Hình ảnh Con Rồng Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

  • Tiếng Việt
  • English
  • Mobile
  • Webnew
A A+
  • Giới thiệu "...Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất..." Hồ Chí Minh
    • Thông tin chung
    • Lịch sử phát triển
    • Nhiệm vụ chiến lược
    • Sứ mạng - Tầm nhìn
    • Thành tích
    • Lãnh đạo trường
    • Cơ cấu tổ chức
    • Liên hệ
    • Lãnh đạo nhà trường
    • Hiệu trưởng
    • Phó hiệu trưởng
    • Cơ sở vật chất
    • Ký túc xá
    • Giảng đường
    • Phòng thí nghiệm
    • Thư viện
    • Internet
    • Sân vận động
    • Giảng đường Đa năng
    • Ba công khai
    • Cam kết chất lượng GD & Chất lượng GD
    • Điều kiện đảm bảo CLGD
    • Công khai thu chi tài chính
    • Niên giám thống kê
    • Tham quan trường (ảo)

  • Tổ chức - Đơn vị Trường CĐSP Quảng Trị có 6 phòng, 6 khoa, 2 tổ bộ môn và 4 trung tâm trực thuộc
    • Đảng, Đoàn thể
    • Đảng Bộ
    • Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên
    • Công Đoàn
    • Hội khuyến học
    • Hội chữ thập đỏ
    • Các phòng ban
    • Phòng TC - HC & CTSV
    • Phòng Đào tạo - Khảo thí
    • Phòng Tài chính - Quản trị
    • Phòng KHCN - ĐBCL & HTQT
    • Khoa, Bộ môn
    • Khoa Giáo dục mầm non
    • Khoa Giáo dục Phổ thông
    • Khoa Giáo dục Nghề nghiệp
    • Trường Phổ thông liên cấp
    • Trung tâm
    • Trung tâm CNTT - Thư viện
    • Trung tâm BD - LKĐT & NNTH
    • Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

  • Tin tức
  • Đào tạo - Bồi dưỡng "...Nghề nhà giáo là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí. Là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo..." Phạm Văn Đồng
    • Tin tức - Thông báo
    • Ngành
    • Văn bản pháp quy
    • Tuyển sinh
    • Kế hoạch đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Kết quả đào tạo
    • Thực tập
    • Bồi dưỡng
    • Biểu mẫu
    • Nhập điểm trực tuyến
    • Quản lý đào tạo
    • Trung tâm học tập trực tuyến
    • Thư viện số
    • Văn bản pháp quy
    • Thư điện tử
    • Trang sinh viên
    • Hình ảnh
    • Tài nguyên
    • Hội đồng Khoa học - Đào tạo
    • Đề tài Nghiên cứu
    • Thông tin Khoa học
    • Hội thảo - Hội nghị
    • Hoạt động hợp tác đối ngoại

  • NCKH - Đối ngoại "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp..." Thân Nhân Trung
    • Lý lịch khoa học
    • Hội đồng Khoa học - Đào tạo
    • Đề tài Nghiên cứu
    • Thông tin Khoa học
    • Hội thảo - Hội nghị
    • Hoạt động hợp tác đối ngoại
    • Kết quả nghiên cứu
    • Giáo trình - Sách - Chuyên đề
    • Biểu mẫu
    • Thông báo khoa học
    • Các bài báo
    • Tạp chí dạy học ngày nay
    • Tạp chí KH và GD Đà Nẵng
    • Tạp chí KH và GD ĐHSP Huế
    • Văn bản Bộ GD&ĐT
    • Giáo dục Đại học

  • Trang CB - GV "" .
    • Lý lịch khoa học
    • Quản lý đào tạo
    • Nhập điểm trực tuyến
    • Văn bản pháp quy
    • Trung tâm học tập trực tuyến
    • Thư viện số
    • Thư điện tử
    • Tài nguyên
    • Thi đua khen thưởng
    • Lịch tuần
    • Hình ảnh
    • Phần mềm mượn báo hỏng thiết bị

  • Trang Sinh viên "...Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ, suy nghĩ, lại suy nghĩ. Chính nhờ cách ấy tôi đã trở thành nhà khoa học..." A. Einstein
    • Tài nguyên
    • Đăng ký học tín chỉ
    • Quản lý kết quả học tập
    • Thư viện
    • Học liệu mở
    • Trung học tập trực tuyến
    • Thư điện tử
    • Đoàn thanh niên - Hội sinh viên
    • Đăng ký mượn và báo hỏng thiết bị
    • Dành cho sinh viên
    • Văn bản pháp quy
    • Học tập
    • Hoạt động
    • Hỏi đáp
    • Đăng ký ở ký túc xá
    • Biểu mẫu

55
  • Các chuyên mục
  • Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
  • Văn hoá, văn nghệ
  • Gương người tốt - việc tốt
  • Thông tin
148
ĐBCL
  • Ba công khai 2016-2018
  • Công khai thu chi tài chính
  • Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
  • Cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục
TIN TỨC
  • Văn hoá, Văn nghệ, Thể thao
  • Chuyên môn, Nghiệp vụ
  • Chính trị, Xã hội
ĐÀO TẠO
  • Biểu mẫu
  • Bồi dưỡng
  • Thực tập
  • Kết quả đào tạo
  • Chương trình đào tạo
  • Kế hoạch đào tạo
  • Tuyển sinh
  • Văn bản pháp quy
  • Ngành
  • Tin tức - Thông báo
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
  • Hoạt động hợp tác đối ngoại
  • Hội thảo - Hội nghị
  • Thông tin Khoa học
  • Đề tài Nghiên cứu
  • Hội đồng Khoa học - Đào tạo
VĂN BẢN PHÁP QUI
  • Tổ chức
  • Tuyển sinh
  • Đào tạo
SINH VIÊN
  • Hoạt động
  • Học tập
  • Văn bản pháp quy
THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH
  • Thông tin nội bộ
  • Lịch công tác tuần
  • Thông báo
  • Lịch thi học kì
  • Văn bản mới
  • Lịch hoạt động
CÁC CHUYÊN MỤC
  • Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
  • Văn hoá, văn nghệ
  • Gương người tốt - việc tốt
3CÔNG KHAI 2023-2024
  • 1. Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế
  • 2. Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
  • 3. Công khai thu chi tài chính
Hình ảnh con rồng Việt Nam qua các thời kỳ [ Ngày đăng: 01/06/2012 2:09:09 CH, lượt xem: 16035 ]

 Vũ trụ xoay vần, đất trời chuyển đổi; năm cũ đi qua, năm mới lại đến trong niềm hân hoan chào đón của nhân loại, đặc biệt là năm 2012 (năm Nhâm Thìn) - một năm có ý nghĩa đặc biệt gắn liền với một loài vật xưa nay luôn được nhân loại tôn sùng như một loài vật thiêng – loài Rồng.

 

Đối với phương Tây, Rồng là loài quái vật, tượng trưng cho sức mạnh nhưng nghiêng về ý nghĩa độc ác, hung dữ. Nó có hình dáng của Khủng long nhưng có thêm sừng, cánh, vây lưng, thường có ba đầu có thể phun ra lửa và biết bay. Các đầu này có khả năng tự mọc ra nếu bị chặt mất đầu cũ. Da của Rồng rắn chắc, không loại vũ khí nào có thể sát thương được, nhưng nó lại có điểm yếu nằm ở mắt và lưỡi, thường sống nơi hẻo lánh con người ít đặt chân đến. Theo những truyện cổ của phương Tây, Rồng thường được giao nhiệm vụ canh giữ kho báu, lâu đài hay người đẹp, song lại tỏ ra là loài "hữu dũng vô mưu" vì thường thất bại dưới tay những tráng sĩ. Đối với các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, Rồng lại là một hình tượng vô cùng linh thiêng và mang ý nghĩa cát tường. Nó là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ. Vì vậy, trước đây hình tượng Rồng được xem là biểu  trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử (Bệ Rồng, Mình Rồng), là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "Long, Ly, Quy, Phụng" và thường được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Với ý nghĩa quan trọng đến vậy nên việc tìm hiểu hình ảnh con rồng qua các thời kì lịch sử ở Việt Nam là rất cần thiết.

 Việt Nam vốn là nước nông nghiệp và cuộc sống của người dân gắn liền với vùng sông nước nên từ xa xưa họ đã tôn sùng cá sấu – loài vật đại diện cho sự trù phú và sức mạnh như một linh vật. Họ đã thần thánh hóa loài cá sấu thành "Giao Long" mà người Trung Hoa gọi tên sau này, đồng thời cũng tô điểm cho hình hài cá sấu nhiều chi tiết tưởng tượng phong phú và ý nghĩa hơn. Đây được xem là lý giải khá hợp lý cho sự xuất hiện của hình tượng Rồng ở nước ta.

 Theo dòng lịch sử dân tộc, hình tượng con Rồng biến đổi với nhiều sắc thái khác nhau dưới các triều đại.

 Loài Rồng đã tồn tại cùng tâm thức của người Việt trong suốt thời kì Văn Lang - Âu Lạc và được huyền sử hoá qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên với cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Dưới thời đại Hùng Vương, Rồng được hình dung qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng thời ấy. Hùng Vương đã dạy dân tục xăm hình Rồng ở ngực, bụng và hai đùi để không bị loài thuỷ quái xâm hại khi xuống nước. Điều này một lần nữa được khẳng định trong bài Văn tế các sấu của Nguyễn Thuyên dưới thời Trần Nhân Tông

  “Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa

  Dân quen chài lưới chẳng tay vừa

  Đời Hùng vẽ mình vua từng dạy

  Xuống nước giao long cũng phải chừa”

  Ngoài ra, hình tượng Rồng còn xuất hiện trong văn hoá Đông Sơn, Âu Lạc với những hình trang trí chữ S và tục thờ tứ pháp.

 Suốt cả thiên niên kỉ bị Trung Hoa đô hộ, trong hoàn cảnh chung của chính sách Hán hóa, hình ảnh con Rồng Việt Nam phát triển theo xu hướng gần giống với con Rồng của người Hán. Đến khi giành được độc lập, nhà Lý lên nắm quyền, đặt tên nước là Đại Việt (để sánh ngang với Đại Tống của Trung Hoa), hình ảnh "Rồng bay lên" (Thăng Long) được đem đặt cho đất Đế đô để tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc.

 Rồng thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn, nhẹ nhàng, thanh thoát. Rồng thường được trang trí ẩn hiện trong hình lá đề, cánh sen giỡn sóng, ở bệ tượng đức Phật Adiđà, Quan Âm... Thân Rồng tròn trặn, uống cong nhiều vòng uyển chuyển theo hình "Omega", mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi, có dáng dấp gần gũi với loài rắn. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn. Đầu Rồng ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi thoát ra mào Rồng có dạng ngọn lửa, vì thế được gọi là mào lửa. Trên trán Rồng có một hoa văn giống hình chữ "S", cổ tự của chữ "lôi", tượng trưng cho sấm sét, mây mưa. Nhìn tổng thể, Rồng thời Lý tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ thuần khiết, cách điệu sống động như một tuyên ngôn độc lập có giá trị đến ngày nay về mỹ thuật của Rồng Đại Việt.

 Rồng thời Lý

 Nhà Trần vốn khởi nghiệp ở vùng sông nước Thái Bình – vùng đất có nhiều “Giao long” nên các vua Trần thường xăm hình Rồng lên đùi mình để tránh bị thuỷ quái xâm hại và giữ truyền thống của cư dân ven biển. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), mới chấm dứt tục xăm rồng trên đùi của các vua.

 Cách thể hiện Rồng dưới thời Trần không chịu những quy định khắc khe như thời Lý. Đó là những con Rồng với những khúc lượn khá thoải mái cùng động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Dạng tự chữ "S" dần dần mất đi, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu Rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi Rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vảy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng.

 Từ nửa cuối thế kỷ XIV, con Rồng đã rời khỏi kiến trúc cung đình để có mặt trong các kiến trúc dân dã; không những chỉ có trên điêu khắc đá và gốm, mà còn xuất hiện trên điêu khắc gỗ ở chùa; không chỉ có ở các vị trí trang nghiêm của cung đình mà Rồng còn có mặt ở các bậc thềm của đình, chùa. Hình ảnh Rồng chầu mặt trời xuất hiện sớm nhất trong lòng tháp Phổ Minh (Nam Định), có niên đại khoảng 1305 -1310. Đôi rồng ở đây được bố trí trong một ô tròn, chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu ngoái lại chầu một vòng tròn nhỏ ở giữa. Thể hiện mặt trời dưới dạng một vòng tròn đơn giản.

 Rồng thời Lê (thế kỷ XV) thay đổi hẳn. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu Rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thường thấy ở các con Rồng đời sau. Cổ Rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con Rồng trước đó. Thân Rồng lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Như vậy, Rồng mang dạng thú xuất hiện cuối đời Trần đã thấy phổ biến ở đời Lê Sơ nhưng vẫn còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn. Rồng thời Lê Sơ tượng trưng cho quyền uy của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Cũng bắt đầu từ thời đại này đã xuất hiện quan niệm tứ linh (bốn con vật thiêng) tượng trưng cho uy quyền của vương triều. Trong đó, Rồng đứng đầu và ba vật thiêng kia là “Lân” (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), “Qui” (con rùa - tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và “Phụng” (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại).

 Đôi rồng đá ở Điện Kính Thiên thời Lê Thái Tổ

 Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa và đưa vào đời thường như hình Rồng mẹ có bầy Rồng con quây quần, Rồng đuổi bắt mồi, Rồng trong cảnh lứa đôi và trở nên vô cùng gần gũi với nhân dân qua loại hình “Múa tứ linh”.

 Hình tượng Rồng còn huyền bí về long mạch, thuyết phong thủy nơi đất phát đế vương mộ táng như: Chuyện mộ táng hàm Rồng, chúa Trịnh phát tích, sách Trung Hưng Thực Lục viết: "Ông già Tống Sơn giỏi phong thủy thấy Trịnh Liễu cầy ruộng lại siêng học hành, đức hạnh bèn giúp đặt mộ nơi huyệt khí quý xứ Nanh Lợn. Đêm ấy trời đất chuyển động, mưa gió nổi to... trên mộ có vầng sáng ánh trăng, xa trông có Rồng đen ấp lên trên. Tống Vương nói: "Rồng vàng là đế, Rồng đen là vương...". Quả nhiên, đến 4 đời sau thì nhà Trịnh phát vượng...".

 Con Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây hoặc ngậm chữ thọ, lưỡng long chầu nguyệt, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình Rồng không quá dài mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu Rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau với mắt lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Trên lưng Rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu Rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng Rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.

 Có thể nói, hình ảnh con Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của dân tộc đã nhanh chóng trở thành hình tượng biểu thị uy quyền của Nhà nước phong kiến. Theo quy định trước đây thì con Rồng chỉ dùng ở những nơi trang trọng nhất của cung vua, hay những công trình lớn mang tầm quốc gia. Vì vậy, đã có thời triều đình phong kiến cấm người dân chạm khắc hình Rồng trên nhà cửa hay đồ dùng gia đình. Nhưng sức sống của con Rồng còn dẻo dai hơn khi nó vượt ra khỏi kinh thành, đến với làng quê dân dã. Nó leo lên đình làng, ẩn mình trên các bình gốm, cột đình, cuộn tròn trong lòng bát đĩa hay trở thành người gác cổng chùa. Rồng còn có mặt trong những bức tranh hiện đại phương Đông, biểu hiện một mối giao hòa giữa nền văn hóa xa xưa bằng những ý tưởng mới mẻ kỳ lạ. Rồi con Rồng lại trở về với niềm vui dân dã trên chiếc bánh trung thu của mọi nhà, trong trò chơi trẻ con Rồng rắn lên mây, hình ảnh Rồng xuất hiện trong tranh dân gian Đông Hồ... Trên đất nước cũng có nhiều địa danh có tên gắn liền với Rồng như: Vịnh Hạ Long, cầu Hàm Rồng, Đồng bằng sông Cửu Long... 

 Trải qua các thời kì lịch sử, con Rồng Việt Nam đã có nhiều biến đổi quan trọng mang tính chất độc lập và có tính nghệ thuật cao. Ngày nay, hình tượng Rồng không còn mang tính chất thiêng liêng, tối thượng như trước nhưng nó vẫn được đưa vào trang trí các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật... Rồng vẫn là biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng và là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt.

                                                                        TRỊNH NGỌC TƯỜNG VY

 

TIN LIÊN QUAN
  • Bun Bang Phay (Thái Lan) - Một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
  • Phong tục đón năm mới của các nước trong tiểu vùng Sông MêKông
  • Dấu ấn Phật giáo trong phong tục tang ma của Thái Lan
  • Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại – Không gian thể nghiệm của con người hiện đại
  • Để tất cả mọi ngày đều là ngày Quốc tế thiếu nhi
  • Phòng Tổ chức Chính trị, công tác HSSV
Đang trực tuyến: 45 Tổng lượt truy cập: 8837023 Trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Trị Địa chỉ: KM3- Quôc Lộ 9 - TP Đông Hà - Quảng Trị Tel: 0233.3580793 Fax: 0233.3582210 TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ Top
  • Thông tin chung
  • Lãnh đạo nhà trường
  • Cơ sở vật chất
  • Đào tạo
  • Tin tức - Thông báo
  • Ngành
  • Văn bản pháp quy
  • Tuyển sinh
  • Kế hoạch đào tạo
  • Chương trình đào tạo
  • Kết quả đào tạo
  • Thực tập
  • Biểu mẫu
  • Nghiên cứu
  • Hội đồng Khoa học - Đào tạo
  • Đề tài Nghiên cứu
  • Thông tin Khoa học
  • Hội thảo - Hội nghị
  • Hoạt động hợp tác đối ngoại
  • Dành cho cán bộ
  • Văn bản pháp quy
  • E-Learning
  • Thư điện tử
  • Trang sinh viên
  • Hình ảnh
  • Tài nguyên
  • Phụ trách nội dung: Ban biên tập
  • Phát triển và quản lý: Nhóm tác giả
  • Giấy phép số 226/GP-BC, ngày 16/5/2008 của Cục Báo chí
  • Website: www.qtttc.edu.vn
  • Email liên hệ: van_thu@qtttc.edu.vn
  • Email kỹ thuật: adminweb@qtttc.edu.vn
  • Webmaster: admin@qtttc.edu.vn
script type="text/javascript"> $(function () { $("#ScrollTop").click(function () { $('html, body').animate({ scrollTop: $("#tophead").offset().top }, 1000); }); if (document.body.offsetWidth

Từ khóa » Hình ảnh Con Rồng Trong Dân Gian Của Người Việt Nam được Xây Dựng Bằng Phương Pháp