Hình ảnh Cây đa Bến Nước Sân đình

Từ ngàn năm nay hình ảnh "Cây đa- giếng nước- sân đình" đã sớm đi sâu vào đời sống văn hóa của người Việt Nam. Bộ ba "Cây đa- giếng nước- sân đình" gắn bó thủy chung son sắc như người bạn tâm giao với cư dân miền nông nghiệp lúa nước. Có thể nói ở đâu có "cây đa" là có "giếng nước" hoặc "sân đình" và ở đó có sự giao lưu, sinh hoạt, trao đổi hay nói khác hơn là ở đâu có con người sinh sống thì ở nơi đó có sự hiện hữu của bộ ba biểu tượng này. Ca dao việt nam có câu: "Cây đa cũ bến đò xưa, bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ", "Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu say đà thêm say" hay " Dời chân bước xuống lễ đình, họa chăng có gặp bạn tình hay không",... nhưng vì sao và do đâu mà nó gắn kết với đời sống của người dân đến vậy? Phải chăng ở đây có cái gì đó gắn kết con người lại với nhau để từ đó chúng ta lại có một cái nhìn mới hơn và toàn diện hơn về những hình ảnh biểu trưng này?

Nội dung chính Show
  • TRANH PHONG CẢNH LÀNG QUÊ CÂY ĐA, RUỘNG LÚA
  • TRANH PHONG CẢNH LÀNG QUÊ YÊN BÌNH
  • TRANH LÀNG QUÊ ĐƯỜNG VÀO LÀNG VÀ CÂY ĐA VEN SÔNG

TRANH PHONG CẢNH LÀNG QUÊ CÂY ĐA, RUỘNG LÚA

Mã: LQ-03

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Xét trên mối quan hệ duy vật biện chứng thì "Cây đa- giếng nước- sân đình" chỉ đơn thuần là ba hình ảnh, ba đối tượng đơn lẻ khác nhau, không có vai trò hay tác động gì bổ trợ cho nhau cả. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết mang một nội dung ý nghĩa riêng biệt: Cây đa có tác dụng cho bóng mát và bầu không khí trong lành; giếng nước cung cấp nước sạch đảm nhiệm vai trò phục vụ đời sống nhân dân; sân đình là nơi sinh hoạt văn hóa, lễ nghi, thờ tự tính ngưỡng của người dân. Rõ ràng trong mối quan hệ trên "Cây đa- giếng nước- sân đình" đơn tuyến với nhau về mọi bình diện, mọi khía cạnh.

TRANH PHONG CẢNH LÀNG QUÊ YÊN BÌNH

Mã: LQ-04

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Nhưng nếu xét trên bình diện văn hóa thì đây là một hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng có tính khái quát cao. Trong văn chương trung đại Trung Quốc và ngay cả trong văn chương đương đại nước nhà khi đề cặp đến sự chia tay cách biệt thì ta liền nghĩ ngay đến “liễu”, đến “Chương Đài”, khi đề cặp đến thư sinh, sĩ tử thì ta sẽ nghĩ ngay đến cửa Khổng sân trình, khi nói về tình yêu thì cũng chỉ đơn thuần là “lá thắm chỉ hồng”, “tin hồng”, “bóng nhạn”,… nói cho cùng thì đó cũng chỉ là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho một quan niệm nghệ thuật được viết theo lối thi vị hóa. Những hình ảnh đó bị thu hẹp và bó buộc trong phạm vi nhỏ của số ít những người có học thức. Và nó sẽ trở nên xa lạ, cầu kỳ với số đông quần chúng không am hiểu về những hình ảnh chi tiết nghệ thuật mỹ lệ này. Nhưng trong văn học dân gian truyền thống của ta thì lại khác, khi nói đến những vấn đề trên thì bộ ba hình ảnh “cây đa-giếng nước- sân đình” lại thường xuyên phối hợp và quán xuyên lẫn nhau. Cũng như, khi đề cặp đến chia tay thì ca dao ta có “trăm năm đành lỗi hẹn thề, cây đa bến cũ con đò khác đưa” hay “Cây đa trốc gốc trôi rồi, đò đưa bến khác em ngồi đợi ai”. Khi đề cắp đến anh học trò nghèo, đến thư sinh thì ca dao dân gian cũng có “Dời chân bước xuống lễ đình, họa may có gặp bạn tình hay không”, “Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu la đà say sưa” và khi đề cặp đến tình yêu, về hôn nhân thì “Chừng nào cho mõ xa đìn, /hạc xa hương án chung tình mới xa”, “Chim ham trái chín ăn xa, buồn tình nhớ lại gốc đa muốn về” hay “Cây đa rụng lá đầy đình, bao nhiêu lá rụng tương mình thương mình bấy nhiêu” . Cuộc đời này là muôn vàn những khó khăn và vất vả nó buộc con người phải kiên cường mà vượt qua, phải kiên nhẫn mà chịu đựng và cũng phải mạnh dạn mà đấu tranh, văn học dân gian không những giúp ta ý thức được điều đó mà nó còn giúp ta nhận biết được đâu là điều hay lẻ phải. Đồng thời thông qua bộ ba này, ta còn thấy được ca dao dân ca còn còn dạy con người cách đối nhân xử thế, lẽ sống ở đời “Ở cho phải phải phân phân, cây đa cậy thần, thần cậy cây đa”, “Chanh chua anh để giặc quần, người chua anh để làm thần gốc đa”… khi đề cặp đến vấn đề này thật là thiếu xót nếu ta không nhắc đến hình ảnh chú Cuội và gốc cây đa. Đây như là một hình ảnh đặc thù cho nền văn học đương đại Việt Nam. Nó ăn sâu vào tâm thức và đời sống của đông đảo người dân từ thành thị cho đến nông thôn, từ đồng sâu cho đến hải đảo. Tính quy phạm và lan tỏa của hình ảnh “Cây đa- giếng nước- sân đình” không được quy định chặt chẽ và nghiêm ngặc như các hình ảnh trong thơ Đường, trong văn chương trung đại nhưng nó lại đảm đương một xứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng và to lớn. Đó chính là duy trì một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

TRANH LÀNG QUÊ ĐƯỜNG VÀO LÀNG VÀ CÂY ĐA VEN SÔNG

Mã: LQ-15

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Ngày nay cây đa còn là biểu trưng cao quý cho một giai đoạn của đời người đó chính là hình ảnh “Cây cao bóng cả” trong các chương trình dành cho người cao tuổi; cây đa còn biểu trưng cho sự đoàn kết, tập hợp mọi người. Trong đời sống cộng đồng làng xã của các ngôi làng Việt hiện nay thì giếng nước lại là một nơi sinh hoạt cộng đồng lí tưởng, ở đây cứ vào mỗi sáng, mỗi chiều thì các anh các chị lại thông thả ghánh từng ghánh nước ngọt lịm đem về để chuẩn bị cho buổi cơm với mùi hương gạo mới. Và cuối cùng là hình ảnh con đò, con đò trong văn hóa Việt Nam là một hình ảnh đậm nét suy tư triết lí, nó khiến ta liên tưởng đến hình ảnh người mẹ, người thầy phải tần tảo vất vả để nuôi dưỡng đàn con thân yêu. Xin mượn câu thơ trong bài vọng cổ “Cánh cò” của tác giả Huỳnh Long để thay cho lời kết của bài viết này:

“Dòng sông bến nước con đò,

Vầng trăng còn đó cánh cò còn bay.

Mã: LQ-16

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Tranh phong cảnh làng quê cây đa, giếng nước, sân đình gần gũi yêu thương. Với chia sẻ trên hy vọng độc giả có thêm mẫu tranh về làng quê mua dành tặng cho gia đình, người thân là món quà tinh thần, ý nghĩa vô giá nhất. Với vẻ đẹp thanh bình được tái hiện một cách chân thực, sinh động nhất thông qua những hình ảnh bình dị, chân phương, giàu cảm xúc.

>>> Xem thêm: Các sản phẩm tranh treo tường Canvas

Quý khách có nhu cầu mua: Tranh phong cảnh làng quê, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Tư vấn bán hàng: 0941.890.485( Bao gồm cả zalo chat )

Website : tranhnamdinh.vn

Địa chỉ : Tranh Sơn Hải Kiot 3, đường Trần Phú, TP Nam Định

Xem nhiều mẫu hơn tại đây: Tranh phong cảnh làng quê

(Sóng trẻ) - Cây đa, bến nước, sân đình là ba biểu tượng đặc trưng của làng quê Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc bộ. Bên cạnh ý nghĩa về mặt tinh thần, những biểu tượng đặc trưng này phần nào khắc họa nên cuộc sống và tổ chức làng xã của người Việt Nam.

Mỗi chúng ta đều sinh ra và lớn lên từ làng, bởi vậy những hình ảnh như cây đa, bến nước, sân đình đều quá quen thuộc trong tâm thức mỗi người. Chúng gợi lên những ký ức thân thương và gần gũi nhất trong mỗi con người. Bên cạnh gia trị về mặt tinh thầ, cây đa, bến nước sân đình còn là 3 biểu tượng bao trùm làng quê Bắc bộ, khắc họ rõ nét nếp sinh hoạt của làng quê từ ngàn năm nay.

Làng quê là một quần thể cộng đồng sinh sống, sinh hoạt với nhau. Ở mỗi làng lại có một tập tục và quy tắc riêng, chính bởi vậy mới có câu nói ‘Phép vua còn thua lệ làng’. Biểu tượng cho việc sinh sống mang tính tập trung này chính là 3 hình ảnh tưởng chừng không liên quan đến nhau: cây đa – giếng nước – sân đình nhưng lại có sự gắn kết chặt chẽ.

Cách trung tâm Hà Nội chừng 9km, làng Triều Khúc thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội suốt bao nhiêu năm nay vẫn giữ được nét cổ kính vốn có mặc xã hội đua nhau phát triển. Tại đây, những giá trị văn hóa như cây đa – bến nước – sân đình vẫn còn được giữ gìn và trân trọng.

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Gốc đa là nơi người làng Triều Khúc tụ họp trò chuyện mỗi buổi chiều

Theo ông Nguyễn Duy Binh (người trông coi đình làng Triều Khúc) cho biết, văn hóa làng xã được dân làng Triều Khúc gìn giữ suốt bao đời nay và trở thành niềm tự hào riêng có. Lý giải 3 biểu tượng văn hóa ‘cây đa- giếng nước – sân đình’, ông Binh cho biết mỗi biểu tượng lại có một giá trị khác nhau mà những làng quê cổ không thể thiếu, chỉ cần mất đi 1 trong 3 là ngôi làng không còn vẹn nguyên giá trị.

Cây đa là mang biểu tượng tâm linh, được người dân tin rằng có thần ngự, bảo vệ dân làng. Thông thường, mỗi làng sẽ có một cây đa lâu năm nhất, tọa ở vị trí quan trọng của làng như cổng làng, sân đình hay chính giữa trung tâm làng. Người dân tin rằng, đa là biểu tượng của Đức Phật, bởi vậy sẽ đuổi đi những cái xấu, cái rủi. Bên cạnh đó, cây đa thường là lỗ hóng mát, tránh nắng trong những ngày mùa hè nắng gay gắt của người dân đi làm đồng về. Hiện nay, những người xa xứ, sinh sống nới đất khách, quê người cũng thường nhớ đến gốc đa như một biểu tượng của sự thân quen, vỗ về ở nơi chôn rau cắt rốn.

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Những cây đa cổ thụ được tin là nơi tâm linh, xua đuổi tà ma cho dân làng.

Bà Giang Thị Thơm, người dân làng Triều Khúc cho hay, làng hiện nay đã qua nhiều lần tôn tạo, sửa chữa chùa, đình và đường xá. Tuy nhiên gốc đa cổ thụ thì vẫn được giữ nguyên vị trí ban đầu. ‘Trước đây ở làng này bất kỳ đâu cũng có đa nhưng sau này buộc phải di rời cây ra vị trí hợp lý hơn, nhưng nhất định người dân không bao giờ đồng ý chặt bỏ cây đi’.

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Mặc dù vẫn còn gìn giữ 3 biểu tượng của làng xã Việt Nam là cây đa – bến nước- sân đình nhưng đa số đã qua tu sửa, không còn dáng dấp cổ kính, thay vào đó là những ngôi đình làng khang trang hơn.

Bên cạnh cây đa, giếng nước và sân đình cũng là 2 biểu tượng hết sức gần gũi nhưng lại mang những giá trị khá tiêu cực của lối sống cổ. Đình được coi là nơi trang nghiêm, nơi thờ thần thờ thành hoàng làng, cũng như là nơi để những người có chức sắc trong làng bàn bạc, tổ chức việc công. Nếu đây cũng là nơi được coi là chỗ uy nghiêm nhất, đa phần dành cho đàn ông bàn việc, xơi trà, đàn bà và trẻ nhỏ hạn chế tối đa qua lại. Thì bến nước lại là chỗ để những người phụ nữ hội họp, củng cố tình làng nghĩa xóm. Bến nước được coi là nơi giặt giũ, sinh hoạt, gánh nước chung của dân làng, đặc biệt là nơi trò chuyện của các mẹ, các bà và là chỗ nô nghịch của trẻ con. Trong nhiều câu ca dao, bến nước cũng xuất hiện như là địa điểm gieo duyên của các cặp trai gái trong làng.

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Sân đình và bến nước đều là nơi sinh hoạt chung của người trong làng nhưng bị phân biệt ở giai cấp và giới tính.

Cụ bà Nguyễn Thị Nga (người làng Yên Phụ, Hà Nội) cho biết thời con gái, cứ chiều chiều là bạn bè cùng xóm lại rủ nhau ra bên nước vừa giặt giũ, rửa chân tay lại vừa trò truyện. Đây cũng là nơi nên duyên của phần lớn các cặp gái trai cùng làng. Sau này khi trưởng thành hơn, các cặp đôi mới hẹn hò riêng ra gốc đa trò truyện, tâm tình.

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Mặc dù là biểu tượng văn hóa cực đặc sắc của người dân Bắc bộ, thế nhưng những giá trị văn hóa làng xã này đang dần bị mai một, không còn được các thế hệ sau coi trọng. Theo bà Bùi Thị Thanh Mai (Trưởng ban Tư liệu, viện Mỹ Thuật) cho biết, trong quá trình đô thị hóa, không gian văn hóa làng gồm cây đa, bến nước, sân đình đang bị thu hẹp, có nơi đã mất hẳn. Nhiều đình làng được đầu tư hàng tỷ đồng tu bổ, tôn tạo lại mất đi giá trị cốt lõi, nét văn hóa ban đầu.

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

(Sóng trẻ) - Ngành công nghiệp mỹ phẩm đang kiếm lợi từ mác “Natural”, từ việc đưa một vài thành phần tự nhiên vào sản phẩm để làm cho nó trở nên “tự nhiên”, mặc dù chứa nhiều thành phần hóa học và độc hại.

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

(Sóng trẻ) - Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề "Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn" diễn ra vào 9h sáng 13/4 tại Bảo tàng Hà Nội.

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

(Sóng trẻ) - Dù đón Tết cổ truyền xa nhà, nhưng trái tim những người Việt Nam tại nơi xứ người vẫn luôn hướng về quê hương với tất cả yêu thương và mong nhớ.

XEM THÊM TIN

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

PHÁT THANH Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình Nổi bật

Tọa đàm phát thanh: Văn hóa trang phục của giới trẻ khi đi lễ chùa

Tìm kiếm theo chủ đề

Hình ảnh cây đa bến nước sân đình

Từ khóa » Cây đa Bến Nước