.

Hình ảnh soi quả vải dưới kính hiển vi sẽ khiến nhiều người sợ hãi và thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày không được ăn vải - Ảnh 4.

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn những người nóng trong, đang bị mụn nhọt cũng không nên ăn vải vì có thể khiến tình trạng càng thêm trầm trọng. Ngoài ra, phụ nữ khi trước và trong kỳ "đèn đỏ", những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, lẹo mắt cũng cần hạn chế ăn vải.

Dù vậy, chuyên gia vẫn đánh giá vải là loại quả giàu dinh dưỡng. Thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa cơm, bởi lúc này cơ thể đã tích tụ đủ lượng nước muối của thực phẩm nên không sợ say, nóng. Mỗi lần ăn vải bạn chỉ nên ăn 10 quả với người lớn, 3-4 quả với trẻ em.

Từ khóa » Hình ảnh Kinh Vãi