Hình ảnh Cây Giảo Cổ Lam Thật - Giả Giúp Phân Biệt Loại “mạo Danh ...
Có thể bạn quan tâm
Khi nói đến giảo cổ lam, việc phân biệt cây thật và giả không chỉ phụ thuộc vào kiến thức lý thuyết mà còn cần sự quan sát tinh tế từ hình ảnh. Trong bài viết này, Giaocolam.vn sẽ cung cấp những hình ảnh chi tiết của cây giảo cổ lam giúp bạn dễ dàng nhận diện và phân biệt giữa cây giảo cổ lam thật – giả một cách chính xác nhất
Mục lục
- 1. Giảo cổ lam là cây gì?
- 2. Hình ảnh giúp phân loại Giảo cổ lam tại Việt Nam
- Hình ảnh cây giảo cổ lam 3 lá
- Hình ảnh cây thuốc giảo cổ lam 5 lá
- Hình ảnh cây giảo cổ lam 7 lá
- 3. Hình ảnh cây thuốc Giảo cổ lam phân biệt với các loại thảo dược “mạo danh” khác
- 4. Nhận biết Giảo cổ lam tươi và khô
- Cách nhận biết hình ảnh Giảo cổ lam tươi
- Cách nhận biết Giảo cổ lam khi đã phơi khô
- 5. Giảo cổ lam Tuệ Linh – sản phẩm tiêu chuẩn GACP -WHO
1. Giảo cổ lam là cây gì?
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu Bí Cucurbitaceae). Tại Việt Nam, Giảo cổ lam còn được gọi với nhiều cái tên khác như: thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, sâm 5 lá, thư tràng 5 lá, cây cổ yếm, cây dền toòng,….
Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được tìm thấy lần đầu vào năm 1997 trên đỉnh núi Phan – xi – păng. Cũng từ đó, các công trình nghiên cứu về loại dược liệu này cũng nhiều hơn. Ngày nay, cây Giảo cổ lam không chỉ còn là thảo dược quý trong tài liệu mà được người dân gieo trồng và phân phối rộng rãi.
☛ Đọc chi tiết hơn trong bài viết: Cây thuốc quý Giảo cổ Lam
2. Hình ảnh giúp phân loại Giảo cổ lam tại Việt Nam
Có 3 loại Giảo cổ lam chính thống được tìm thấy và ghi nhận bởi các chuyên gia. Trong đó, Giảo cổ lam 5 lá là loại phổ biến nhất bởi hàm lượng hoạt chất cao và được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh. Để phân biệt được giảo cổ lam thật – giả cần dựa vào hình thái, màu sắc và mùi vị của cây, trong đó hình ảnh cây là dễ dàng phân loại nhất.
Hình ảnh cây giảo cổ lam 3 lá
Là loại có thân dây lớn, không đắng, vị ngọt và không có mùi thơm khi được phơi khô. Khi pha trà, giảo cổ lam 3 lá cho vị nhạt. Giảo cổ lam 3 lá không được sử dụng phổ biến vì hàm lượng hoạt chất thấp, ít hiệu quả điều trị nên không được sử dụng nhiều trong các bài thuốc. Cây thuốc này vẫn đang được các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích để mở rộng tác dụng.
Hình ảnh cây thuốc giảo cổ lam 5 lá
Còn được gọi là “sâm 5 lá” hay “ngũ diệp sâm”. Loại Giảo cổ lam này có thân dây nhỏ, mảnh. Khi nhấm thử thấy có vị đắng ở đầu lưỡi và ngọt trong cuống họng. Khi phơi khô, thảo dược có mùi thơm đặc trưng, pha thành trà cho vị đắng trước, ngọt sau. Giảo cổ lam 5 lá thường mọc ở khu vực núi cao khoảng 1000m so với mực nước biển. Đây loại Giảo cổ lam được biết đến và ứng dụng rộng rãi nhất không chỉ tại Việt Nam mà cả các nước trên thế giới.
☛ Chi tiết trong bài: Đặc điểm, công dụng của Giảo cổ lam 5 lá
Hình ảnh cây giảo cổ lam 7 lá
Người ta bắt gặp Giảo cổ lam 7 lá ở những bờ rào, ven đường, bụi rậm. Giảo cổ lam 7 lá không có mùi thơm đặc trưng, vị rất đắng và cực kỳ khó uống. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về loại thảo dược này. Do đó, cây thuốc này chưa được sử dụng trong cuộc sống hay các bài thuốc trị bệnh.
☛ Chi tiết trong bài: Đặc điểm công dụng của Giảo cổ lam 7 lá
3. Hình ảnh cây thuốc Giảo cổ lam phân biệt với các loại thảo dược “mạo danh” khác
Giảo cổ lam là cây thuốc có ứng dụng cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Do đó, có nhiều kẻ lợi dụng những loại cây có hình dáng tương tự để lừa người tiêu dùng nhằm chuộc lợi với giá bán cao.Những loại cây có hình dáng tương tự và được dùng làm giả cây Giảo cổ lam gồm:
- Cây ngũ trảo – Cayratia Japonica.
- Dây quai bị – Tetrastigma strumarium Gagnep.
- Cây Hemslea sinensis – Một loại cây cùng họ với cây Giảo cổ lam.
Đây là những cây có hình dáng dây leo mảnh, có 3 – 7 lá chét, lá hình răng cưa, nhìn qua rất giống với cây Giảo cổ lam nhưng không có tác dụng dược lý tương tự. Dưới đây là cách phân Giảo cổ lam với những loại cây dây leo trên.
Dựa vào những điểm trên đây, bạn có thể đưa ra phán đoán về thảo dược mình muốn mua có thật sự là giảo cổ lam hay không. Tuy nhiên, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên tìm mua tại những đơn vị phân phối uy tín. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
☛ Tham khảo thêm tại: Hình ảnh cây Giảo cổ lam thật – giả
4. Nhận biết Giảo cổ lam tươi và khô
Cách nhận biết hình ảnh Giảo cổ lam tươi
Giảo cổ lam còn tươi chưa qua bào chế có thể dễ dàng phân biệt thật, giả dựa vào những đặc điểm sau:
- Tua cuốn ở nách lá: Đây là điểm đặc trưng nhất chỉ có ở họ bầu bí nên những loại cây họ nho như cây ngũ trảo hay dây quai bị sẽ không có.
- Mùi vị: Trong giảo cổ lam có thành phần Saponin tương tự như trong củ nhân sâm nên khi nếm thử sẽ có vị hơi đắng rồi chuyển sang ngọt mát. Những loại dây leo khác không có được đặc điểm này.
- Số lượng 5 lá: Đây là đặc điểm dùng để phân biệt với các loài cùng chi với cây Giảo cổ lam như cây G. pubescens 7 lá chét hay cây G. laxum 3 lá chét.
Cách nhận biết Giảo cổ lam khi đã phơi khô
Ở dạng giảo cổ lam khô sẽ khó để nhận biết được cây Giảo cổ lam hơn. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây để tham khảo:
- Mùi: Giảo cổ lam khi phơi khô giữ được mùi thơm rất đặc trưng do thành phần saponin tương tự như trong nhân sâm. Những loại dây leo khác sẽ không có mùi thơm này.
- Vị: Đông y mô tả vị của cây Giảo cổ lam là “tiền khổ hậu cam cam” tức là vị đắng ngay đầu lưỡi nhưng lại ngọt mát ở cuống họng. Những loại cây “mạo danh” thì thường đắng nhưng không ngọt hoặc ngọt nhẹ không đắng hoặc không có vị gì.
- Màu: Dù phơi khô Giảo cổ lam vẫn giữ được màu xanh tự nhiên trong khi đó các loại cây khác lại ngả vàng hoặc màu thâm đen.
- Hình dạng: Giảo cổ lam thật có thân dây mảnh hơn, nách lá có tua cuốn còn loại giả thường có dây to hơn và không có tua cuốn.
Theo các chuyên gia, cây Giảo cổ lam được nhận biết dễ nhất khi ở dạng tươi, chưa qua chế biến. Ở dạng khô, thảo dược được cắt ngắn, các tua cuốn nhỏ có thể bị rụng nên rất khó để phân biệt thật giả. Bên cạnh đó, các gian thương thường không dùng toàn bộ dược liệu giả mà sẽ trộn lẫn với giảo cổ lam 5 lá với tỉ lệ nhất định. Điều này càng khiến bạn khó lòng nhận biết được chất lượng dược liệu ở mức nào.
Vậy nên, lời khuyên cho bạn khi mua Giảo cổ lam khô là lựa chọn một đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm và có chứng nhận, kiểm định của cơ quan chức năng. Hãy lựa chọn nơi mà chất lượng sản phẩm được bảo đảm bằng chính uy tín của thương hiệu đó.
☛ Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của Giảo cổ lam với sức khỏe
5. Giảo cổ lam Tuệ Linh – sản phẩm tiêu chuẩn GACP -WHO
Dược phẩm Tuệ Linh được biết đến như một “cây đại thụ” trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu. Gần 20 hình thành và phát triển, Dược phẩm Tuệ Linh sở hữu vùng trồng dược liệu riêng với hàng chục giống cây thuốc quý. Giảo cổ lam là một trong những cây thuốc được công ty lựa chọn để phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu nước ngoài.
Giảo cổ lam Tuệ Linh là giống Giảo cổ lam 5 lá được gieo trồng chuẩn theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Theo chuẩn này, dược liệu của Tuệ Linh phải đảm bảo được 5 tiêu chí bao gồm:
Không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Không sử dụng phân bón.
- Không dùng thuốc diệt cỏ.
- Không tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
- Không sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Nhờ đáp ứng chặt chẽ các quy chuẩn trong gieo trồng và thu hái, Giảo cổ lam Tuệ Linh là một trong số ít sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất sang thị trường châu Âu như Đức và Slovakia.
Sử dụng nguồn thảo dược chất lượng, Dược phẩm Tuệ Linh thành công phát triển nhãn hàng Giảo cổ lam Tuệ Linh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới dạng viên uống thảo dược và túi trà. Sau nhiều năm ra mắt, sản phẩm được khách hàng trên toàn quốc ủng hộ và đón nhận những phản hồi tích cực.
Năm 2014, Sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh vinh dự nhận giải thưởng Thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng. Không dùng ở đó, sản phẩm cũng đoạt giải Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 14 năm liên tiếp. Bạn có thể tìm mua sản phẩm tại các cửa hiệu thuốc gần nhất bằng cách BẤM VÀO ĐÂY hoặc đặt hàng online để được giao hàng tận nhà TẠI ĐÂY. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 0912 571 190 – 0839 561 247 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất !
Lời kết
Hình ảnh cây Giảo cổ lam được coi như biểu tượng của sức khỏe. Tuy nhiên, khi quyết định sử dụng, bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh nhầm lẫn với những thảo dược kém chất lượng. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tận dụng tối đa lợi ích của thảo dược này.
Nguồn tham khảo
hindawi.com/journals/bmri/2018/6285134/
duocdienvietnam.com/giao-co-lam/
Từ khóa » Hình ảnh Giảo Cổ Lam
-
Giảo Cổ Lam Mọc ở đâu Và Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Giảo Cổ Lam – Giúp ổn định Huyết áp, Giảm Mỡ Máu
-
Giảo Cổ Lam - Hình ảnh, đặc điểm Và Các Công Dụng Quý
-
Giảo Cổ Lam | Tuệ Linh
-
Cách Phân Biệt Giảo Cổ Lam “thật – Giả”
-
[Tìm Hiểu] Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Gì - Cách Sử Dụng Và Lưu ý Gì?
-
Giảo Cổ Lam: Bí Mật Từ Loài "cỏ Trường Sinh" - YouMed
-
Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Gì? Lưu ý Khi Sử Dụng Giảo Cổ Lam - AiHealth
-
Hình ảnh Giảo Cổ Lam Trị Bệnh: Phân Biệt Giảo Cổ Lam Thật, Giả
-
Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Chữa Bệnh Hiệu Quả?
-
Hình ảnh Cây Giảo Cổ Lam Hòa Bình
-
Giảo Cổ Làm Trị Ung Thư Và Nhiều Bệnh Khác. Cách Dùng Thế Nào?
-
Giảo Cổ Lam: Công Dụng, Cách Dùng Và Những điều Cần Lưu ý