Hình ảnh Con Cò Trong Ca Dao | Cùng Học Văn 10
Có thể bạn quan tâm
Con cò bay lả bay la…., Con cò mà đi ăn đêm….Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi, thân quen. Và nó đã trở thành một hình thường đẹp tronh ca dao. Mỗi khi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó làm ta nghĩ đến hình ảnh của người nông dân, của người phụ nữ Việt Nam.
* Hình ảnh con cò là hình ảnh của người nông dân
Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với con cò. Họ đã xem cò là bạn. Nhìn con cò kiếm ăn trên những cánh đồng họ liên tưởng đến cuộc đời và số phận của mình. ….. Con cò là loài chim sống ở bờ nước, gần cận nhất, gắn bó nhất và thân thiết nhất với nhà nông trồng lúa nước. Con cò với dáng đẹp thanh cao, thoát tục. Cò lạng bay vút lên không trung rồi thả mình trong gió, mỏ dài, cổ dài, thân thon nhỏ, chân dài, tất cả duỗi thẳng theo một đường thẳng, liệng la đà trên sóng gió. Con cò sát cánh với nhà nông trong việc đồng ruộng. Cứ đầu mùa mưa tức đầu mùa xuân ở đất Bắc, cò lại bay về đồng nước báo cho nhà nông biết mùa trồng lúa bắt đầu. Có loài cò “gọi mưa” giống như cóc ếch, khi cất tiếng kêu gọi mưa là nhà nông biết trời sắp đổ cơn mưa…Rồi đến cuối thu, mùa lúa chín, mùa gặt hái, cò lại rủ nhau cất cánh bay đi. Ngày ngày nhà nông sáng tinh mơ ra đồng khi bầy vạc đi ăn đêm bay về tổ buông những tiếng kêu trong vắt trên không trung lúc ban mai, giống như tiếng hạc trong truyện Kiều mà Nguyễn Du đã mô tả: ” trong như tiếng hạc bay qua” và mãi tới chạng vạng tối nhà nông mới trở về nhà khi đàn cò đi ăn ban ngày gọi nhau bay về tổ, gõ nhịp mỏ rộn ràng trong cái tĩnh lặng của hoàng hôn. Trên cánh đồng, con cò đi theo sau luống cầy bầu bạn cùng nhà nông trong lúc cầy sâu cuốc bẫm . Con cò trên bờ ruộng bắt sâu bọ, cào cào, châu chấu, cua cáy… giúp nhà nông một tay trong việc bảo vệ mùa màng. Con cò trên mình trâu, bắt ruồi bọ, ve vắt, săn sóc cho con trâu, người bạn đồng lao đồng tác với nhà nông. Con cò là hình ảnh của cần cù, siêng năng, chịu khó, chịu khổ, tự túc, tực cường, chỉ biết trông cậy vào sức mình, chỉ biết tự lực cánh sinh để lo cho bản thân, cho con cái, cho gia đình, cho dòng tộc, đất nước giống như những người nông dân Việt Nam:
Hỏi cò vội vã đi đâu? Xung quanh mặt nước, một màu bao la. Cò tôi bay lả bay la, Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng. Trời sinh, mẹ đẻ tay không, Nên tôi bay khắp tây đông kiếm mồi. Trước là nuôi cái thân tôi, Sau nuôi đàn trẻ nên đời cò con. Một mai khôn lớn vuông tròn, Rủ nhau bay khắp nước non xa gần. Kiếm mồi tự lập lấy thân, Vẻ vang hãnh diện cho dân con cò. Mỗi ngày một lớn một to, Chớ đừng ỷ lại mà lo cậy người. Để cho nông, vạc chê cười. Ấy tôi lấy thế làm vui tuổi già. Nên tôi bay lả bay la, Bay từ cửa tổ, bay ra cánh đồng…
Ngoài ra cò còn loài loài chim sống từng đàn, sống với gia đình, họ hàng, làng nước như ta thấy qua các câu ca dao dưới đây, dù trời đêm tăm tối, sắp đổ cơn mưa, có kẻ rình mò bắn giết, cò cũng vẫn về thăm chú bác cô dì:
Con cò đi đón cơn mưa, Tối tăm mù mịt ai đưa cò về, Cò về đến gốc cây đề, Có đứa rình bắn, cò về làm chi? Cò về thăm bá, thăm dì, Thăm cô xứ Bắc, thăm dì xứ Đông.
Hàng ngày bên bờ sông rộng, sóng to, cò cần cù lặn lội kiếm ăn:
Cái cò lặn lội bờ sông, Cổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gù, Bãi xa, sông rộng, sóng to, Vì lo cái bụng, đi mò cái ăn.
Những lúc mưa to, gió lớn cây quả cong queo thu hình, con ốc nằm co nghỉ ngơi, con tôm vui đùa vùng vẫy đánh đáo trong vũng nước bùn thì lại là lúc cò phải dầm mưa đi kiếm ăn:
Trời mưa quả dưa vẹo vọ, Con ốc nằm co, Con tôm đánh đáo, Con cò kiếm ăn…
vì những lúc mưa to gió lớn cá tôm mới vào bờ kiếm thức ăn từ mặt đất trôi xuống và vì những lúc này nhờ nước đục, cò thấy cá tôm mà cá tôm lại không thấy cò, cho nên những lúc trời mưa to gió lạnh là lúc cò mới dễ kiếm ăn, như ta thấy qua câu “đục nước béo cò”. Cũng cần biết thêm là cò chỉ là loài chim sống ở bờ nước, không bơi lội dưới nước, nên không có chất dầu nhờn làm cho lông không bị ướt như loài vịt. “Nước đồ đầu vịt” không ướt nhưng mưa trút xuống đầu cò, thân cò thì cò bị ướt sũng và trở thành “cò bợ mắc mưa”. Vì thế trong cảnh mưa to gió lớn, người ướt sũng nước mưa mà cò cũng phải đi kiếm ăn chẳng khác gì người nông dân làm ruộng trong mưa gió. Tóm lại con cò là biểu tượng của ao đầm, đồng ruộng nước, của người nông dân cần mẫn Việt Nam (cũng nên biết ruộng nước có gốc từ ao đầm, ruộng chiêm là ruộng thấp cò nhiều nước có gốc là ruộng chằm tức đầm ao
* Con cò là biểu tượng cho người phụ nữ đồng ruộng Việt Nam
Hình ảnh còn là hình ảnh của người phụ nữ. Con cò có dáng vẽ mảnh khảnh, có bộ lông trắng muốt, khi nào cũng cần cù, siêng năng kiếm ăn lám người ta liên tưởng đến người phụ nữ…..
Qua văn học dân gian ta thấy con cò mẹ mang hình bóng của người phụ nữ Việt Nam cao đẹp, tuyệt vời:
Con cò lặn lội bờ ao, Phất phơ hai giải yếm đào gió bay.
Giống như người đàn bà Việt Nam một đời tần tảo, vất vả ngược xuôi, dù núi cao, dù sông rộng, dù biển khơi, dù nắng lửa, mưa dầu, dù phong ba, bão tố, cò vẫn lặn lội đi kiếm ăn lo cho chồng con. Cụ Tú Xương cũng đã so sánh vợ mình với hình ảnh con cò:
Lặn lội thân cò khi quảng vắng Nuôi đủ năm con với một chồng.
gặp những lúc đất nước chinh chiến, loạn ly, người phụ nữ Việt ngoài việc thay chồng nuôi mẹ, nuôi con còn phải thăm nuôi cả chồng đi lính trấn giữ biên cương:
Con cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Nàng về nuôi cái cùng con, Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng. Ở nhà có nhớ anh chăng? Để anh kể nỗi Cao Bằng mà nghe.
Cũng như những tấm lòng mẹ Việt Nam, cò mẹ hy sinh tất cả đời mình cho con:
Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
dù ngay cả trong đêm tối, không phải là lúc cò đi kiếm ăn, mà nhiều khi cũng phải liều thân đi tìm mồi cho con nên cò mẹ đã “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”:
Con cò mày đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi vào, Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng, Có sáo thì sáo nước trong, Đừng sáo nước đục đau lòng cò con.
dù ngay cả lúc biết mình sắp chết trong nồi sáo măng, cò mẹ cũng còn nghĩ đến đàn con thơ dại trong trắng, cò mẹ muốn được chết trong sạch nên cầu xin người “Có sáo thì sáo nước trong” vì “sáo nước đục đau lòng cò con”.
Ngoài việc nuôi dưỡng, mẹ cò cũng một đời lo lắng chăm sóc cho con ăn học nên người:
Mặt trời lặn xuống bờ ao, Có con cò mẹ bay vào bay ra. Cò con đi học đường xa, Thẩn thơ chỗ nọ, la cà chỗ kia. Tối rồi mà chẳng chịu về, Cơm canh mẹ đợi, còn gì là ngon.
Nhiều khi vì mẹ cò thương con quá mà cò con đâm ra nhõng nhẽo:
Cái cò là cái cò con, Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ.
Mẹ là tất cả, thiếu mẹ là thiếu tất cả. Những khi cò mẹ phải đi làm nghĩa vụ công dân như đắp đàng, vét sông, cò con thiếu ăn, thiếu sự chăm sóc, thấy bơ vơ, trở thành tuyệt vọng:
Cái có là cái cò vàng, Mẹ đi đắp đàng, con ở với ai? Con ở với bà, bà không có vú, Con ở với chú, chú là đàn ông. Thôi con chết quách cho xong.
Tóm lại mẹ cò mang hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, yểu điệu “phất phơ hai giải yếm đào gió bay” nhưng đảm đang, kiêu chồng, cho con, cho nhà, cho nước.
“Con cò mà đi hùng. Giữa cuộc đời đầy mưa sa gió táp, khi “lên thác xuống ghềnh”, lúc “bãi xa, sông rộng, sóng to”, khi binh đao khói lửa, hai cái giải yếm đào đó vẫn một đời tận
tụy cùng cực lo cho ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
Con cò trong bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân “hai sương một nắng”. Đó là những con người hiền lành, chất phác cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó trong cuộc đời. Bất hạnh của con cò “lộn cổ xuống ao” cũng là những bất hạnh, hoạn nạn của nhà nông đứng trước mọi thế lực thống trị và áp bưc trong xã hội. Sưu cao thuế nặng. Ách thống trị nặng nề của bọn vua quan. Nạn áp bức, bòn rút của bọn địa chủ, cường hào. “Phần thuế quan Tây, phần trả nợ” – Nửa công đưa ở, nửa thuê bò” (Nguyễn Khuyến). Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi vất vả làm ra củ khoai, hạt gạo nuôi sống nhân dân, nhưng cuộc đời của họ có khác gì thân phận con cò trong bài ca dao nay. Tiếng kêu thương của con cò đã vọng vào cuộc đời theo thời gian năm tháng. Bài ca dao đã gieo vào lòng chúng ta sự xót thương, đồng cảm với bao nạn nhân trong xã hội, nhất là đối với số phận người nông dân Việt Nam đêm trước cách mạng Tháng Tám. Bài ca dao càng trở nên sâu sắc và thấm thía khi chúng ta đọc đến hai câu cuối:
“Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
Gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hy sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng là những đức tính của nhà nông quê ta.
Cái đặc sắc của bài ca dao là ngoài tình cảm nhân đạo còn hàm chứa tư tưởng rất đẹp. Đã có câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử “đói cho sạch, rách cho thơm”. Đã có bài ca dao ca ngợi một tâm thế thanh cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bun”. Đã có một thế đứng cao đẹp như dáng trúc trước hoạn nạn: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Ở đây cũng vậy, qua thân phận con cò, nhà thơ dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp, ca ngợi tâm hồn trong sáng, hồn hậu: thà chết trong còn hơn sống đục! Hai chữ “trong” và “dục” tương phản nhau, lời nguyền của kẻ tử nạn trở nên thống thiết, khẳng định một lẽ sống đẹp. Chữ “xáo” được điệp lại 4 lần, ý thơ được nhấn mạnh diễn tả sự đinh của người bất hạnh trong cảnh ngộ đáng thương. # GV cung cấp cho học sinh các câu ca dao để học sinh phân tích
-Con cò mà đi ăn đêm…
-Cái cò cái vạc cái nông…
-Cái cò lặn lội bờ sông…
-Con cò bay lả bay la…
-Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ nuôi đàn có con
-Con có chết rũ trên cây
Cò con giở sách xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bay ra chia phần
-Cái cò là cái cò con
Mẹ nó yêu nó nó còn làm thơ
Cái cò bay bổng bay bơ
Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng
Đem về nàng nấu, nàng rang
Nàng ăn có rẻo thì nàng lấy anh
-Cái cò chết tối hôm qua
Có một hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thơ vong
Một đồng mua mớ rau rong
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò
-Cái cò mày mổ cái tôm
CáI tôm quắp lại lại ôm cái cò
-Cái cò mày mổ cái trai
Cái trai quắp lại lại nhai cái cò
-Con cò mắc giò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay
Con cu đánh trống bằng tay
Con mào đội mũ làm thầy đọc văn
Chiền chiện vừa khóc vừa lăn
Một bầy se sẻ bịt khăn cho cò
-Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai?
Có đánh thì đánh sớm mai
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của trích đoạn truyện ngắn “Hương cuội” – Nguyễn Tuân Nghị luận về sức hấp dẫn của truyện ngắn “Cuốc xe ôm và ổ bánh mì” – Nguyễn Bích Lan Bài luận thuyết phục người thân (bố mẹ, anh chị, bạn bè) điều chỉnh quan niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người Phân tích truyện ngắn “Bà lão lòa” của Vũ Trọng Phụng Bài luận thuyết phục người đứng đầu một quốc gia mạnh từ bỏ ý đồ xâm lược và làm bá chủ thế giới Nghị luận về “Sức mạnh của sự lương thiện” Phân tích nhân vật ông giáo Thứ trong đoạn trích “Sống mòn” – Nam Cao Nghị luận về trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương đất nước [NLXH] Suy nghĩ về lòng nhân ái trong xã hội hiện nayTừ khóa » Hình ảnh Người Nông Dân Trong Ca Dao Việt Nam
-
Hình ảnh Người Nông Dân Trong Ca Dao Việt Nam - VĂN THƠ NHẠC
-
Trong Ca Dao, Người Nông Dân Thời Xưa Thường Mượn ... - TopLoigiai
-
Trong Ca Dao, Người Nông Dân Thời Xưa Thường Mượn ... - Tech12h
-
Hình ảnh Người Nông Dân Trong Ca Dao - 123doc
-
Trong Ca Dao, Người Nông Dân Thời Xưa Thường ...
-
Phân Tích Hình ảnh Con Cò Trong Ca Dao Việt Nam - Wiki Secret
-
So Sánh Hình ảnh Người Nông Dân Nghĩa Sĩ Trong Bài Văn Tế Và Hình ...
-
Cảm Nhận Về Hình ảnh Người Nông Dân Xưa Qua Bài Ca Dao
-
Top 9 Mẫu Phân Tích Hình Tượng Người Nông Dân Nghĩa Sĩ Trong Văn ...
-
Cảm Nghĩ Về Những Câu Hoặc Bài Ca Dao Nói Về Thân Phận Người Lao ...
-
Hình ảnh Con Trâu Qua Ca Dao
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Số Phận Người Nông Dân Trong Xã Hội Phong ...
-
Con Hãy Tìm Những Hình ảnh Nói Lên Nỗi Vất Vả Của Người Nông Dân